“Bà con” của rùa Hồ Gươm ở nước ngoài sống thế nào?
Cả thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống ở Hồ Gươm và Đồng Mô, Hà Nội. Vậy 2 con còn lại đang ở đâu và sống như thế nào?
Cá thể rùa loài Rafetus swinhoei ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia cho rằng rùa Hồ Gươm thuộc loài Rafetus swinhoei mai dẹt có hình dạng thuôn gần giống hình chữ nhật. Loài Rafetus swinhoei được cho là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới. Chiều dài tối đa có thể lên tới 100cm, chiều rộng 70cm và cân nặng từ 70 đến 100kg. Các mẫu vật rùa từng thu được ở sông Dương Tử có cân nặng trung bình 25kg.
Các nhà khoa học đang đo đạc kích thước rùa cái tại vườn thú Tô Châu tháng 2.2015.
Các nhà khoa học xác định, trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa Rafetus swinhoei, trong đó có 2 ở Hồ Gươm và Đồng Mô (Hà Nội, Việt Nam). 2 con còn lại đang sống tại vườn thú Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Hai con rùa này một đực, một cái và có tuổi thọ đều rất cao, được chăm sóc rất cẩn thận. Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo vệ Động vật hoang dã xác định con cái hơn 100 tuổi.
Cá thể rùa đực ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc.
Cặp rùa này được ghép đôi sinh sản từ năm 2008 và cho khoảng 150 trứng mỗi năm. Tuy nhiên không một quả trứng nào trong số đó nở thành công. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tất cả trứng rùa đều không được thụ tinh dẫn đến nghi ngờ khả năng con rùa đực có vấn đề.
Video đang HOT
Cận cảnh loài rùa Rafetus swinhoei.
Tháng 2.2015, các nhà khoa học về rùa và Hiệp hội Bảo vệ Động vật hoang dã thực hiện biện pháp thụ tinh nhân tạo cho rùa cái 100 tuổi sau khi biết được cơ quan sinh sản của rùa đực đã hỏng toàn bộ. Dự án mở ra nhiều hy vọng sản sinh ra một bầy rùa con.
Rafetus swinhoei được cho là là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới.
Sau vài tuần chờ đợi, 89 trứng đã được đẻ ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học thông báo rằng số trứng này không một trứng nào nở thành rùa con. Mặc dù thất bại nhưng tiến sĩ Lu Shunqing, điều phối dự án sinh nở rùa cho biết nhiều bài học quan trọng đã được rút ra sau lần thụ tinh nhân tạo cho rùa.
Cá thể rùa Rafetus swinhoei nằm phơi nắng ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc.
Hai cá thể rùa nuôi ở vườn thú Tô Châu ban đầu được nuôi ở vườn thú Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, thụ tinh để hy vọng có thể mang theo một bầy rùa con trở về vườn thú Trường Sa. “Có vẻ như biện pháp thụ tinh nhân tạo là cách duy nhất để loài Rafetus swinhoei ở vườn thú Tô Châu có thể sinh nở thành công”, tiến sĩ Lu Shunqing cho biết. “Số mệnh của loài rùa trong tình trạng gần như tuyệt diệt này đang được nhen nhóm trở lại”.
Theo Danviet
Trong Hồ Gươm còn bao nhiêu "Cụ rùa"?
Để chứng minh ở Hồ Gươm có 5 "cụ rùa", ông Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp được và chỉ ra những điểm khác nhau ở từng con rùa trong các bức ảnh đó.
Sau thông tin Rùa Hồ Gươm chết, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau.
Ông cũng là người có những bộ ảnh mà không ai có như ảnh "cụ rùa" bơi theo chiếc thuyền giữa Hồ Gươm. Bộ ảnh cụ rùa bơi gần hết dọc Hồ gươm trong hơn 4 tiếng buổi chiều...
