Ba điểm cộng cho Quốc hội
Diễn ra vào thời điểm “hậu” Hội nghị Trung ương 6, kỳ họp Quốc hội khai mạc sáng nay hứa hẹn sẽ cực nóng, với 3 đổi mới…
Kỳ họp thứ tư của Quốc hội diễn ra giữa bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội được nhìn nhận là rất khó khăn. Khi mà tại hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, cử tri đều “sôi sục” với câu chuyện chống tham nhũng, chống lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Rất mừng bởi ngay trước thềm phiên khai mạc, một số cơ quan Quốc hội đã tổ chức “điều trần” về nhiều vấn đề nóng bỏng, như sự cố ở Thủy điện Sông Tranh, tai nạn, ùn tắc giao thông…
Nghị trình sẽ bắt đầu từ hôm nay. Phải đợi cho tới từng phiên họp mới có thể biết mong mỏi của cử tri có được thỏa mãn hay không, nhưng sẽ có nhiều cải tiến mới mẻ được áp dụng ngay.
Quốc hội không phải nghe xong rồi để đấy… Ảnh: Lê Anh Dũng
Thứ nhất, lần đầu tiên, Chính phủ sẽ phải báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ tại các kỳ họp thứ 2, thứ 3 vừa qua.
Nói như Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc, kể cả khi nghe báo cáo việc thực hiện lời hứa hoặc nghe các báo cáo mới của bộ trưởng thì đương nhiên Quốc hội cũng sẽ chọn lọc xem vấn đề nào để thảo luận sâu hơn, ví dụ về ùn tắc giao thông, về tài chính…
Và đương nhiên, Quốc hội không phải nghe xong rồi để đấy. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu suôn sẻ, quy trình này sẽ được tiến hành vào năm tới. Cử tri có quyền kỳ vọng đây sẽ là một chế tài hữu hiệu. Để cho vị bộ trưởng nào hứa hẹn trước Quốc hội song không “giữ lời” ắt lúc lấy phiếu tín nhiệm sẽ không thể cao. Hai lần liên tiếp lấy phiếu mà tín nhiệm đều dưới ngưỡng thì sẽ chuyển sang bỏ phiếu.
Ngay tại kỳ họp lần này, quy trình nói trên chưa được áp dụng. Song việc yêu cầu bộ trưởng báo cáo kết quả thực hiện lời hứa sẽ chính là thông tin, dữ liệu cần thiết để năm tới các đại biểu có thể đánh giá tín nhiệm chính những vị trưởng ngành đó. Đồng thời cũng là phép thử hữu hiệu cho các vị khác.
Video đang HOT
Điểm mới thứ hai, đó là tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ công khai kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng thay vì “âm thầm” gửi báo cáo riêng tới từng đại biểu như lâu nay.
Mọi cam kết trước dân về quyết tâm chống lại “quốc nạn” sẽ chẳng có bao nhiêu giá trị nếu mọi thông tin đều nằm trong bóng tối. Công khai, minh bạch là yếu tố hàng đầu giúp cho công cuộc giám sát chống tham nhũng được hiệu quả. Và sẽ hiệu quả hơn nữa nếu các đại biểu Quốc hội thẳng thắn mổ xẻ những điểm bất cập, đòi hỏi ở Chính phủ cam kết trách nhiệm rõ ràng hơn.
Cũng thêm một điểm “cộng” cuối cùng cho kỳ họp lần này. Đó là việc tăng gấp rưỡi thời lượng các phiên họp được truyền hình trực tiếp, giúp người dân dễ dàng biết được các nghị sĩ nói gì về luật Đất đai, về phòng chống tham nhũng, về sửa đổi Hiến pháp…
Chương trình nghị sự lần này tương đối “nặng ký” khi cùng lúc thảo luận về những vấn đề quan trọng – đất đai, tham nhũng, bỏ phiếu tín nhiệm và đặc biệt là sửa đổi Hiến pháp. Quyết sách đưa ra cho những vấn đề trên sẽ có hiệu lực cho cả giai đoạn phát triển về sau của đất nước.
Rõ ràng, dư địa cho đổi mới hoạt động Quốc hội vẫn còn nhiều và phải làm từng bước. Nhưng để cho những bước tiến trên không trở thành hình thức thì cốt yếu là nghị trường phải nói được tiếng dân. Người dân trông đợi những bước tiến dân chủ và không khí thẳng thắn, cởi mở tại các kỳ họp Quốc hội những năm gần đây sẽ tiếp tục được kế thừa, phát huy đúng lúc.
Theo 24h
Chưa thống nhất tần suất lấy phiếu tín nhiệm
Vẫn chưa có quan điểm đồng nhất trong TVQH về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm hay chỉ nên hai năm một lần đối với những người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vừa được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình tại phiên họp của Ủy ban TVQH sáng nay 14.9.
