Bà cũng có con gái, sao làm mẹ chồng lại độc ác với con dâu đến thế?
Ngày gả con gái đi lấy chồng, bà cố giấu nước mắt tiễn con lên xe hoa. Ngày con gái xách vali ra khỏi nhà chồng, nước mắt bà lại rơi thêm lần nữa.
Bà xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở dải đất miền Trung. 20 tuổi, bà bước chân theo chồng. Chồng bà là bộ đội xuất ngũ về địa phương công tác. Hai vợ chồng tần tảo làm ăn. Một năm sau, bà hạ sinh cô con gái đầu lòng. Hai năm tiếp theo, cậu con trai kháu khỉnh cũng chào đời.
Dù cuộc sống nghèo khổ nhưng các con của bà đều lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoan và đặc biệt rất chăm học. Sau này, cả hai đều đỗ đại học và có việc làm ổn định tại Thủ đô.
Con gái bà từ nhỏ đã xinh xắn, đáng yêu. Lớn lên, cô càng thêm duyên dáng, tính tình hiền dịu, nết na nên nhanh chóng lọt vào mắt xanh của một chàng trai đồng nghiệp. Hai người yêu nhau và xác định tiến tới hôn nhân.
Biết tin, bà nửa mừng nửa lo. Bà mừng vì con gái tìm được bến đỗ nhưng cũng lo vì gia thế hai bên chênh lệch nhau quá nhiều. Con rể tương lai của bà là người gốc thành phố, gia đình giàu có, quyền chức còn gia đình bà chỉ là nông dân, suốt đời lam lũ với con trâu, với ruộng đồng.
Ngày chàng trai đưa bố mẹ về thăm nhà người yêu, bà thấy rõ vẻ mặt không hài lòng nơi mẹ chàng. Dĩ nhiên, bà có thể đoán được lý do. Chắc hẳn, người mẹ ấy muốn làm thông gia với một gia đình bề thế khác để “môn đăng hộ đối” hơn so với việc kết thông gia với gia đình bà. Lúc ấy, bà đã có linh cảm không tốt về cuộc hôn nhân sắp tới của con.
Trước ngày cưới, lòng bà buồn rười rượi nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ để con gái không phải lo lắng. Ngày gả con gái đi lấy chồng, bà cố giấu nước mắt để tiễn con lên xe hoa. Nhưng bà đâu hay, cũng từ ngày đó, cuộc sống của cô con gái như rơi vào.. địa ngục.
Thời gian đầu sau khi cưới, con gái bà hay gọi điện về hỏi thăm gia đình và chia sẻ với bà về cuộc sống mới. Nghe giọng con vui vẻ, bà cũng thấy yên tâm phần nào. Nhưng sau đó, những cuộc điện thoại cứ thưa dần, thưa dần rồi mất hẳn.
Linh cảm bất an, bà bốc máy gọi cho con. Qua điện thoại, bà nhận ra, giọng con gái không còn được vô tư, hồn nhiên như trước mà trong đó chất chứa nhiều ưu phiền. Rồi việc cô liên tục lấy lý do đang dở việc này, đang bận việc kia để tắt máy mỗi khi bà hỏi đến cuộc sống ở nhà chồng của con khiến bà thêm nghi ngờ, con gái đang cố giấu bà chuyện gì đó.
Bà cũng có con gái, sao bà nỡ đối xử với con tôi như vậy. Ảnh minh họa
Sau khi bàn bạc với chồng, ông bà quyết định sẽ lên thành phố để thăm con nhưng không báo trước cho cô biết…
Video đang HOT
- Ông bà còn đến đây làm gì, con Thủy chưa nói chuyện gì với ông bà sao? – lời bà thông gia như sét đánh ngang tai bà.
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bà vội đặt chiếc làn có đôi gà mang biếu thông gia xuống trước cổng rồi lắp bắp:
- Chị nói thế nghĩa là thế nào?
- Còn thế nào nữa. Bà vẫn chưa hiểu sao. Con gái bà không thích sống ở đây nên bỏ đi chỗ khác rồi.
Như bị gáo nước lạnh dội vào đầu, bà quay sang nhìn chồng, giọng run run:
- Thế nó đi đâu? Còn chồng nó thì sao?
Lúc này, bà mẹ kia cất giọng khó chịu:
- Nó đi đâu làm sao tôi biết được. Tôi có đi theo nó đâu mà biết. Còn thằng Hùng nhà tôi, dĩ nhiên, nó vẫn ở đây. Nó không cần một người vợ không biết nghe lời. Nếu ông bà đến để tìm con thì xin mời ông bà đi chỗ khác. Ở đây không “chứa” con gái của ông bà.
Nói xong, người đàn bà ấy quay lưng đóng cổng cái “rầm”.