"Nhìn vào đường bơi đó tôi bết tốc độ bơi của "cụ" bằng 2/3 tốc độ của người chèo thuyền", ông Ngò cho biết.
Ông Lưu Đức Ngò, người có tình yêu tha thiết với rùa Hồ Gươm
Ông Ngò chính là người khẳng định Hồ Gươm có ít nhất 5 "cụ rùa".
Để chứng minh ở Hồ Gươm có 5 "cụ rùa", ông Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp được và chỉ ra những điểm khác nhau ở từng con rùa trong các bức ảnh đó.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, nếu có 5 cụ rùa đã từng được ông chụp ảnh, thì rùa vừa qua đời ở Hồ Gươm là rùa nào trong số 5 rùa đó, ông Ngò cho hay:
"Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy cụ rùa đã "hóa". Nếu theo PGS. Hà Đình Đức, Hồ Gươm có 1 cụ rùa. Hình ảnh mà ông Đức đưa ra đó là "cụ rùa" thứ 4 trong bộ ảnh của tôi: có đốm trắng trên đầu, đường kính khoảng 3cm.
Nói về tuổi của cụ cũng ước chừng khoảng 300 - 400 năm. Còn về cân nặng, tôi có thể khẳng định được, cụ nặng chừng 3 tạ.
Theo quan điểm cá nhân của ông Ngò, nguyên nhân dẫn tới việc cụ rùa Hồ Gươm chết, xét về mặt sinh vật học có thể do "cụ rùa" già quá nên không tránh được quy luật "sinh - lão - bệnh - tử".
"Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là 1 sinh vật có tuổi đời cao hơn chúng ta rất nhiều và gắn với dân tộc Việt Nam từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng ta cần trân trọng, có thể dùng biện pháp khoa học để giữ lại hình dáng. Sau đó để trong tủ kính, bảo quản cho mọi người chiêm ngưỡng", ông Ngò đưa ra quan điểm cá nhân.
Đồng thời ông Ngò cũng khẳng định, rùa trong Hồ Gươm không phải là con giải như 1 số thông tin.
Dẫn giải chắc chắn nhất về khẳng định của ông Ngò là thông tin mà PGS. Hà Đình Đức trước đó đã chia sẻ với báo chí để chưng minh rua Hô Gươm la rua Lê Lơi chư không phải giai Thương Hai.
Mặc dù trước đó ông Peter Richard, chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei cũng như Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie từng khẳng định rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.
Bởi lẽ, thông tin được ông Hà Đình Đức đưa ra như sau, cuối năm 2004, Viện Công nghệ Sinh học đã xét nghiệm AND để so sánh rùa hồ Gươm với các loài rùa khác và kết luận "rùa hồ Gươm là một loài rùa mới, thuộc dòng rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.
Đề cập đến tuổi thọ của rùa Hồ Gươm, GS. TS. Mai Đình Yên - nhà khoa học của các loài động vật cho rằng: ""Cụ" rùa ở Hồ Gươm rất khó có thể đoán được tuổi. Nhiều nhà khoa học đều dự đoán cụ rùa có tuổi thọ dưới 300 năm. Giả thiết cho rằng rùa ở Hồ Gươm đã sống được 600 năm theo tôi là không có cơ sở".
Nói về trọng lượng của rùa, GS. TS. Mai Đình Yên cho biết thêm: "Rùa là một loài động vật sinh trưởng trọng lượng không có giới hạn, càng sống lâu thì kích thước và trọng lượng cơ thể càng tăng".
Phúc Thủy
Theo_Người Đưa Tin
Chuyên gia nước ngoài: "Rùa Hoàn Kiếm phải hơn 100 tuổi" Không thể xác định chính xác tuổi của cá thể rùa này, nhưng rõ ràng đây là một cá thể rùa rất lớn tuổi. Trước sự "ra đi" của "cụ Rùa Hoàn Kiếm", phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và theo dõi về các loài động vật của Việt Nam. Họ...