Bà cụ gần 100 tuổi làm mẫu thời trang nổi như cồn ở Hong Kong
Cụ bà gần 100 tuổi làm mẫu ‘nổi như cồn’ trong làng thời trang Hong Kong được khá nhiều bạn trẻ biết đến.
Là tân binh trong nghề người mẫu, cụ bà không cần phải mất thời gian cho việc xây dựng thương hiệu bản thân, bởi làng thời trang Hong Kong đã quá quen thuộc với người mẫu gần 100 tuổi xuất hiện cho nhiều sàn diễn và bộ ảnh thời trang bắt mắt. Nhiều bạn trẻ tỏ ra khâm phục cụ bà này.
Tôn chỉ của nghệ thuật nói chung và thời trang nói riêng là phá vỡ các giới hạn, quy tắc. Trường hợp của người mẫu Hong Kong Alice Pang chính là minh chứng rõ nhất cho điều này.
.Bà Alice Pang sinh năm 1923 tại Hong Kong. Bà là một trong những người mẫu lớn tuổi nhất thế giới.
Dù tuổi đời đã cao, nhưng tuổi nghề của bà Alice còn rất khiêm tốn. Bà bắt đầu sự nghiệp người mẫu chuyên nghiệp vào năm 93 tuổi.Trước đó, bà chưa từng bao giờ nghĩ có ngày bản thân sẽ trở thành người mẫu, còn vào độ tuổi U100.
Trước đó, bà chưa từng bao giờ nghĩ có ngày bản thân sẽ trở thành người mẫu, còn vào độ tuổi U100.
Thời thiếu nữ, bà học trường quản lý vì muốn trở thành một thư ký. Sau này, bà kết hôn và ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng còn.
Năm 93 tuổi, bà được cháu gái Amy đưa đến một sự kiện. Tại đây, bà bén duyên với nghề mẫu. Lúc đầu, bà bỡ ngỡ, không biết nên làm gì. Được người quản lý chỉ dẫn, bà dần tìm được sự tự tin và niềm yêu thích với công việc này.
Ba năm qua, bà hoạt động tích cực, được công nhận là người mẫu chuyên nghiệp.
Không trẻ trung, căng mọng như những mẫu trẻ, bà Alice ghi điểm nhờ thần thái ngút ngàn và vẻ đẹp của người đã nếm trải đủ sóng gió cuộc đời.
Video đang HOT
“Có thể nói là có chút khuấy động tới làng người mẫu… Thật tuyệt khi được ai đó ngưỡng mộ”, bà chia sẻ.
Bà Alice thường được mời đóng quảng cáo mỹ phẩm, máy ảnh, đồ gia dụng… Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên tạp chí thời trang, còn lên cả trang bìa.
Nhan sắc thời trẻ của bà Alice.
Hành trình nhan sắc của người mẫu cao tuổi nhất Hong Kong qua nhiều thập kỷ.
Alice kết hôn vào năm 1947. Thời trẻ, chồng bà là nhân viên bán hàng, có vẻ ngoài điển trai.
Hai người đi cùng nhau chặng đường dài 65 năm trước khi ông ra đi nhẹ nhàng vào một buổi trưa gần 10 năm trước.
Bà và chồng có với nhau hai con, một nam và một nữ. Hiện tại, bà có thêm 5 cháu và 3 chắt. Trong đó, thân thiết nhất phải kể đến cháu gái Amy – người dẫn lối bà đến với nghề người mẫu.
Nghề người mẫu mang đến niềm vui tuổi già cho bà Alice. Bà chia sẻ, dù đã 96 tuổi, bà vẫn mang tâm hồn của một thiếu nữ.
Theo phunutosay.vn
Vì sao tỷ phú Wendy Yu góp số tiền "khủng" cho Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan?
Tổng biên tập Vogue Mỹ Anna Wintour và Giám tuyển Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan Andrew Bolton đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang Trung Quốc của Wendy Yu.
