Bà cụ 80 tuổi giết… 1.000 con ruồi mỗi ngày
Suốt 14 năm qua, một bà cụ 80 tuổi ở Trung Quốc đã dành phần lớn thời gian trong ngày để… đập ruồi.
Bà Ruan Tang (80 tuổi) sống ở khu Changmingsixiang, thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, đã dành 8 tiếng mỗi ngày trong suốt cả tuần để giết chết lũ ruồi. Ruan Tang ước tính mỗi ngày bà giết khoảng 1.000 con ruồi. Đôi khi bà còn ngồi cạnh một cái thùng rác trong 2 tiếng để đảm bảo giết hết loài côn trùng gây hại này.
Suốt 14 năm qua, bà Ruan Tang dành phần lớn thời gian để đập ruồi
Từ khi nghỉ hưu, vì muốn làm một điều có ích cho cộng đồng nên bà Ruan Tang bắt đầu có sở thích khác thường và tốn nhiều thời gian như trên. Hiện người phụ nữ này đang được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Bà Ruan Tang chia sẻ: “Tôi đã nghỉ hưu và muốn làm một điều gì đó giúp cộng đồng để chứng tỏ mình có ích. Tôi nhận thấy những con ruồi khiến người dân rất khó chịu trong mùa hè. Vì vậy, tôi nghĩ giết ruồi là cách tốt nhất để tôi giúp mọi người. Kể từ đó, tôi đã làm công việc này hàng ngày”.
Bà làm việc chăm chỉ 8 tiếng mỗi ngày suốt cả tuần
Trong câu chuyện viết về bà Ruan Tang, một tờ báo địa phương cho biết “ruồi là kẻ thù của con người, chúng khiến bệnh tật lây lan, chúng sinh sản nhanh và rất khó tiêu diệt”. Cuối cùng tờ báo kết luận: “Bà Ruan Tang giết ruồi bằng cách thân thiện với môi trường. Nếu không có bà ấy, chắc chắn lũ ruồi sẽ sinh sản nhiều khủng khiếp”.
Bà Ruan Tang đã phát biểu trên truyền hình địa phương: “Tôi cảm thấy rất vui khi có thể giúp những người hàng xóm quét sạch lũ ruồi đáng ghét. Với độ tuổi của tôi, đó là một công việc có ý nghĩa. Hơn nữa nó còn giúp tôi rèn luyện, giữ sức khỏe”.
Jian Hsiao (58 tuổi) – một người hàng xóm của bà Ruan Tang, ca ngợi: “Ruan Tang là chuyên gia giết ruồi. Bà ấy là nữ anh hùng của chúng tôi”.
Theo aFamily
Kỳ lạ: Từ hôn bằng quả bí đao, dùng cành cây để xỉa răng
Dùng cành cây làm tăm xỉa răng, dùng gậy đánh người để chúc phúc năm mới và tín hiệu từ hôn bằng quả bí đao có lẽ là những tập tục kỳ cục nhất thế giới.
Từ hôn bằng quả bí đao
Trong phong tục của Ukraine có nhiều điều thú vị mà điển hình là phong tục hứa hôn và từ hôn.
Nghi thức hôn nhân ở Ukraine vẫn còn giữ lại được những phong tục truyền thống vô cùng thú vị. Cách đối đáp những câu đố câm là một đặc sắc. Quá trình cầu hôn, đính hôn cho tới hôn lễ là cả một quá trình đặc sắc và độc đáo. Bà mối thường mở đầu bằng câu "trong nhà em có món vật quý, trong tay anh có có chủ cần mua", để dò xem ý nhà gái thế nào, nếu bố mẹ cô gái đồng ý hôn sự thì cùng bà mối đi ba vòng quanh ghế, rồi ở đó vẽ một hình chữ thập đối diện với tượng Chúa, sau đó bàn tới việc đính hôn.
Ngày ăn hỏi, bà mối dẫn chàng trai và gia đình tới nhà cô gái, sau khi gặp mặt, bố mẹ cô gái mời một bát nước đường, nếu chàng trai uống một hơi cạn có nghĩa là đã đem lòng yêu cô gái, nếu không thì chỉ nhấp môi.
Sau khi đồng ý, hai bên gia đình sẽ bàn chuyện lễ vật, thường bao gồm đồ trang sức, quần áo, đồ gia dụng và đồ vật thường ngày...
Trước khi chính thức kết hôn, cha mẹ gia đình nhà trai phải hai tay bưng mâm có bánh mì tới gia đình nhà gái để quyết định lần cuối về hôn lễ của hai con. Nếu khi đó, gia đình nhà gái không đồng ý chuyện hôn lễ, cô gái sẽ mang một quả bí đao ra đặt trước mặt mọi người thể hiện ý "chối từ", nhà trai sẽ âm thầm cáo từ, đây gọi là "ngày đen tối".
