Bá đạo như sinh viên Y khoa, kiểm tra lâm sàng online mà phá muốn bể cả màn hình Ipad
Chàng sinh viên Y khoa này đã có buổi kiếm tra lâm sàng cực kỳ thú vị trong mùa Covid-19.
Ảnh minh họa
Khi mà nhiều trường Đại học đã chuyển hình thức học trực tiếp trên giảng đường sang học online đã xảy ra nhiều tình huống siêu lầy chỉ có ở sinh viên.
Với đặc thù là ngành nghề cần thiết phải học một lượng lý thuyết kiến thức nặng kèm phải thực hành thường xuyên, Ydược cho thấy đây là ngành học vất vả, tốn nhiều thời gian, Vậy nên Covid-19 tới, sinh viên Y cũng phải ráng trau dồi bài vở bằng các cách khác nhau để không quên khối lượng nội dung bài vở khổng lồ. Cùng với đó, sinh viên cũng phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau để tự thực hành khi không được đi thực tế tại các phòng khám trong thời gian này.
Mơi đây, trên mạng lan truyền một clip được cho là sinh viên đang thực hiện bài kiểm tra lâm sàng của mình, nhưng lại qua hình thức… online. Bên này màn hình, chàng bác sĩ tương lai sử dụng các dụng cụ chuyên môn để khám các bộ phận tim, mắt, thần kinh,…
Đỉnh như sinh viên Y thi lâm sàng qua mạng
Chàng sinh viên không ngại sử dụng búa phản xạ để “kiểm tra từ xa” chức năng vận động của người bên kia màn hình bằng cách gõ liên tục vào chiếc Ipad. Anh cũng đo tim, soi mắt cho phía bên kia đầu cầu với các bước không khác gì ở ngoài phòng khám.
Thế mới thấy, dù ở trong tình huống nào, nếu có tinh thần học tập thì mọi việc đều có thể và trở nên dễ dàng. Cách thực hành này cũng là mẹo ôn tập cực hữu hiệu cho các bạn sinh viên trong kỳ nghỉ dài hạn này đấy nhé!
Vũ Trịnh
"Cực chất" màn tự thử nghiệm thiết kế cầu qua mương của sinh viên New Zealand
Sinh viên New Zealand áp dụng những kiến thức đã học ở trường để thiết kế cây cầu bắc qua con suối nhỏ và càng thú vị hơn khi họ chính là người thử nghiệm. Ai thiết kế "vớ vẩn" thì ngã sập xuống tắm mương.
"Cực chất" màn tự thử nghiệm thiết kế cầu qua mương của sinh viên New Zealand
Mới đây, một clip "cuộc thi thiết kế cầu của sinh viên New Zealand" được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người dùng, nhất là các bạn trẻ.
Tại xứ sở kiwi, các bạn trẻ New Zealand cũng được thử sức với trò chơi đi qua mương bằng cầu tự chế. Điều thú vị là những chiếc cầu do chính các bạn trẻ tự làm.
Mỗi nhóm thực hiện một chiếc cầu bằng gỗ. Cầu được thiết kế ở các hình dạng kết cấu khác nhau, miễn sao đủ sức chứa cho người có thể từ đầu này sang đầu kia của mương nước.
Nam thanh niên vạm vỡ hào hứng mở màn cuộc thử nghiệm cầu tự chế.
Cười tự tin vì sắp qua mương...
Nhưng chưa kịp về đích thì cầu đã gãy.
Để đảm bảo chỗ dựa cho những người thử nghiệm bước qua cầu, ban tổ chức có một dây cáp treo phía trên để người dùng có thể nương vào đó bước đi mà không quá sợ té ngã xuống nước.
Không đơn thuần thử nghiệm ở việc một người có thể đi qua mương, cuộc thi còn đòi hỏi thử thách sức chứa của cây cầu. Có cây cầu 2 người bước lên đã sập xong cũng có những cây cầu chịu được lực của 6-7 người lớn cùng lúc. Tiếc thay, khả năng chịu lực cũng không được lâu và cả nhóm cũng rớt xuống mương nước vì cầu gãy.
Đây là nhóm thiết kế cây cầu có vẻ thành công nhất khi có sức chứa lên tới 6 người.
Khán giả ngồi 2 bên bờ vô cùng thích thú cầu vũ và được phen cười "té ghế" trước mỗi cú nhào xuống nước chơi do thiết cầu "chưa tới" của chính nhóm mình.
Clip chia sẻ không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn được người xem đánh giá cao vì ý tưởng, tính thiết thực và thú vị của việc "học đi đôi với hành".
"Rất thực tế và thú vị", "Dạy học thế này hay quá, đầy tính thực tiễn", "Quá tuyệt vời, quá tự do".. là bình luận của các bạn trẻ khi xem clip.
Cả nhóm được một phen thử tắm nước mương.
Song cũng có những liên tưởng rất vui về chiếc cầu của sinh viên New Zealand với cây cầu khỉ hay nhiên liệu đốt nấu bánh chưng ở Việt Nam: " Cái này Việt Nam mà thi thì chỉ có đoạt giải, làm cầu khỉ vài cây tre nhanh gọn là về nhất", "Cầu khỉ của Việt Nam mình chất hơn mỗi tội khó đi", "Giỏi. Cho tôi chỗ gỗ lắp cầu này đủ chất nồi bánh chưng thôi".
Được biết, cuộc thi diễn ra tại trường Đại học University of Canterbury, New Zealand.
Là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, New Zealand có chương trình phổ thông chuẩn quốc tế, 8 trường đại học công lập được đầu tư bài bản cùng hệ thống trường nghề chất lượng cao.
New Zealand chỉ có 8 đại học và tất cả đều là trường công lập, ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo cho hệ thống đại học chiếm hơn 1/3 ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của cả nước.
Đặc biệt, tất cả các trường đại học đều nằm trong 3% các trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới QS năm 2016 (QS World University Rankings 2016).
Về chương trình giảng dạy, các trường đại học New Zealand hướng tới việc giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy và suy nghĩ sáng tạo, trang bị kiến thức lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế giúp các em có thể thích nghi khi chuyển từ giảng đường đại học sang môi trường làm việc.
Lệ Thu
Nguồn youtube: KTS
Theo dantri
Choáng trước cách học Triết của sinh viên thời nay: Làm đề cương chữ chi chít như ma trận, thậm chí còn viết tắt 100% Nhìn vào cách học Triết của cô bạn ai nấy đều vô cùng shock! Những triết lí hàn lâm, trừu tượng của bộ môn Triết học Mác - Lênin luôn khiến các thế hệ sinh viên chật vật. Và cũng vì thế mà dường như ai cũng có những kỷ niệm sâu sắc khi học và ôn thi môn học này. Bạn học...