Ba cuộc gặp đáng chú ý tại Thượng đỉnh G20 tuần tới
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bên lề Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản vào tuần tới, sẽ định hình bầu không khí thế giới trong tương lai gần.
Cuộc gặp Trump- Tập thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thế giới tại G20 tuần tới.
Với tư cách là nước chủ nhà, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ chào đón các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia mạnh nhất thế giới và tận dụng cơ hội này để giới thiệu Nhật Bản là một hòn đảo ổn định địa chính trị.
Thời điểm diễn ra Thượng đỉnh G20 chỉ trước cuộc bầu cử Thượng viện tại Nhật ít ngày, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông, mang đến cho ông Abe cơ hội đóng vai trò của chính khách cao cấp toàn cầu.
Tuy nhiên, các chương trình nghị sự của ông Abe tại G20 như việc xác định con người là vị trí trung tâm hay tạo dựng các các dòng dữ liệu tự do bằng niềm tin… chắc chắn sẽ không mấy thu hút bằng ba cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ với người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Trump với người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Cuộc gặp Trump – Tập
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp trực tiếp tại G20. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới nhiều nhất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang lâm vào bế tắc.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều dự đoán khác nhau rằng cuộc gặp song phương này là chính thức hay không chính thức, hoặc các cuộc thảo luận giữa họ có giải quyết được các tranh chấp thương mại hay không.
Video đang HOT
Ngoài cuộc gặp song phương, các cuộc gặp gỡ không chính thức trước và sau khi được Thủ tướng Abe kiến tạo sẽ tiến một chặng dài trong việc thể hiện mối quan hệ của ông với lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh này. Mặc dù ông Abe ít có khả năng định hình về nội dung sâu hơn trong cuộc gặp giữa Trump- Tập, nhưng kết quả của nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản.
Ngoài vấn đề tháo gỡ bế tắc trong cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vấn đề về biểu tình ở Hong Kong về việc đòi bỏ dự luật dẫn độ về Trung Quốc và vấn đề nhân quyền tại Tân Cương được cho là sẽ đưa ra bàn thảo tại cuộc gặp Trump- Tập.
Tuy nhiên, nếu mong đợi các vấn đề này sẽ được giải quyết tại một cuộc họp sẽ là không thực tế.
Cuộc gặp Trump-Putin
Quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng, nhưng quan hệ cá nhân giữa ông Trump và ông Putin được cho là vẫn tốt đẹp,
Các vấn đề trong nước đối với ông Trump đều xuất phát từ báo cáo của luật sư đặc biệt Robert Mueller và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016. Điều này tiếp tục vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho các mối quan hệ Nga-Mỹ cũng phải đối phó với các can thiệp quân sự ở Ukraine, Syria, và giờ là ở Mỹ La tinh với Venezuela.
Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và mỗi khi gặp nhau, họ thể hiện thái độ thân thiện.
Không giống như Nhật Bản, nước không coi Nga là đối thủ chiến lược, Mỹ và lịch sử Chiến tranh Lạnh đảm bảo rằng bất kỳ cuộc gặp song phương nào giữa Mỹ và Nga cũng đều có ý nghĩa.
Ông Abe gặp ông Putin nhiều lần hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác và ông có thể hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của ông Trump, bao gồm cả nỗ lực giúp đỡ Triều Tiên và các vấn đề khác, nhưng kỳ vọng các vấn đề Nga – Mỹ sẽ được giải quyết tại G20 là rất thấp.
Cuộc gặp Trump-Erdogan
Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang thời gian gần đây do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga.
Có lẽ đây là cuộc gặp cũng không kém phần thu hút sự chú ý của dư luận thế giới tại G20. Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được cho là sẽ tháo gỡ ngòi nổ cho việc Thổ Nhĩ Kỹ sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga vào tháng tới.
Thỏa thuận mua bán này lại là một vấn đề quan trọng đối với Mỹ và NATO không chỉ là do hệ thống không tương thích với các hệ thống vũ khí của NATO, mà còn làm suy yếu khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35 và cung cấp dữ liệu về các lỗ hổng của nó cho Nga.
Trong khi cuộc khủng hoảng này đã diễn ra trong một thời gian dài, nhưng mọi ánh mắt dường như giờ vẫn đổ dồn vào cuộc gặp của hai vị lãnh đạo Mỹ- Thổ tại G20 vì nó được cho là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn Quốc hội Mỹ ra quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ mua vũ khí của Nga này.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể bị hạn chế, có lẽ chỉ nhắm vào những người tham gia thỏa thuận S-400, nhưng chúng sẽ đánh dấu lần đầu tiên các biện pháp như vậy được triển khai chống lại một đồng minh NATO.
Đối với Nga, đây lại đánh dấu thành công lớn nhất của nước này trong nỗ lực phá vỡ liên minh NATO.
Theo PLO
Lãnh đạo Trung Quốc - Triều Tiên nhất trí tạo tương lai tươi sáng cho quan hệ song phương
Ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí phối hợp với nhau để tạo ra tương lai tươi sáng cho các quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, trái) tại Bình Nhưỡng, ngày 20/6/2019. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Thỏa thuận trên đã đạt được tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Tập Cận Bình.
Liên quan đến vấn đề hạt nhân, tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình cho biết cộng đồng quốc tế hy vọng Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu lại một cuộc đối thoại hiệu quả. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Tập Cận Bình nhận định tình hình trên bán đảo Triều Tiên "gây quan ngại cho hòa bình và an ninh của khu vực", tuy nhiên "trong năm qua, vấn đề bán đảo đã chứng kiến những viễn cảnh tươi sáng thông qua đối thoại và giành được sự công nhận và mong đợi của cộng đồng quốc tế".
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh ủng hộ giải pháp chính trị cho các vấn đề trên bán đảo và sẵn sàng giúp giải quyết lo ngại về an ninh của Bình Nhưỡng, cũng như cam kết đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Về phần mình, ông Kim Jong-un cho biết đất nước của ông đã thực hiện "nhiều biện pháp tích cực" trong năm qua, song vẫn không nhận được "một sự hồi đáp thiết thực từ bên liên quan". Mặc dù vậy, ông "vẫn kiên nhẫn" và "hy vọng nước liên quan sẽ đối thoại trực tiếp với Triều Tiên và giải quyết các vấn đề quan tâm của nhau để giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên".
Cuộc hội đàm thượng đỉnh Trung - Triều diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên đang bế tắc kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai ở Hà Nội.
Bích Liên (TTXVN)
Theo Tintuc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Triều Tiên Ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường tới Bình Nhưỡng, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm chính thức Triều Tiên sau 14 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hồi tháng 1/2019. (Ảnh: KCNA) Ngày 20/6, Đài...