Trong quá trình bàn chuyện hôn lễ kỳ lạ này, nước đường và quả bí đao đã vô hình trung trở thành đại diện của hai bên gia đình, đây thực sự là điều rất thú vị.
Dùng roi đánh để chúc phúc
Từ lâu, Bungari được mệnh danh là "xứ sở hoa hồng" bởi đi đến đâu trên đất nước này, người ta đều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hồng, vốn được tôn vinh là nữ hoàng của các loài hoa. Nhưng ngoài hoa hồng, xứ sở này còn nổi tiếng với những tập tục kỳ lạ vào loại nhất thế giới.
Đất nước Bungari - xứ sở hoa hồng. Ảnh minh họa
Một trong những tập tục lạ của đất nước này là đánh đòn để chúc phúc trong ngày tết năm mới mang tên "gậy chào xuân". Cuốn sách 101 văn hóa kỳ lạ trên thế giới cho biết: Chiếc gậy là những cành cây nhỏ được buộc lại với nhau bằng sợi lông cừu màu đỏ và màu trắng tạo dáng như chiếc gậy rồi treo lên đó từng xâu bông gạo, ớt khô và ngô, họ dùng tiền, bánh mỳ khô và các loại hạt giống để điểm xuyết thêm. Khi mùa xuân tới, bọn trẻ tự tay cầm "gậy chào xuân" tới mọi nhà, dùng nó để đánh nhẹ vào sau mọi người, miệng còn hát bài ca truyền thống chào năm mới.
Người bị đánh còn phải đưa cho bọn trẻ bánh mì và tiền lẻ để biểu thị sự cảm ơn. Trên có ông bà, cha mẹ, dưới có bạn bè hàng xóm, thậm chí cả những con vật trong nhà cũng đều bị đánh. Cho dù người không quen biết bị đánh cũng sẽ mỉm cười đáp lại.
Người ta tin rằng "gậy chào xuân" là vật may mắn, bởi cây làm ra gậy này là một loại cây đặc biệt trên núi. Cành lá tốt tươi, hoa nở quanh năm, tượng trưng cho sự mạnh khỏe trường thọ. Phụ nữ dùng hoa để đun nước gội đầu sẽ làm cho tóc dài bóng mượt. Cũng chính bởi "gậy chào xuân" thần kỳ như vậy nên sau khi sử dụng xóm người dân nơi đây giữ gìn nó rất cẩn thận.
Đẳng cấp xỉa răng
Đất nước Ả-rập-Xê-út có một tập tục xỉa răng có thể nói là kỳ cục: sử dụng cành cây xỉa răng. Họ kỳ công chọn lựa những cành cây nhỏ bằng ngòi bút chì, đẽo gọt nó dài bằng ngón tay út, và gọi đó là "tăm xỉa răng". Mỗi chiếc như vậy có thể dùng được trong hai tuần. Khi sử dụng, người ta kẹp nó giữa ngón giữa và ngón áp út, vừa xỉa răng vừa cắn đầu tăm. Nghe nói cách đặc biệt này có thể bảo đảm vệ sinh và làm sạch răng mà không cần đánh răng như bàn chải.
Do đó, cho dù bàn chải rất dễ mua, nhưng ngưi dân địa phương vẫn thích tự làm hay mua cây xỉa răng hơn, có khi có những người Ả-rập còn tặng cho khách cây tăm xỉa răng tự làm.
Nói tới lịch sử của tăm thì vô cùng lâu đời. Theo khảo cổ học, người A Rập 3000 năm trước đã dùng phương pháp này xỉa răng. Họ coi việc đó là một trong bốn đạo đức thẩm mỹ. Mỗi ngày trước khi cầu nguyện, họ phải dùng cây tăm để vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
Thậm chí nhiều người Ả-rập-Xê-út còng mang theo người rất nhiều tăm, mỗi khi nhàn rỗi là lại mang ra sử dụng. Họ vô cùng yêu quý tăm và thậm chí coi nó như đồ trang sức.
Đặc biệt hơn xỉa răng cũng được phân thành đẳng cấp. Người bình thường có thể dùng bất kỳ loại cây nào làm tăm nhưng người có điều kiện thì thích chọn tăm làm từ cây quế. Tăm quế không những có mùi thơm mà còn có tác dụng chống sâu răng.
Theo Datviet
Mẹ thuê hẳn một ngọn núi cho con học Văn Một người mẹ họ Gan ở phía Tây Nam, Trùng Khánh, Trung Quốc đã thuê hẳn một vùng đất nông nghiệp để con gái có cơ hội hòa nhập và trải nghiệm thực tế với thiên nhiên. Người mẹ trẻ này từng là giáo viên trung học và hiện giờ ở nhà để dành thời gian chăm sóc và giáo dục con cái....