Ba điều cha mẹ phải làm cho con trước 13 tuổi
85-90% tính cách của trẻ là hình thành trong giai đoạn 7-12 tuổi. Nếu cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội, trẻ chắc chắn có tương lai tươi sáng khi trưởng thành.
Các giáo sư của Đại học Harvard đã có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.
Bảo vệ sự tò mò của trẻ
Con người ai cũng có tính tò mò, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ, độ hiếu kỳ càng cao. Khi khám phá thế giới xung quanh, trẻ không ngừng đặt ra câu hỏi. Thậm chí, có những thứ tưởng chừng vô dụng với người lớn lại là điều kỳ diệu trong mắt trẻ thơ.
Trẻ học được nhiều hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò. Ảnh: Healthline.
Sự tò mò là động lực mạnh mẽ thôi thúc trẻ quan sát, suy nghĩ nhiều lần để tìm câu giải đáp, qua đó bồi đắp kiến thức cho chính mình. Sự tò mò thúc đẩy tư duy sáng tạo. Thay vì vô tình đàn áp sự sáng tạo ấy, cha mẹ cần cố gắng học cách bảo vệ sự tò mò của con trẻ.
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan từ Đại học George Mason, những người có sự tò mò, quan tâm đến thế giới xung quanh có xu hướng thích nghi với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó giảm cơ xung đột trong các mối quan hệ.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron, Mỹ cho thấy trẻ dễ dàng học được nhiều chủ đề hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà nghệ sĩ, nhà vật lý học… có thành tích nổi bật thì ngoài việc học hành chăm chỉ, điều quan trọng là giỏi quan sát, giỏi suy nghĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, nhiều bậc cha mẹ hủy hoại của con cái. Không những không kiên nhẫn khi con đặt câu hỏi, cha mẹ thậm chí nổi nóng, la hét, cho rằng những thứ con quan tâm là nhảm nhí, quan trọng nhất là việc học. Điều này sẽ từ từ hủy hoại sự tò mò của trẻ.
Kích thích tiềm năng học tập của trẻ
Video đang HOT
Học tập là một quá trình bền bỉ và lâu dài. Muốn khuyến khích tiềm năng học hỏi của trẻ, có hai điều cha mẹ cần phải làm. Thứ nhất, cha mẹ nên nêu gương học tập tích cực cho con. Đừng quên, cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ. Trong quá trình tiếp xúc và quan sát, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước theo những hành vi của cha mẹ.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách để kích thích niềm yêu thích nơi con. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ học, cha mẹ nên dành thời gian ngồi đọc sách, điều này có thể mang lại tác động tốt hơn rất nhiều so với việc cha mẹ nằm ôm smartphone.
Thứ hai, thay vì lấy mục tiêu “tương lai tươi sáng” treo lên đầu trẻ như một cái đích để phấn đấu (mà thường trẻ chẳng nhiều hứng thú với điều đó), cần nhớ rằng sự tò mò là động lực chính trong việc học của trẻ. Thế nên, muốn trẻ học, hãy kích thích trí tò mò của chúng với môn học, cho chúng sự yêu thích, quan tâm với việc học, chỉ như vậy trẻ mới đạt kết quả tốt nhất trong quá trình học tập.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách. Ảnh: Healthline.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ
Giá trị của việc đọc sách là giúp trẻ hình thành nhân cách, có thêm vốn hiểu biết. Nhà văn, nhà triết học Francis Bacon người Anh từng đúc kết: “Đọc lịch sử giúp con người thông tuệ, đọc thơ giúp tâm hồn phong phú, triết học giúp con người ta sâu sắc, tính toán giúp họ tinh thông, học đạo đức giúp con người cao thượng”.
Không phải tự nhiên mà Phần Lan được gọi là “đất nước của việc đọc”. Các em bé tiếp xúc với việc đọc ngay từ khi “0″ tuổi. Hầu hết mọi gia đình đều có góc đọc sách. Ngoài cộng đồng luôn có các thư viện phục vụ người đọc, mật độ dày đặc. Bạn luôn có thể thấy các bậc cha mẹ Phần Lan khi đẩy xe đẩy, hoặc bế trẻ em và có cuốn sách trên tay. Dường như không có trẻ nào ở Phần Lan không thích đọc sách, đó chính là lợi ích của không khí đọc sách trong cộng đồng.
Thùy Linh
6 câu bố mẹ không nên nói với con gái, tránh sau này con lớn lên nhút nhát và thua kém bạn bè
Theo các chuyên gia tâm lý, 6 câu nói sau có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các cô con gái.
1. "Đây không phải việc con có thể làm"
Nhiều cha mẹ thường có thói quen phân rõ ranh giới giữa con gái và con trai. Chẳng hạn như con trai thì phù hợp với các công việc năng động, mạnh mẽ như cảnh sát, kỹ sư,... Trong khi đó con gái chỉ nên trở thành giáo viên hoặc làm các công việc văn phòng nhẹ nhàng. Khi còn bày tỏ về công việc yêu thích, bố mẹ lập tức ngăn cản: "Đó không phải việc phù hợp" hay "Đây không phải việc con có thể làm", "Con gái ai lại đi làm mấy công việc đó",...
Tư tưởng này của bố mẹ vô tình kìm hãm ước mơ, sở thích của con. Đồng thời khiến con bị gò bó, giới hạn năng lực của bản thân. Thay vì truyền cho con tư tưởng bất bình đẳng giới như vậy, bố mẹ hãy cho con biết: Phụ nữ có thể làm bất cứ công việc gì, thông qua giáo dục, phụ nữ có thể làm tốt như nam giới.