Đầu năm nay, Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan chính thức tuyên bố nhà giám tuyển nghệ thuật kỳ cựu Andrew Bolton sẽ tiếp quản vị trí giám tuyển "ưu đãi" do nhà đầu tư Wendy Yu sáng lập nên. Một nguồn tin thân cận với các hoạt động gây quỹ của bảo tàng cho biết, số tiền mà tỷ phú Trung Quốc sẽ phải chi trả cho khoản quyên góp này dao động từ 3 - 4 triệu đô la Mỹ.
Nữ tỷ phú Wendy Yu (giữa) chụp ảnh cùng Tổng biên tập Tạp chí Vogue Mỹ Anna Wintour và nhà giám tuyển nghệ thuật kỳ cựu Andrew Bolton. (Ảnh: Scmp)
Xuất thân từ một gia đình giàu có ở tỉnh Chiết Giang, Wendy Yu hiện là giám đốc điều hành của công ty đầu tư thời trang Yu Holdings với trụ sở được đặt tại Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Wendy Yu thường xuyên xuất hiện tại các buổi trình diễn và những sự kiện thời trang hàng đầu thế giới, trong đó có Met Gala - sự kiện thường niên được dẫn dắt bởi Tổng biên tập Tạp chí Vogue Mỹ Anna Wintour diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.
Wendy Yu là khách mời tại Met Gala 2018. (Ảnh: Jing Daily)
Cách đây hai năm, Wendy Yu đã có cơ hội gặp gỡ Anna Wintour tại Tuần lễ Thời trang Paris. Mối cơ duyên này đã dẫn dắt Yu đến với Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan - nơi đang lưu giữ hơn 33.000 thiết kế trang phục và phụ kiện đắt giá. Trước khi nhận được khoản đầu tư từ Wendy Yu, Viện trang phục là bộ phận duy nhất thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metrpopolitan không có vị trí giám tuyển "ưu đãi".
Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan là nơi lưu giữ hơn 33.000 thiết kế đắt giá. (Ảnh: Stylebistro)
Nhà giám tuyển nghệ thuật Andrew Bolton cho biết: " Một điều vô cùng ấn tượng là các khoản đầu tư từ Wendy Yu dành cho Viện trang phục và vị trí giám tuyển "ưu đãi" sẽ kéo dài vô thời hạn. Mỗi bộ phận thuộc Bảo tàng Metropolitan đều có các vị trí "ưu đãi" tương tự.
Vì vậy, chúng tôi là bộ phận cuối cùng thuộc bảo tàng nhận được lợi ích vật chất dưới danh nghĩa vị trí "ưu đãi". Chúng tôi rất hy vọng Viện trang phục sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong tương lai".
Nhà giám tuyển nghệ thuật Andrew Bolton. (Ảnh: The cut)
Mỹ là quốc gia có truyền thống từ thiện văn hóa lâu đời. Các gia tộc danh giá như Rockefellers tại New York, Menils tại Houston và Gettys ở Los Angeles đã góp phần củng cố giá trị văn hóa đặc biệt này khi đầu tư vào việc xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York và Bảo tàng Broad tại Los Angeles.
Thông thường, các phòng trưng bày tại bảo tàng sẽ được mang tên những nhà hảo tâm đã đóng góp vật chất hoặc các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm như tại Viện nghệ thuật Chicago hay Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.
(Ảnh: paththroughhistory)
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc tại các quốc gia đang phát triển đã tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang thế giới. Khi nhắc đến những nhà bảo trợ nghệ thuật giàu có, người ta đã không còn nghĩ đến hình ảnh người đàn ông da trắng theo khuôn mẫu điển hình của doanh nhân Andrew Carnegie hay nhà tài chính Henry Clay Frick.
Công chúa Qatar Al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al-Thani và nữ tỷ phú người Nga Dasha Zhukova là những gương mặt trẻ góp phần xây dựng những bảo tàng đẳng cấp thế giới cùng các bộ sưu tập nghệ thuật khổng lồ với mức thu nhập dường như không giới hạn.
Wendy Yu, người phụ nữ quyền lực của ngành thời trang Trung Quốc
Wendy Yu, nữ doanh nhân kiêm nhà đầu tư đầu tư hiện là một trái tim nhiệt huyết trong việc làm cầu nối giữa Trung Quốc với thời trang thế giới.