Bỗng dưng bà thấy đầu óc quay cuồng, trời đất trước mắt như tối sầm lại.
- Bà ấy nói thế nghĩa là thế nào hả ông? Rốt cuộc con Thủy nhà mình đang ở đâu? – bà nói như mếu.
Chồng bà trấn an:
- Bà bình tĩnh lại đi. Để tôi gọi điện cho con xem thế nào.
Sau những tiếng tút dài, cuối cùng con gái ông bà cũng đã chịu bắt máy. Chưa kịp để con nói gì. Bà giằng lấy điện thoại từ tay chồng, giọng nói gấp gáp: “Con ơi, con đang ở đâu. Những lời mẹ chồng con nói nghĩa là thế nào. Tại sao lại ra nông nỗi này”. Im lặng một lát, bên kia đầu dây tiếng con gái khóc nức nở như xé nát cõi lòng bà….
Ngồi trong căn phòng hơn 10 m2 mà con gái bà đã thuê được hơn 1 tháng, bà không tin mọi việc đang diễn ra là sự thật.
Theo lời con gái bà, ngay sau ngày cưới, bà mẹ chồng đã đuổi người giúp việc đi để con dâu “thế chân” vào vị trí đó. Dù rất cố gắng hoàn thành mọi việc thật tốt nhưng cô vẫn bị coi là “cái gai” trong mắt bà mẹ chồng.
Bà này rất hay nhiếc móc cô là “đồ nhà quê”. Rồi từ “nhà quê” cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn như: “Đừng nấu mấy món nhà quê này nữa”; “Có đắp nhung lụa vào vẫn thấy toát lên vẻ nhà quê”…
Chưa thỏa mãn, bà ta và cô con gái còn cố tình lập mưu để đuổi con dâu ra khỏi nhà. Cô kể, biết chồng cô thích cái đẹp, bà mẹ chồng đã xui cô con gái thường xuyên rủ các bạn gái có ngoại hình ưa nhìn về nhà chơi và ăn cơm để anh trai “thèm”. Đúng như kế hoạch, sau một thời gian gặp gỡ, chồng cô đã “cắn câu” và bắt đầu lén lút qua lại với một trong số các cô gái đó.
Để kế hoạch thành công, bà mẹ chồng còn thường xuyên kích bác, ra sức chê bai cô để con trai nhanh bỏ vợ. Không ít lần cô phải chịu những trận đòn roi vô cơ từ phía người chồng vũ phu. Trong những lúc ấy, bà mẹ chồng dường như không lên tiếng hoặc không có động thái khuyên con trai mà tỏ ra rất hả hê khi thấy con dâu bị đánh.
Đỉnh điểm, bà ta đã cố tình thông báo cho cô thời gian và địa điểm nơi chồng cô ngoại tình để cô đến chứng kiến toàn bộ sự việc. Quá đau khổ, cô đã phải kéo vali ra khỏi nhà chồng trong sự sung sướng của bà mẹ chồng và sự thờ ơ, vô cảm nơi người chồng.
Nghe đến đây, lòng bà như thắt lại. Bà ngửa mặt lên trời, không ngăn được những giọt nước mắt kêu lên: “Sao trên đời lại có bà mẹ chồng độc ác đến thế? Bà ấy cũng là một người mẹ, bà ấy cũng có con gái, tại sao lại nỡ đối xử với con gái tôi như vậy”.
Theo GĐXH
Đêm trước ngày cưới, bố chồng gọi điện mắng tôi té tát
Đêm trước đám cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. Ông nói tôi độc ác, mẹ chồng nằm viện chưa biết sống chết ra sao mà mở tiệc ăn mừng.
Đêm trước lễ cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng từng yêu cuồng dại. Nhưng mối tình của chúng tôi kéo dài từ năm đầu tiên cấp 3, đến tận khi ra trường đại học và đi làm hai năm sau chúng tôi mới vượt giới hạn. Chính vì yêu lâu thế nên hầu như bố mẹ hai bên đều biết và xem chúng tôi như dâu rể trong nhà. Bố mẹ chồng tôi còn hối thúc chồng tôi cưới liền tay vì sợ mất tôi. Nhưng tôi không chịu vì muốn có tiền mua nhà thành phố trước rồi mới nghĩ đến chuyện cưới xin.
Thêm ba năm bên nhau nữa chúng tôi mới đủ tiền mua một căn nhà cấp 4 nhỏ nhắn ở vùng ngoại ô, bên rìa thành phố. Như vậy cũng đủ để nó trở thành mái ấm rồi. Ngày nhận nhà cũng là ngày anh ngỏ lời cầu hôn tôi.
