‘Ba địa phương – Một điểm đến’ vực dậy du lịch
THỪA THIÊN – HUẾCác địa phương hợp tác kích cầu du lịch với thông điệp “Điểm đến Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam an toàn và mến khách”.
Chiều 30/5, lãnh đạo ba địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất thực hiện 5 nội dung để kích cầu và phát triển du lịch chung.
Lãnh đạo ba tỉnh thành ký cam kết hợp tác phát triển du lịch. Ảnh: Võ Thạnh
Ba địa phương sẽ tạo các cơ chế chính sách thuận lợi nhất để triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch với thông điệp chung “Điểm đến Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam an toàn và mến khách”. Các tỉnh thành nói trên cam kết đáp ứng các tiêu chí về an toàn phục vụ khách du lịch; có chính sách ưu đãi khuyến mãi tốt cho du khách và doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến đây.
Video đang HOT
Các bên cùng thống nhất kế hoạch hành động tại các thị trường nguồn khách trong và ngoài nước; cùng xây dựng và kết nối các sản phẩm có giá trị riêng và chung của mỗi địa phương để tạo thành chuỗi dịch vụ trong bộ sản phẩm “Ba địa phương – Một điểm đến”. Điểm cuối cùng là các địa phương thống nhất nội dung truyền thông, quảng bá du lịch chung cho cả ba trên các kênh thông tin, truyền thông của Trung ương và địa phương.
Lăng vua Gia Long là điểm tham quan mới của Huế vừa đưa vào khai thác. Ảnh: Võ Thạnh
Lãnh đạo ba tỉnh thành kỳ vọng chương trình liên kết hành động của “Ba địa phương – Một điểm đến” sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ, khôi phục thị trường khách nội địa và chuẩn bị cho công tác xúc tiến, khôi phục các thị trường quốc tế trong tương lai. Dịp này, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã ký kết chương trình kích cầu du lịch với 7 tập đoàn, doanh nghiệp du lịch lớn tại khu vực miền Trung và trong nước.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có những ưu thế đặc biệt riêng, cần khai thác tốt thế mạnh. Ba địa phương cần liên kết chặt chẽ với nhau để cùng vực dậy du lịch.
“Đà Nẵng phù hợp với cái mới, nghiêng về các dịch vụ du lịch hiện đại; Quảng Nam ngoài các di sản, nên phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe du khách và du lịch nghỉ dưỡng; Thừa Thiên Huế có hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đang được khai thác tốt. Ngoài ra, tỉnh này còn có “thế mạnh” về ẩm thực nên cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch từ ẩm thực” ông Bình gợi ý.
Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ các Hiệp hội du lịch của các địa phương để vực dậy du lịch khu vực. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp du lịch ở Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam cùng nỗ lực, chủ động đưa nguồn khách đến ba địa phương này.
Quảng Bình đẩy mạnh liên kết, hợp tác để kích cầu du lịch
Ngày 29-5, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch "Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt" do Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của gần 80 công ty lữ hành hàng đầu của Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Bình.
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong phát biểu tại hội nghị.
Ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", nhằm kích cầu du lịch để du khách nội địa đến với Quảng Bình nhiều hơn, UBND tỉnh Quảng Bình đã trình HĐND tỉnh kế hoạch giảm 50% phí tham quan danh lam, thắng cảnh và các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 31-12-2020 (dự kiến HĐND tỉnh sẽ thông qua đầu tháng 6-2020).
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã giới thiệu những gói sản phẩm, dịch vụ du lịch mới với nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Bình để thu hút khách trở lại sau dịch Covid-19.
Theo đó, các công ty lữ hành, các đơn vị quản lý, khai thác sản phẩm du lịch khám phá, mạo hiểm trên địa bàn tỉnh sẽ giảm giá từ 15%-30% giá các chương trình du lịch trọn gói; áp dụng mức giá ưu đãi lớn đối với các đơn vị đại lý có số lượng khách lớn. Đặc biệt, trong năm 2020, tour "Chinh phục Sơn Đoòng" sẽ giảm 500 USD/khách, chỉ còn 2.500 USD/khách; các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch giảm từ 20%-50% giá các dịch vụ; các hãng hàng không, tổng công ty đường sắt có chính sách giá vé ưu đãi cho các đơn vị lữ hành, khách du lịch đến Quảng Bình...
Trong 5 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, phải tạm dừng đón khách du lịch từ ngày 17-3 đến 26-4, nhưng Quảng Bình vẫn đón 653.700 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 50.330 lượt. Sau khi mở cửa đón khách trở lại từ ngày 26-4, du lịch Quảng Bình đã có sự phục hồi, số lượng khách đến bắt đầu tăng dần.
* Từ ngày 28 đến 31-5, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội đã tổ chức đoàn famtrip gồm khoảng 80 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển và các cơ quan báo chí khảo sát các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng cường liên kết, phát triển du lịch tại 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Liên kết du lịch giữa Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố tại khu vực miền Trung, tạo đà phục hồi du lịch ngay sau dịch Covid-19, chiều 30-5,,, UBND ba tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã triển khai chương trình liên kết, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch với thông điệp "Điểm...