Bà Diệp Thảo ra ‘chỉ thị’ đầu tiên khi quay về Trung Nguyên
Cùng với ‘chỉ thị’ đầu tiên sau khi quay về Trung Nguyên, bà Diệp Thảo còn nhắc đến một người phụ nữ đặc biệt đứng sau ‘cuộc chiến’ pháp lý giữa vợ chồng bà.
Cương quyết trở về là bà chủ Trung Nguyên
Ngày 4/10, trong thông cáo báo chí được phát đi, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức thông tin về những diễn biến mới xung quanh việc thi hành bản án vụ tranh chấp xảy ra tại tập đoàn Trung Nguyên.
Đơn yêu cầu thi hành án của bà Diệp Thảo gửi Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM
Bà Diệp Thảo cho biết, ngay sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, bà trở về Trung Nguyên với vai trò Phó tổng giám đốc thường trực một cách hợp pháp. Nhưng mỗi khi bước vào trụ sở tập đoàn, bà luôn bị một lực lượng manh động, ngăn cản thô bạo không cho bà vào, ngay cả khi đi cùng trưởng Công an phường.
Do đó, ngày 29/9 bà Thảo gửi đơn đến Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM yêu cầu tổ chức thi hành bản án phúc thẩm đã tuyên.
Ngày 1/10, với tư cách là Phó tổng giám đốc thường trực, bà Diệp Thảo ra chỉ thị đầu tiên cho các cấp quản lý, sau thời gian dài ‘im tiếng’ vì bị vô hiệu tại tập đoàn này. Các chỉ thị bao gồm: tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, kiểm tra rà soát, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; kiểm toán để xác định tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh.
Bà Diệp Thảo quyết quay lại tập đoàn Trung Nguyên với vai trò bà chủ
Cũng trong ngày 1/10, bà Diệp Thảo ủy quyền cho đại diện pháp lý đến tập đoàn Trung Nguyên để yêu cầu phối hợp thực hiện các nội dung, chuẩn bị công tác bàn giao công việc. Những nội dung là: Tập đoàn Trung Nguyên phải bố trí 1 phòng làm việc cho bà với tư cách là Phó tổng giám đốc thường trực, gồm đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và bảo mật.
Bố trí 1 số người trợ lý giúp việc cho bà; khôi phục toàn bộ quyền hạn cho bà với tư cách Phó tổng giám đốc thường trực; thông báo đến toàn bộ công nhân viên, các chi nhánh, đơn vị trực thuộc biết để phối hợp, hợp tác giải quyết công việc với bà; đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất bình thường, hiệu quả…
Nhưng theo bà Thảo, 2 tuần kể từ khi bản án có hiệu lực, tập đoàn Trung Nguyên vẫn không thực hiện các yêu cầu trên. Trong thông cáo mới, bà Diệp Thảo có ít nhất 2 lần nhắc đến việc, ngoài tư cách là Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên HĐQT, bà còn là bà chủ của tập đoàn Trung Nguyên, chỉ sau ông Đặng Lê Nguyên Vũ – người chồng đang được pháp luật công nhận, có với bà 4 người con.
Chỉ thị của bà Thảo còn nhắm đến việc “răn đe” những cá nhân không chấp hành bản án, có hành vi ngăn cản, chống đối bà quay lại Trung Nguyên. Bà đang tiến hành xác lập hành vi chống đối để yêu cầu xử lý hình sự đối với những người này.
Video đang HOT
“Không một ai từ phía tập đoàn Trung Nguyên có quyền bãi nhiệm tôi lần nữa sau khi bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM được tuyên”, vợ của ông chủ Trung Nguyên tuyên bố.
Tố cáo người trong Trung Nguyên vu khống, công kích cá nhân
Trong bản thông cáo báo chí khá dài, bà Diệp Thảo còn vạch ra những góc khuất trong vụ tranh chấp xảy ra tại Trung Nguyên đang được dư luận chú ý.
Nếu trước đây, bà Thảo chỉ đề cập với báo chí về vấn đề không bình thường của chồng, tức ông Đặng Lê Nguyên Vũ, thì lần này trong đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Cục thi hành án Dân sự TP.HCM, bà còn nói rõ hơn về vấn đề này.
Trước đây trao đổi với báo chí bà Diệp Thảo có vài lần nhắc về “bệnh tình” của chồng, tức ông Vũ; nhưng nay bà còn nói rõ với cơ quan Nhà nước
Bà đề cập: “Từ cuối năm 2014, ông Vũ tham gia khóa “thiền”, nhịn ăn 49 ngày tại vùng núi M’Drak, tỉnh Đắk Lắk… Sau đó, ông Vũ có những biểu hiện rất kỳ dị như bị ma nhập hay mắc bệnh gì đó mà không thể kiểm soát được hành vi của mình, thay đổi chu kỳ sinh học của con người (như giờ giấc, cách ăn mặc, đồng phục, màu sắc…).