Chính vì yêu lâu thế nên hầu như bố mẹ hai bên đều biết và xem chúng tôi như dâu rể trong nhà. (Ảnh minh họa)
Hôm sau, chúng tôi thu xếp công việc để về nhà anh bàn chuyện cưới xin. Bên nhà anh cũng đồng ý vui vẻ lắm và hẹn ngày tới nhà tôi bàn chuyện. Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ, đám cưới đã định. Thiệp tôi cũng đã phát, cỗ bàn cũng đã đặt xong. Thế mà lại xảy ra chuyện lớn khi chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ cưới.
Mẹ chồng tương lai tôi bị tai nạn xe khi đón cháu ngoại về. Bà bị chấn thương não nên phải chuyển viện vào Sài Gòn gấp trong đêm. Vợ chồng tôi cũng đi theo bà vào đó nhưng cũng không làm gì được vì bà ở khu cấp cứu đặc biệt không cho ai vào thăm. Người nóng ruột nhất có lẽ chính là tôi khi mà mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi.
Ngày hôm sau, bố chồng bảo vợ chồng tôi về. Ông cũng nói luôn đã gọi cho bố mẹ tôi hủy cưới vì không thể tổ chức trong tình trạng rối rắm thế này. Mẹ tôi không đồng ý. Nói gì thì nói, tôi đã lớn tuổi rồi, bây giờ hủy cưới là mất duyên, sau này sẽ khó có chồng. Bố chồng tôi một mực không chịu và nói thẳng nếu cưới thì nhà gái làm gì làm, nhà trai sẽ không một người nào đi đón dâu. Khi nói lại với tôi, ông vẫn tỏ thái độ khó chịu nói rằng nhà tôi không biết phải trái, nhà trai đang gặp chuyện không may mà còn đòi làm lễ cưới hỏi này nọ.
Vợ chồng chúng tôi quay về lại nhà. Chồng tôi ngỏ ý dời đám cưới vài ngày, đợi khi nào mẹ tỉnh sẽ làm lại sau. Nhưng bố mẹ tôi vẫn không chịu. Tôi là con gái duy nhất, bố mẹ tôi đã chuẩn bị rất kĩ cho đám cưới lần này nên không thể vì bất cứ lý do gì mà hủy. Mẹ tôi còn nói nhiều người trong nhà có tang vẫn tổ chức, mẹ chồng tôi sau phẫu thuật cũng đang có tiến triển tốt thì càng không có lý do gì để hủy hôn cả.
Tôi cũng phân vân và thấy chồng mình rất buồn. Dù anh nói sẽ có mặt trong lễ cưới nhưng không biết anh có thuyết phục được bố mình không? Tôi luôn hi vọng chồng mình sẽ làm được điều đó, chỉ cần nhà trai có một mình bố chồng và mấy cô dì chú bác họ hàng là được rồi.
Vậy nhưng hi vọng của tôi không thành sự thật. Đêm trước lễ cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. Ông nói tôi độc ác, mẹ chồng nằm viện chưa biết sống chết ra sao mà mở tiệc ăn mừng. Ông không công nhận tôi là dâu con nên dù có cưới cũng đừng gọi ông là bố. Đêm đó, tôi đã thức trắng nguyên đêm và khóc sưng hai mắt.
Chiều hôm sau, lễ cưới vẫn diễn ra. Suốt cả buổi tiệc, nhà trai không có một bóng người. Chồng tôi thì ngồi lầm lì một chỗ. Hình cưới nào cũng u ám, chú rể như muốn khóc. Ngày quan trọng nhất đời tôi lại chẳng có được lời chúc phúc từ đông đảo mọi người vì ai cũng chăm chăm hỏi tình hình sức khỏe của mẹ chồng. Có người còn trách sao không đợi bà hồi phục rồi mới tổ chức?
Hiện giờ, tôi chẳng dám về nhà chồng dù mẹ chồng đã xuất viện. Bố chồng chỉ cần thấy tôi đứng trước cổng đã đòi vác chổi ra đánh đuổi đi. Chồng tôi đứng giữa ranh giới bố mẹ và vợ cũng chán nản nên bỏ nhà đi suốt. Thế đó, cuối cùng tôi chẳng hạnh phúc gì. Giờ tôi lại hối hận, nếu như ngày trước tôi thuyết phục bố mẹ mình hoãn cưới thì mọi chuyện đã không ra nông nỗi này rồi.
Theo Afamily
Chuyến taxi hãi hùng khi chứng kiến bà osin độc ác dạy trẻ thù ghét bố mẹ đẻ Ngay cả khi kể lại câu chuyện, người lái xe taxi cũng không khỏi rùng mình khi nhớ lại những lời bà osin già "dạy dỗ" đứa trẻ... Anh Hoàng làm nghề lái xe taxi đã 10 năm, mỗi chuyến xe anh chạy lại có những câu chuyện vui buồn kèm theo nó. Anh thích nghe khách trò chuyện vì từ họ, anh...