Ba đi chống dịch, mẹ bận làm việc, bé 5 tuổi xoay xở để “chống chán”
Ba đi chống dịch, mẹ phải làm việc online, cô bé Bùi Tâm An (Nhà Bè, TP.HCM) xa bạn bè trường lớp lâu ngày nên cũng thèm đi học. Nhưng không sao, con đã xoay xở nhiều cách để chống chán.
Ba bé Tâm An là bộ đội biên phòng, từ đầu mùa dịch, anh phải trực đơn vị 24/7. Mẹ bé là chị Nguyễn Minh Tâm vừa phải chăm em bé nhỏ vừa phải làm việc online. Bé An không có người chơi cùng, mẹ và bé đều phải nghĩ ra những phương cách… chống chán.
Cô bé cầm kim rất khéo so với độ tuổi mầm non
Như mọi đứa trẻ, bé An cũng ham thiết bị điện tử. Mẹ bé nói: “Bạn ấy suốt ngày kêu chán vì không có ai chơi cùng, mục đích là để được coi ti vi hay điện thoại. Vì vậy phải liên tục giao nhiệm vụ, giao “bài tập” cho bạn”.
Chị Tâm tìm thấy bộ đồ thủ công của một cô cháu gái, bèn kể cho con nghe hồi xưa mẹ thích thêu thùa thế nào, chỉ cho bé vài đường, thế là bé mê tít rồi suốt ngày may vá. Bé An có thể tự xâu kim, thắt chỉ… và dùng kim thuần thục, chưa bao giờ đâm kim vào tay.
Bé cũng rất thích chơi trò “hoa hậu”. Bé mượn đai bụng của mẹ để diễn, hệt như một cô hoa hậu lúc đăng quang.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Minh Tâm chia sẻ, nhiệm vụ quan trọng nhất của bé những ngày nghỉ dịch là trông em, chơi với em những lúc mẹ bận làm việc nhà hoặc làm việc cơ quan online… và bé làm rất tốt.
Bé thêu thùa say mê khi mẹ làm việc
Ngoài ra, mẹ còn giao Tâm An làm việc nhà, nhặt rau, nấu canh, chiên trứng, hoặc tập viết… Việc nào bé cũng rất giỏi.
Là cô bé mê hát hò, lại quan tâm đến thông tin dịch bệnh, nên mẹ thường xuyên mở các bài hát mới về chống dịch cho Tâm An nghe. Bé tự chế dụng cụ phòng ghi âm như các cô chú trong các clip để thu bài hát của riêng bé. Thật đáng yêu!
T.Chương
Ở nhà cách ly, một gia đình làm 500 mặt nạ chống giọt bắn tặng y bác sĩ
Một gia đình Hà Nội tiến hành làm 500 mặt nạ chống giọt bắn trong 14 ngày cách ly, để gửi tặng cho cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch.
Thay vì cho con thoải mái xem tivi, điện thoại, anh Thành Chung (Hà Nội) đã cho con những trải nghiệm khác biệt. Mỗi ngày, "công xưởng" nhà anh cho ra đời 50 mặt nạ chống giọt bắn để tặng tuyến đầu chống dịch. Gia đình dự tính sẽ làm 500 chiếc trong khoảng thời gian 14 ngày cách ly.
Mỗi người mỗi công đoạn, các con rất hào hứng (Ảnh NVCC)
Mẹ cắt nút, bố dập khuy, anh cả Thành Vinh dán keo, em Châu Linh chọn khuy, mỗi người mỗi công đoạn. Bận rộn và đoàn kết.
Ai cũng vui khi sản phẩm được hoàn thành
"Hiện nay ở một số bệnh viện khi đội ngũ y bác sĩ vừa lo chăm sóc bệnh nhân vừa tự tay làm ra các thiết bị tự bảo vệ như khẩu trang, mũ... Sức người có hạn, trong khi chúng ta được ở nhà, vừa an toàn vừa rảnh", xuất phát từ suy nghĩ ấy, anh Chung và gia đình đang gắng hoàn thành 500 chiếc mũ trong vòng 14 ngày cách ly xã hội và cũng có thể hơn nếu còn điều kiện. Hiện mỗi buổi chiều có 50 chiếc mặt nạ "xuất xưởng".
Những chiếc mặt nạ chống giọt bắn sẽ đến những nơi cần đến (Ảnh NVCC)
Dù bố mẹ làm là chính, các con chỉ phụ việc, nhưng mục đích của anh Chung là để các con hiểu và sớm có ý thức cộng đồng.
Anh Chung là người nhiệt tình hiến máu nhân đạo (Ảnh NVCC)
Được bố truyền cảm hứng, anh em Thành Vinh, Châu Linh rất hào hứng với nhiệm vụ được giao. Với gia đình anh "14 ngày ở nhà hay thậm chí hơn nữa, nhưng nếu từng phút được chuyển hóa thành những hành động có ý nghĩa, lan tỏa bạn bè người thân, chắc chắn sẽ giúp chúng ta có thêm niềm vui, sự gắn kết với cộng đồng mà không cảm thấy đơn điệu, nhàm chán với mỗi ngày trôi qua".
Gia đình anh chạy vì cộng đồng trước khi dịch bệnh diễn ra (Ảnh NVCC)
Sản phẩm mặt nạ "home-made" có thể chưa chuyên nghiệp, nhưng về cơ bản cũng giúp che chắn các giọt bắn trực tiếp. Quan trọng hơn, anh Chung muốn con cái dù hoàn cảnh nào cũng không lãng phí thời gian, luôn biết nghĩ đến người khác, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chống dịch cho các gia đình bình yên trong nhà.
Lâm Hoàng
Nếu em là cô gái dịu hiền, hãy cho tôi cơ hội Có em rồi tôi sẽ muốn về nhà nhiều hơn, ít nhất cùng nhau ăn cơm và sẻ chia nhiều điều. Chào em - cô gái hiền dịu, người bạn đời sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời này. Chia sẻ với em điều này nhé, tôi không biết nấu ăn đâu nên em nấu gì tôi cũng ăn. Em đừng sợ nhé,...