Theo ông Phan Trung Lý, với những đối tượng dự kiến đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, căn cứ vào yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết T.Ư 4, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án đề xuất 2 phương án:
Phương án 1 là người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những người giữ các chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với tổng số lượng 49 người.
Ở phạm vi HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, số lượng lấy phiếu tối đa 20 người đối với HĐND cấp tỉnh, 12 người đối với HĐND cấp huyện và 7 người đối với HĐND cấp xã.
Ông Lý nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm các đối tượng trên sẽ bảo đảm tính khả thi, không dàn trải, tránh hình thức. Hạn chế của phương án là chưa bao quát hết những người giữ các chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Phương án 2 được nêu trong Đề án là người được lấy phiếu tín nhiệm gồm toàn bộ những người giữ các chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, với tổng số lên tới 430 người.
Tương tự, việc lấy phiếu đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu ở HĐND cấp tỉnh là khoảng 50 - 65 người, ở HĐND cấp huyện khoảng 20 - 30 người, ở HĐND cấp xã là khoảng 5 - 7 người.
Ông Lý cho hay ưu điểm của phương án này là thể hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của QH, HĐND, với tư cách là các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, thay mặt cử tri xem xét, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với tất cả các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn.
Tuy nhiên, phương án này có một số hạn chế đáng kể, cụ thể là số lượng người cần được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm rất lớn, khó xác định tiêu chí để đánh giá, thể hiện tín nhiệm đối với một số chức danh nhất là những chức danh hoạt động theo chế độ tập thể, khó xác định trách nhiệm cá nhân.
"Do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm theo phương án này sẽ khó tránh khỏi hình thức, hiệu quả không cao", ông Lý nhấn mạnh.
Bên cạnh các phương án nêu trên, có ý kiến đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí là thành viên Chính phủ, thành viên UBND.
Ý kiến khác đề nghị QH lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu, phê chuẩn như phương án 1 HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo phương án 2.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết đa số ý kiến trong Ban chỉ đạo và ý kiến của các cơ quan được tham khảo ý kiến tán thành phương án 1 của Đề án.
Nếu theo phương án này, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm sẽ do QH và HĐND tiến hành tại phiên họp toàn thể của các cơ quan này.
"Hai năm lấy phiếu một lần đã khiếp"
Qua thảo luận, nhiều ủy viên TVQH tán thành phương án 1 về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, đồng thời, đề nghị nên lấy phiếu tín nhiệm ở phạm vi QH đối với các chức danh từ Chủ nhiệm Ủy ban, Hội đồng dân tộc, các thành viên Chính phủ trở lên.
Với các Phó chủ nhiệm các Ủy ban, Hội đồng dân tộc, ủy viên thường trực của các Ủy ban của QH thì sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong phạm vi Ủy ban, sau đó báo cáo QH.
Về tần suất lấy phiếu tín nhiệm, bên cạnh một số ý kiến tán thành lấy phiếu định kỳ hằng năm, một số ủy viên TVQH bày tỏ lo ngại nếu lấy phiếu định kỳ hằng năm như vậy sẽ gây nên tâm lý xáo trộn cho những đối tượng thuộc diện lấy phiếu và ít nhiều tác động đến tính kiên định, quyết đoán trong điều hành của những người trong diện lấy phiếu.
"Năm nào cũng lấy, sẽ xảy ra mặt trái là bản thân người được lấy phiếu nhiều có khi tính quyết đoán, kiên định của người ta bị giảm sút. Chúng ta phải lấy phiếu tín nhiệm, nhưng nên 2 năm một lần thế là đã khiếp rồi, chứ không nên năm nào cũng làm", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.
Về mức độ tín nhiệm, cũng tương tự các thành viên khác trong ủy ban TVQH, ông Hiển cho rằng chỉ nên để ở 2 mức: tín nhiệm và không tín nhiệm, chứ không nên để 3 mức như Ban chỉ đạo Đề án dự kiến là tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp.
"Cái quan trọng nhất là sau khi lấy tín nhiệm sẽ thế nào. Ông đạt tín nhiệm thì không sao, ông không được tín nhiệm thì sẽ thế nào? Nếu vẫn tiếp tục nhiệm vụ thì phải báo cáo QH xin hứa, sửa chữa. Hoặc nếu thấy không đảm bảo được nhiệm vụ thì nên có văn hóa từ chức", ông Hiển nói thêm.
Sau phiên họp này, Ban chỉ đạo Đề án sẽ tiếp thu hoàn chỉnh Đề án một bước và trình Bộ Chính trị cho ý kiến, sau đó chỉnh lý và trình QH thảo luận.
Theo TNO
Sẽ trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp Tại kỳ họp thứ 4 khai mạc vào ngày 22.10 tới, Quốc hội (QH) sẽ thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Nguyễn Sỹ Dũng vừa cho biết thông...