Sở hữu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp dòng chảy của ngành công nghiệp thời trang dù có xuất phát điểm khá muộn. Theo ông Andrew Bolton, tại cuộc gặp giữa ông cùng Anna Wintour và Wendy Yu cách đây 2 năm, nữ tỷ phú đã không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ về lời đề nghị hợp tác và đồng ý đầu tư vào Viện trang phục sau đó.
Andrew Bolton cho biết: " Đó là một quyết định chóng vánh. Tôi cho rằng châu Á là khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, trong đó, các viện nghệ thuật nhận sự hỗ trợ từ những nhà từ thiện. Nhưng đối với Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, sự đầu tư chỉ thật sự bắt đầu khi chúng tôi thực hiện triển lãm China Through the Looking Glass".
Andrew Bolton và Wendy Yu trong chuyến thăm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào tháng 9/2018. (Ảnh: VCG/Getty Images)
China Through the Looking Glass là sự kiện được tổ chức bởi nhà giám tuyển Andrew Bolton tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan 3 năm về trước. Buổi triển lãm đánh dấu lần đầu tiên Andrew Bolton hợp tác cùng những nhà bảo trợ nghệ thuật đến từ Trung Quốc. Trong đó, ông đã có cơ hội làm việc cùng "ông trùm" thời trang Hồng Kông Silas Chou nhằm gây quỹ cho buổi triển lãm.
Triển lãm China Through the Looking Glass được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York. (Ảnh: mdmag)
(Ảnh: Charitybuzz)
Chia sẻ về sự hợp tác lần này, Wendy Yu cho biết: " Tôi đã luôn được dạy phải biết chia sẻ và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, đó luôn là điều tôi tâm niệm. May mắn được thừa hưởng nền giáo dục Đông - Tây, tôi muốn trở thành cầu nối giữa Trung Quốc và ngành công nghiệp thời trang thế giới nhằm quảng bá thời trang Trung Quốc cũng như tạo cơ hội cho những tài năng như Andrew tỏa sáng".
(Ảnh: Jing Daily)
Mục tiêu cuối cùng của cô là mở một bảo tàng nghệ thuật đương đại tại quê nhà trong vòng 10 năm tới. Dự án hợp tác giữa Yu và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vẫn là những tín hiệu đáng mừng cho mối quan hệ lâu dài giữa bảo tàng và ngành công nghiệp thời trang Trung Quốc.
Chia sẻ về việc hợp tác giữa Wendy Yu và Viện trang phục Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Anna Wintour cho biết: " Khi Wendy nói về thế giới thời trang, cô ấy dành sự ngưỡng vọng cho những nhà thiết kế trong quá khứ mặc dù cô ấy còn rất trẻ. Wendy là người có tầm nhìn và tư duy toàn cầu. Khi đề cập đến các dự án đầu tư dành cho những nhà thiết kế mới, tôi nhận ra cô ấy rất am tường về lịch sử thời trang, văn hóa cũng như tôn thờ chủ nghĩa sáng tạo".
Wendy Yu và Anna Wintour. (Ảnh: Sina)
Dựa trên thực tế số lượng du khách Trung Quốc khổng lồ đổ về Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan hằng năm, Andrew Bolton và Wendy Yu đều nhận thức được tầm quan trọng của phân khúc khách hàng này trong dự án hợp tác giữa họ. Bên cạnh đó, sự quan tâm về yếu tố văn hóa của người Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc gia tăng sự đầu tư của những nhà bảo trợ nghệ thuật giàu có tại quốc gia này.
Theo elle.vn
Phong trào #MeToo và những thay đổi tích cực trong nghề người mẫu Giới hạn người mẫu trên 16 tuổi, phòng thay đồ riêng dành cho người mẫu và tần suất xuất hiện của người mẫu da màu là những thay đổi của ngành công nghiệp thời trang nhằm nâng cao điều kiện sức khỏe và môi trường làm việc của người mẫu. PHONG TRÀO #METOO VỚI XUẤT PHÁT ĐIỂM NHẰM CHỐNG QUẤY RỐI VÀ LẠM...