Ông bị hoang tưởng, cho rằng mình là “thượng đế” và bắt mọi người phải quy phục…Ông còn đối xử tệ với bản thân tôi, cũng như với gia đình, làm cho cuộc sống gia đình đảo lộn hoàn toàn và vô cùng dị thường…Ông theo đuổi những suy nghĩ, tư tưởng, hành vi không phải của một người tỉnh táo”.
Bà Diệp Thảo đặt nghi vấn về việc có âm mưu cách ly bà và chồng.
Bà Diệp Thảo quay về Trung Nguyên nhưng bi sự ngăn cản dù có mặt đại diện công an phường
Một nhân vật phụ nữ đặc biệt mà bà Diệp Thảo nhắc đến trong lần lên tiếng chính thức này là luật sư Trương Thị Hòa – người đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Bà Diệp Thảo phản bác rằng không có chuyện bà Hòa đã tư vấn, hỗ trợ nhiều thủ tục cho ông Vũ từ khi ông mới bước chân vào con đường kinh doanh như báo chí thông tin. Bà Diệp Thảo đang tiến hành yêu cầu một cuộc làm việc riêng với bà Hòa. Mục đích là để phản hồi những thông tin tiêu cực về bà Thảo có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp từ những phát ngôn của nữ luật sư này.
Thùy Linh
Theo VNN
Bà Diệp Thảo: Vợ chồng chia cổ phần như chuyển túi phải qua túi trái
Sau khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiên và phát ngôn trên truyền thông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng phản bác trên trang cá nhân về những vấn đề mà chồng bà nhắc đến.
Sự xuất hiện của ông Vũ và cuộc nói chuyện kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với các nhà báo, khẳng định mình vẫn ổn cả về thể chất lẫn tinh thần, đang tạo sóng trong dư luận. Sau vài ngày im lặng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chia sẻ trên trang cá nhân về câu chuyên "giả chữ ký", "cướp con dấu" hay quá trình thành lập và chia cổ phần Công ty Trung Nguyên Singapore mà ông Vũ đề cập.
&'Cướp con dấu', &'giả chữ ký': Nên bình tĩnh đợi tòa
Mở đầu bài chia sẻ, bà Thảo cho biết những lời nỉ non "xin Chủ tịch tôn kính hãy cứu những người anh chị em đang lâm nguy" đã có tác dụng với anh. Anh xuất hiện để "cứu" họ sau 5 năm trời ẩn tích, trong khi bỏ mặc lời cầu khẩn của vợ và các con.
"Mọi người hỏi tôi nghĩ sao khi thấy anh xuất hiện. Tôi chỉ biết nói rằng cảm xúc của tôi quá hỗn độn. Tôi mừng vì sức khỏe thể chất của anh hình như đang dần tốt. Nhưng tôi lại càng thương anh hơn", bà Thảo nói.
Bà Thảo cho rằng ông Vũ xuất hiện trở lại là để cứu những người anh em đang rút ruột Trung Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà.
Bà Thảo nói sự xuất hiện của ông Vũ như nhát dao mà những người anh chị em ấy dùng để đâm lại chính chủ tịch của mình, khi họ thấy hiểm nguy. Họ cho mọi người thấy ông Vũ bình thường nghĩa là mọi hoạt động rút ruột, biển thủ, hay những bàn bạc chính trị bất minh sẽ được gắn trách nhiệm vào ông. Đồng nghĩa với việc những lời kêu cứu của bà sẽ trở thành trò cười.
"Vì thế, điều tra không còn là việc của tôi. Trên trang Facebook này, tôi chỉ muốn viết những điều tốt lành và hữu ích cho những người yêu mến Trung Nguyên và gia đình chúng tôi", vợ "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ viết.
Theo đó bà Thảo tuyên bố trên trang cá nhân bây giờ chỉ chia sẻ những câu chuyện kinh doanh, những bài học xương máu, những khổ sở đớn đau của những doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp và từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường.
"Trước tiên, tôi sẽ bắt đầu từ cái gọi là 'giả chữ ký' và 'cướp con dấu' của Trung Nguyên - những động từ được lựa chọn rất khéo để tung ra, nhằm miêu tả tôi như một người gian lận và ăn cướp. Tôi không sợ những lời bôi nhọ đó. Luật sư của tôi đang gửi thông cáo tới các cơ quan báo chí, bình tĩnh đợi phiên tòa chứ đừng dùng ngôn từ của họ để bị dẫn dắt lại. Tôi là đồng sáng lập và đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên. Chẳng có lý do gì để tôi gian lận và ăn cướp tài sản của chính mình", bà Thảo khẳng định trên trang cá nhân.
