Bà Clinton đổ bệnh
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – Ảnh: AFP
Một virus dạ dày đã buộc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hoãn chuyến công du nước ngoài vốn sẽ tập trung vào việc tăng cường hậu thuẫn cho phe đối lập ở Syria, tin tức từ hãng tin AP.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9.12 cho biết bệnh của Ngoại trưởng Clinton đã buộc bà phải dời chuyến đi đến Ma Rốc từ ngày 10.12 sang ngày 11.12.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ công nhận hội đồng lãnh đạo mới của phe đối lập Syria là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân nước này. Bà Clinton có thể công bố quyết định trên tại một cuộc họp của nhóm Những người bạn của Syria hôm 14.12.
Video đang HOT
Bà Clinton cũng dự định gặp Vua Ma Rốc Mohammed VI để thảo luận về sự trỗi dậy của các tay súng cực đoan có liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda ở miền bắc Mali.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7.12 đã liệt Phong trào Thống nhất và thánh chiến ở Tây Phi (MUJWA), một trong những nhóm tay súng Hồi giáo đang kiểm soát miền bắc Mali, vào danh sách khủng bố, theo hãng tin AFP.
Sau Ma Rốc, bà Clinton dự kiến sẽ đến Tunisia và UAE.
Theo TNO
'Lập lực lượng chuyên chống khủng bố sẽ lãng phí'
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng không nên xây dựng lực lượng chuyên trách chống khủng bố vì sẽ gây lãng phí về nhân lực và vật lực.
Bộ Tư pháp cho biết, nước ta dù chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức khủng bố quốc tế gây ra nhưng trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới và khu vực diễn ra phức tạp thì nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian tới là rất lớn. Ngày 29/10, dự thảo Luật phòng, chống khủng bố đã được Chính phủ trình Quốc hội.
Báo cáo quá trình thẩm định, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành Luật như tờ trình nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Theo Chủ nhiệm Khoa, đang có hai luồng quan điểm về khái niệm "khủng bố". Ý kiến thứ nhất cho rằng khủng bố là việc tổ chức, cá nhân nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền, tổ chức quốc tế thực hiện hoặc không thực hiện một việc theo yêu cầu của mình hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng để thực hiện các hành vi như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy hiếp tinh thần người khác chiếm giữ, phá hủy tài sản cơ quan của tổ chức cá nhân... Ý kiến thứ 2 cho rằng khủng bố là tội phạm hình sự. Đa số ý kiến của Ủy ban Quốc phòng và an ninh đã tán thành quan điểm thứ nhất.
Một cảnh diễn tập chống khủng bố.
Về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, Ủy ban nhận thấy nhiều ý kiến đề nghị không thành lập lực lượng chuyên trách riêng mà giao thêm nhiệm vụ và huấn luyện kỹ lưỡng cho các lực lượng chủ chốt sẵn có (như an ninh, tình báo, tác chiến, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, đặc công, phòng cháy chữa cháy, phòng hóa...) để sẵn sàng phối hợp làm nhiệm vụ khi có khủng bố xảy ra.
Ủy ban tán thành việc này vì nếu xây dựng lực lượng chuyên trách chỉ thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố sẽ gây lãng phí do đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về nhân lực, vật lực. Do vậy, chỉ nên giao nhiệm vụ này cho các lực lượng, đơn vị chủ chốt sẵn có như cách làm hiện nay để sẵn sàng phối hợp làm nhiệm vụ khi có khủng bố xảy ra là phù hợp với tình hình hiện nay, đã được kiểm nghiệm trên thực tế qua các cuộc diễn tập phòng, chống khủng bố.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng này chỉ nên giới hạn trong việc thi hành các biện pháp chống khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ và theo mệnh lệnh, sự phân công của người có thẩm quyền
Giải trình về việc Bộ Tư pháp khi thẩm định cho rằng dự luật nêu 7 biện pháp phòng ngừa tài trợ khủng bố nhưng có 3 biện pháp không thực sự đặc trưng (quản lý về an ninh, trật tự kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh kiểm soát hoạt động giao thông vận tải), Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay các biện pháp này trên thực tế rất cần thiết cho công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tài trợ khủng bố. Ví dụ như cấm xuất cảnh, nhập cảnh với phần tử tài trợ khủng bố, kiểm soát việc vận chuyển đồ vật, tài sản tài trợ... Bộ Công an đề nghị giữ nguyên 3 biện pháp phòng ngừa nêu trên.
Tiếp thu ý kiến thẩm định dự thảo, tướng Quang cho biết các quy định về báo tin cũng được mở rộng hơn khi cho phép bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khi phát hiện có hành vi tài trợ khủng bố có trách nhiệm bằng mọi cách nhanh nhất báo ngay cho cơ quan Công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất để biết và xử lý theo thẩm quyền.
Theo VNE
Taliban công bố video chặt đầu 17 binh sĩ Pakistan Taliban vừa công bố một video vào hôm 27/6, trong đó, họ nói rằng đã chặt đầu 17 binh sĩ Pakistan bị bắt trong cuộc tấn công. Chủ nhật vừa qua (24/6) các chiến binh Taliban đã thực hiện cuộc đột kích đẫm máu qua biên giới vào Pakistan từ Afghanistan. Hôm qua, họ cũng thực hiện vụ đánh bom khiến 5 người...