Ba địa điểm chụp ảnh Tết tây “hot” nhất Hà Thành
Hồ Hoàn Kiếm, làng hoa Tây Tựu và phố cổ đang là ba điểm đến của những người thích chụp ảnh. Gần đây ba nơi này đã trở thành “cơn sốt” của giới trẻ khi mỗi dịp Tết tây cận kề.
Hồ Hoàn Kiếm
Năm nào cũng thế, không khí đón tết dương lịch ở Hồ Hoàn Kiếm đều có những khác biệt so với những ngày thường. Khung cảnh hồ Gươm vào thời điểm chụp ảnh Tết dương lịch có chút se lạnh và thơ mộng: Những hàng cây xanh ven hồ, cầu Thê Húc đỏ son cổ kính và xa xa là tháp Rùa. Mùa này các vườn hoa nhỏ bắt đầu được trang trí và nở rộ.
Những hàng cây xanh cao vút cũng bắt đầu rụng và đổi lá sang màu vàng làm cho khung cảnh vô cùng lãng mạn và tuyệt vời. Hồ Gươm mang một vẻ đẹp lạ, gió thu se se lạnh, người ta có thể cảm nhận rõ mùi lá khô rụng hòa quyện với mùi nước và đất.
Đây cũng là dịp cả năm mới có một lần nếu muốn lưu giữ lại nét đẹp trầm mặc, dịu dàng của Hà Nội thì khu vực phố cổ là điểm đến thích hợp nhất. Khung cảnh cây xanh ven hồ Hồ Kiếm, với cầu Thê Húc màu son, Tháp Rùa nổi bật giữa hồ.
Ngoài ra, đến Hồ Gươm trong thời khắc đón chào năm mới, bạn sẽ thấy một không khí rất lạ khi cùng người thương nắm tay nhau dạo phố, bạn có thể ghé thăm phiên chợ đêm với nhiều mặt hàng đặc sắc. Nhiều khách ngoại quốc tới đây luôn bảo rằng: Họ luôn có một ấn tượng rất đặc biệt với những quầy hàng xếp cạnh nhau san sát và cả một dãy phố dài đi bộ, người với người chen chân nhau không dứt.
Video đang HOT
Phố cổ
Phố cổ Hà Nội từ lâu đã là đề tài không bao giờ cũ của các nhiếp ảnh gia bởi không gian cổ kính và tấp nập. Đó cũng chính là những nét đẹp độc đáo, hấp dẫn mà cô dâu chú rể nên chọn phố cổ là địa điểm để ghi lại những kỷ niệm nhân dịp chào năm mới. Bạn có thể lựa chọn chụp rất nhiều vị trí tại đây như: chợ đêm Hàng Đào – Đồng Xuân rộn rã, phố Hàng Mã lung linh ánh đèn… đó luôn là những background hoàn hảo cho bức ảnh của các bạn. Ngoài ra, Năm mới, Phố cổ Hà Nội luôn rực rỡ đèn lồng, Hàng Vải với những thanh tre, nứa tạo nên hình dáng độc đáo hay những khu phố nghề cũ cũng sẽ là phông nền đẹp mắt.
Làng hoa Tây Tựu
Chỉ còn vài ngày nữa là đón chào năm mới, các ngả đường Hà Nội đã nườm nượp những gánh hàng hoa trăm màu sắc. Đây là thời điểm các làng hoa Hà Nội hối hả vào mùa thu hoạch và cũng là lúc những làng hoa đón một lượng người khá đông tới dạo chơi.
Với cả ngàn thửa ruộng hoa hồng, cúc, ly… đua nhau khoe sắc, làng hoa Tây Tựu đẹp như tranh vẽ. Tới làng hoa Tây Tựu du khách như được chìm đắm trong một không khí thơm mát, quang cảnh rực rỡ tràn trề nhựa sống của vô vàn các đóa hoa. Đây là địa điểm rất thích hợp để có những bức ảnh tuyệt vời.Chào đón khách đến với làng hoa vào thời điểm này là hàng ngàn thửa ruộng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn, thược dược, violet… rực rỡ sắc màu.
Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa khi biết rằng những người chủ ruộng hoa rất dễ tính và hiếu khách, sẽ cho phép bạn vào ruộng chụp ảnh mà không thu phí. Đường đến làng hoa Tây Tựu: Đi hết Xuân Thủy – Cầu Giấy, qua Cầu Diễn tiếp tục đi đến Đại Học Công nghiệp. Vượt qua Đại Học Công nghiệp đi đến Ngã 3 Tây Tựu rẽ phải là đến làng hoa.
Theo tapchilamdep
Hình ảnh lạ về Quy Sơn tháp giữa Hồ Gươm
Sát tường phía tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính là 0.68m của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn là cụm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam.
Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
Từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".
Nhiều du khách nước ngoài đã bầu chọn Hồ Gươm sáng sớm là một trong những điều tuyệt vời nhất khi ghé qua nơi đây. Du khách không chỉ thấy được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của thiên nhiên, mà còn cả thói quen thường nhật của người Hà Nội là tập thể dục, thưởng thức trà nóng...
Nhóm phóng viên
Theo Dantri
Hà Nội - Mùa họa mi gọi tình yêu Đôi khi người ta chỉ cần một buổi chiều để ôm trọn Hà Nội trong tim, nhưng người ta phải mất nhiều năm để trải qua đủ 4 mùa để thấy Hà Nội chiếm trọn trái tim mình. Nhắc đến Hà Nội - hẳn ai cũng nghĩ đến những tháp Rùa, Văn Miếu, phố cổ Hà Nội, nhưng ít ai biết rằng Hà...