Chia cổ phần cho vợ chồng như chuyển tiền từ túi phải sang túi trái
Ngay sau bài viết chia sẻ về sự xuất hiện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trên truyền thông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục có bài viết trên fanpage, để nói về Công ty Trung Nguyên Singapore (doanh nghiệp liên quan đến vụ kiện giữa vợ chồng bà).
Vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ giới thiệu quán cà phê Trung Nguyên của Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa nhất tại sân bay Changi. Đồng thời Singapore chính là nơi đánh dấu sự bùng nổ của Trung Nguyên trên thị trường quốc tế.
Bà Thảo kể năm 2008, bà cùng 3 con sang Singapore, ông Vũ ở lại với mối đam mê riêng của mình.
Tại Singapore, bà một mình vừa lo tìm trường nhập học cho các con, vừa chuẩn bị "tái khởi nghiệp" nơi xứ người. Sau khi ổn định cuộc sống cho các con, vài tháng sau, bà và các cộng sự thành lập văn phòng tại Henderson Park, mở quán cà phê đầu tiên tại Terminal 1 ở sân bay Changi.
Bà Thảo chia sẻ hình ảnh gia đình trong giai đoạn hạnh phúc.
Bà cho rằng mô hình này bà cũng đã mang theo về Việt Nam để sửa lại hệ thống quán sau 10 năm phát triển, đồng thời tái định vị cho Trung Nguyên. Khi ấy, với 50.000 đôla Sing làm vốn khởi điểm, bà đăng ký thành lập công ty Trung Nguyên Singapore (TNS), một mình đứng tên và chịu trách nhiệm
Năm 2009, bà khai trương quán tiếp theo tại Liang Court. Hay tin, ông Vũ bay sang dự. Đó là ngày duy nhất ông sang Singapore kể từ khi công ty mở văn phòng tại đây. Cho tới tận lúc này, ông chưa bao giờ gặp gỡ và làm việc với nhân viên của tôi tại Singapore hay quốc tế.
Sau khi hàn gắn, bà đưa các con trở về, cùng chồng tiếp tục quản lý Tập đoàn Trung Nguyên (TNG).
"Năm 2010, tôi mang bầu đứa út. Anh thương tôi vất vả, đề nghị tôi nhập chung TNS vào TNG để thuận tiện quản lý. Không chút do dự, tôi chuyển hết cổ phần tại TNS sang TNG. Ưu tiên lớn nhất của tôi lúc này là gia đình", bà Thảo kể chi tiết.
Việc kinh doanh quốc tế khi đó rất thuận lợi, vốn điều lệ và cổ phần của TNS tăng lên nhanh chóng, từ 50.000 lên 7.528.000 đôla Singapore. Việc chuyển nhượng các công ty con vào công ty mẹ, mà tất cả đều là công ty gia đình, tương đối suôn sẻ, mặc dù chúng tôi gặp phải không ít vướng mắc do cách quản lý kiểu gia đình.
Tuy nhiên, khi gia đình thuận hòa, những việc khó như quản lý tài chính, mua bán chuyển nhượng lại rất đơn giản. Vợ chồng bà cùng sáng lập công ty, nhưng khi cổ phần hóa thì cần tối thiểu 3 thành viên nên đã thống nhất đưa ba má ông Vũ vào làm cổ đông. Con số thì "ghi đại", chồng 60%, vợ 30%, ba má chồng chung nhau 10%.
"Với chúng tôi khi ấy, việc chuyển tiền hay cổ phần cho nhau giống như việc mình tự chuyển tiền của chính mình, từ túi phải qua túi trái vậy. Tôi chưa bao giờ tính toán với anh bất cứ điều gì", vợ "vua" cà phê kể.
Trong bài chia sẻ của mình, bà Thảo nói từ nay bà chỉ chia sẻ về những câu chuyện kinh doanh, những bài học xương máu, khổ sở đớn đau của những doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp. Vợ người sáng lập Trung Nguyên cũng không ngần ngại chia sẻ hình ảnh hạnh phục bên các con của mình.
Theo Bình Nguyên (Zing)
Hơn 10 ngày chưa về được Trung Nguyên, bà Diệp Thảo yêu cầu cưỡng chế Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã gửi đơn yêu cầu Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM tổ chức thi hành án và sẵn sàng đề nghị hình sự hoá các hành vi cản trở bà về lại Trung Nguyên. Trong đơn, bà cho biết hơn 10 ngày tính từ thời điểm TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, khôi phục...