Ba điều cần nhớ khi nấu ăn để phòng tránh COVID-19
Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch COVID-19, người dân cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm trước và trong khi chế biến thức ăn.
Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, tính đến 15 g ngày 30-7 có 459 người mắc, 0 tử vong. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị dịch bệnh này.
Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành khuyến cáo người dân khi đi chợ, nấu ăn cần lưu ý các nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn sức khỏe mùa dịch bệnh.
Rửa tay thường xuyên khi sau khi đi chợ, nấu ăn
Theo WHO, người tiêu dùng cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn, ngay sau khi đụng chạm vào động vật hoặc sản phẩm từ động vật.
Luôn rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, và trước khi ăn cơm.
Rửa tay thường xuyên khi chuyển từ chế biến thực phẩm sống sang thực phẩm chín.
Tránh lấy tay sờ vào mắt, mũi, miệng.
Tránh tiếp xúc với thực phẩm ôi thiu, động vật bị ốm hoặc chết, động vật đi hoang, hoặc dịch và chất thải của chợ.
Video đang HOT
Chế biến thực phẩm tại nhà
Dùng dao thớt riêng khi chế biến để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống và đồ ăn chín.
Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm. Ảnh: Internet
Luôn ăn chín, uống sôi. Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là các loại thịt, trứng gia cầm để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh như virus, vi khuẩn…
Không nên sử dụng thịt từ động vật bị ốm hoặc đã chết, không mua động vật hoang dã hoặc sản phẩm từ động vật hoang dã.
Trong các vùng dịch bệnh, các sản phẩm từ thịt vẫn có thể sử dụng an toàn nếu được nấu chín và chế biến đúng cách.
Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống.
Vệ sinh sạch sẽ bàn bếp, nơi để thực phẩm bằng xà phòng và nước sạch.
Bán hàng phải đeo khẩu trang, găng tay
Nếu làm việc tại chợ buôn bán thực phẩm tươi sống, người dân cần tiệt trùng dụng cục làm việc và khu vực làm việc ít nhất một lần trong một ngày.
Mặc trang phụ bảo hộ bao gồm quần áo bảo hộ, găng tay và mặt nạ khi xử lý động vật và các sản phẩm của động vật.
Cởi bỏ trang phục bảo hộ sau khi làm việc, cần giặt hàng ngày và để trang phục bảo hộ ở nơi làm việc. Tránh để các thành viên trong gia đình phơi nhiễm với quần áo và ủng bẩn.
5 sai lầm cơ bản khi nấu ăn cần bỏ ngay
Những sai lầm cơ bản trong nấu ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm cho tất cả các thành viên trong gia đình.
1. Để dầu ăn bốc khói
Không ít người cho rằng, để dầu càng nóng càng tốt như vậy khi chiên, xào thức ăn mới thơm ngon và không dính chảo. Tuy nhiên, nếu để dầu đến mức bốc khói mới cho thực phẩm vào nấu thì các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy, quá trình carbon hóa dầu ăn diễn ra, sản sinh ra peroxit cũng như các chất có thể gây ung thư khác.
2. Sử dụng cùng một loại dầu ăn cho tất cả các món
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau như dầu hướng dương, dầu olive, dầu lạc... Tùy vào từng món ăn mà chúng ta sẽ sử dụng một loại dầu riêng. Chẳng hạn như trong các món salad, chị em nên dùng dầu olive bởi loại này có nhiều chất dinh dưỡng quý giá, nếu dùng nó để đun nấu ở nhiệt độ cao các dưỡng chất sẽ bị phá hủy.
Khi nấu ở nhiệt độ cao, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn những loại dầu chịu được nhiệt độ chằng hạn như dầu bơ, dầu hoa rum...
3. Sử dụng quá nhiều dầu ăn
Sử dụng quá nhiều dầu ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ làm tăng lipid máu, nguy cơ bị béo phì, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ. Một người trường thành không nên dùng quá 25 gram dầu ăn/ngày.
4. Hâm nóng thức ăn nhiều lần
Nhiều người có thói quen nấu nhiều thực phẩm. Khi không ăn hết sẽ cất đi và bữa sau đem ra hâm nóng để ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích việc làm này.
Đồ ăn càng hâm nóng nhiều lần càng bị biến chất. Carbohydrates trong thức ăn sẽ kết hợp với chất béo tạo thành hợp chất gây ung thư.
Đặc biệt, việc chiên rán nhiều lần khiến một số thành phần dinh dưỡng biến thành chất độc, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, thực phẩm để lâu cũng bị suy giảm lượng dinh dưỡng. Do đó, chúng ta chỉ nên nấu một lượng thức ăn vừa đủ cho các bữa và nên ăn ngay sau khi nấu.
5. Để thịt cháy xém
Dù là nấu, nướng hay chiên thì món thịt quá chín đều có thể gây hại cho sức khỏe. Thịt quá nấu quá chín có thể sinh ra một số chất kích thích viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đặc biệt, món thịt cháy cạnh (chiên trên chảo hay nướng) để tiềm ẩn nguy cơ nhiễm heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) có thể gây hại cho DNA của con người.
Một số nghiên cứu cho thấy, khi được chuyển hóa các hợp chất này sẽ kích hoạt các enzyme liên quan đến bệnh ung thư. Tuy số lượng nghiên cứu vẫn còn hoạn chế nhưng các chuyên gia đều khuyến cáo mọi người không nên ăn thực phẩm nấu trực tiếp trên lửa hoặc thịt đã bị cháy.
Mì chính và khả năng hỗ trợ tiêu hóa Tuy được sử dụng phổ biến trong nấu ăn hằng ngày để tăng vị ngon cho món ăn, mì chính còn có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm. Dưới góc độ khoa học, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng đã có những giải đáp xoay quanh thông tin thú vị này. Mì chính được sản xuất như thế nào thưa...