Thực tế, trên thế giới có rất nhiều nhà lãnh đạo, chính trị gia nổi tiếng là phụ nữ. Chẳng hạn như nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ Triệu Tiểu Lan,...
2. "Dạo này con béo lên đấy!"
"Dạo này con béo lên đấy!", "Con có vẻ đen hơn trước",... đều là những câu không nên nói với bé gái. Bố mẹ thông minh hãy cho con những lời khuyên xuất phát từ lợi ích sức khỏe, thay vì bắt ép con đi theo hình mẫu những cô gái "da trắng, mình dây".
Cái đẹp không có chuẩn mực chung và các cô gái không cần thiết phải sở hữu vẻ bề ngoài như người mẫu. Nếu thường xuyên bị chê bai ngoại hình và áp đặt giảm cân để có được thân hình chuẩn, con gái có thể tự ti, trầm cảm, thậm chí nhịn ăn để giữ vóc dáng.
Thay vì bắt con ăn ít đi, bố mẹ nên lựa lời khuyến khích con ăn những món yêu thích kết hợp hướng dẫn về những thực phẩm lành mạnh và thực phẩm có hại cho sức khỏe.
3. "Nhìn con ăn mặc giống hệt con trai"
Nhiều phụ huynh thường có thói quen cho con trai mặc các gam màu xanh, đen,... còn con gái thì chỉ nên mặc các màu dịu dàng như hồng và trang phục cũng chỉ loanh quanh những mẫu đầm công chúa. Ngoài ra không ít cha mẹ còn bắt con gái nuôi tóc thật dài và không được cắt, dù các bé cảm thấy nóng nực, vướng víu. Bởi họ cho rằng, con gái phải như vậy mới nữ tính và được nhiều người yêu thích.
Khi con ăn mặc phá cách một chút, bố mẹ sẽ nghiêm giọng mắng: "Nhìn con kìa! Ăn mặc giống hệt con trai vậy". Câu nói này vô tình khiến con bị giam lỏng trong một khuôn mẫu được định sẵn. Nó cũng khiến con không còn tính sáng tạo và luôn làm mọi việc rập khuôn theo những gì định sẵn.
Thay vì ép buộc con gái phải ăn mặc nữ tính hay hành động dịu dàng, bố mẹ hãy để con được làm những điều yêu thích, mặc những bộ đồ thấy thoải mái, năng động và tự tin là chính mình. Nên nhớ, lựa chọn về ngoại hình không làm ảnh hưởng đến trí tuệ hay đạo đức của con gái.
4. "Con gái thì biết gì mà lên tiếng?"
Khi gia đình có vấn đề quan trọng cần bàn bạc, bố mẹ thường lắng nghe những lời góp ý của con trai. Còn khi con gái lên tiếng, nhiều bố mẹ thẳng thừng nạt: "Con gái biết gì mà lên tiếng. Tốt nhất là con nên giữ im lặng". Nếu lớn lên trong môi trường chỉ trọng tiếng nói của nam giới, các cô con gái có thể trở nên nhút nhát, tự ti, dễ bị khuất phục bởi đàn ông hoặc những người mạnh mẽ hơn.
Nếu không muốn con mình như vậy, bố mẹ hãy khuyến khích con trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình, miễn là cư xử đúng mực. Rèn luyện thói quen trình bày ý kiến cá nhân cũng sẽ giúp các bé gái tăng khả năng thuyết phục, kỹ năng nói trước công chúng, rất hữu ích trong tương lai.
5. "Để bố mẹ làm luôn cho"
Trong mắt bố mẹ, con gái luôn là các cô công chúa, là "bình rượu mơ quý" phải chiều chuộng, nâng niu cẩn thận. Vậy nên bố mẹ sẵn sàng làm thay con gái mọi việc từ việc từ nấu nướng, rửa bát, giặt giũ đến quét dọn, lau nhà.
Yêu thương con cái là điều hết sức bình thường nhưng bố mẹ cũng cần phải dạy con bản lĩnh tự lập. Nếu được chiều chuộng quá, con sẽ đâm ra dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Cuộc sống khi trưởng thành cũng vì vậy mà gặp nhiều khó khăn.
6. "Con còn quá nhỏ để làm việc này"
Các bé gái có khả năng lên kế hoạch nghiêm túc hơn bé trai. Nếu các bé trai thường mơ ước làm phi hành gia, siêu anh hùng,... thì các bé gái thường ước muốn thực tế hơn, đó là trở thành giáo viên, y tá hay diễn viên,... Điều này không có nghĩa các bé gái thiếu trí tưởng tượng hay tham vọng mà ngược lại con gái thường suy nghĩ đến những giá trị vững bền và truyền thống hơn so với con trai.
Do đó bố mẹ không nên đánh giá thấp tiềm năng của các bé gái. Thay vì nói "Con còn quá nhỏ để làm việc này", hãy dặn con đừng quá vội vàng. Cách tốt nhất là hỗ trợ và ủng hộ quyết tâm của con. Bố mẹ có thể động viên con như sau: " Con có thể làm được bất cứ điều gì nếu làm việc chăm chỉ và luôn nỗ lực, cố gắng hết mình".
Thanh Hương
Chuyên gia giáo dục khuyên: Kiên trì tuân thủ 4 quy tắc khi nuôi dạy con trai trước 12 tuổi, trẻ lớn lên độc lập Nuôi dạy con cái lên người là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn và phát triển toàn diện không phải là việc đơn giản. Các bậc phụ huynh cần có những phương pháp dạy con phù hợp, mỗi đứa trẻ mỗi giới tính, mỗi độ tuổi đều có sự khác nhau. Đứa trẻ...