Bà Clinton công kích đối thủ trong tranh luận lần cuối
Các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Mỹ, bao gồm bà Hillary Clinton, có cuộc tranh luận đầu tiên trong năm 2016 cũng là lần tranh luận cuối cùng trước khi bầu cử sơ bộ diễn ra.
Buổi tranh luận diễn ra tại thành phố Charleston, bang Nam Carolina, trong bối cảnh thời điểm chỉ cách cuộc bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên khoảng 2 tuần. Cuộc bỏ phiếu sẽ bắt đầu ở bang bang Iowa vào ngày 1/2. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy khoảng cách giữa bà Hillary Clinton và thượng nghị sĩ Bernie Sanders đang ngày càng thu hẹp.
Các ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ trong vòng tranh luận cuối cùng. Ảnh: NYT
Vấn đề kiểm soát sở hữu súng
Địa điểm tranh luận là một sân vận động nằm cách không xa nhà thờ Mother Emanuel vốn là hiện trường của vụ tấn công đẫm máu hồi tháng 6/2015. Do vậy, chống bạo lực súng đạn là một trong những vấn đề được thảo luận. Ông Sanders mở đầu buổi thảo luận bằng việc phản bác những chỉ trích của bà Clinton về các chính sách của ông.
Guardian cho hay, Sanders nói ông ủng hộ việc cấm bán vũ khí sát thương và thắt chặt kẽ hở trong các chính sách về kiểm soát súng.
“Là một thượng nghị sĩ xuất thân từ bang nông thôn và gần như không có luật kiểm soát súng chặt chẽ, tôi tin rằng tôi đủ tư cách để kêu gọi mọi người cùng vận động cho luật kiểm soát súng”, ông nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Clinton cáo buộc ông Sanders “đã bỏ phiếu đứng về các nhà vận động hành lang về súng, cùng Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) nhiều lần”. Cựu ngoại trưởng Mỹ nói ông Sanders đã 5 lần bỏ phiếu chống một luật nhằm thắt chặt kiểm soát súng, qua đó tiếp tay cho những đối tượng như nghi phạm xả súng ở Charleston mua vũ khí trong khi y đáng lẽ ra phải bị cấm giao dịch.
“Khoảng 90 người chết mỗi ngày vì bạo lực súng đạn ở Mỹ, tức khoảng 33.000 người mỗi năm. Một trong những ví dụ kinh hoàng nhất xảy ra cách đây không xa”, bà Clinton nói.
Bà Clinton và ông Sanders phản bác lẫn nhau. Ảnh: NYT
Tranh cãi về chăm sóc y tế
Kế hoạch bảo hiểm y tế toàn dân cũng là vấn đề thảo luận quan trọng. Ông Sanders ủng hộ một hệ thống “chăm sóc sức khỏe cho tất cả” do chính phủ chi trả, kết thúc bảo hiểm tư nhân.
Theo CNN, một thăm dò của Quỹ Kaiser Family cho thấy 81% đảng viên Dân chủ ủng hộ kế hoạch của Sanders. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ông không đưa ra chi tiết người Mỹ sẽ phải tốn thêm bao nhiêu tiền thuế để thực hiện kế hoạch.
Trên sân khấu tranh luận, bà Clinton thể hiện quan điểm là người bảo vệ cho đạo luật y tế “Obamacare”, cũng là một trong những thành tích nổi bật của Tổng thống Barack Obama. Cựu ngoại trưởng Mỹ cảnh báo rằng đề xuất “bảo hiểm cho tất cả” của ông Sanders, chỉ được công bố 1 giờ trước buổi tranh luận, sẽ làm xáo trộn luật chăm sóc sức khỏe hiện tại và làm dấy lên một cuộc chiến mới với đảng Cộng hòa.
“Chúng ta cuối cùng đã đạt được kế hoạch chăm sóc y tế phổ thông. Tôi không muốn đảng Cộng hòa có cơ hội phản kháng và tôi cũng không muốn chúng ta tranh cãi lặp đi lặp lại về vấn đề này. Ngay cả khi đảng Dân chủ kiểm soát quốc hội vào năm 2009 và 2010, chúng ta cũng không bảo đảm đủ phiếu bầu cho chương trình y tế. Do vậy, mở lại cuộc tranh luận vào thời điểm này sẽ gây chia rẽ và phản tác dụng”, CNN trích lời bà Clinton.
Ông Sanders phản bác bà Clinton mạnh mẽ, lập luận rằng kế hoạch của ông được xây dựng dựa trên những thành tựu của Tổng thống Obama chứ không đi ngược lại nó. Về phần mình, bà Clinton giải thích rằng kế hoạch của bà “rất đơn giản”: điều chỉnh để đạo luật y tế “Obamacare” ít tốn kém và rẻ hơn đối với người dân Mỹ.
Sanders thu hẹp cách biệt với bà Clinton
Một khảo sát toàn quốc do NBC và Wall Street Journal công bố ngày 17/1 cho thấy bà Clinton đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 59%, ông Sanders được 34% trong khi cựu thống đốc Maryland Martin O’Malley chỉ được 2%.
Tuy nhiên, thăm dò gần đây ở bang Iowa và New Hampshire, các bang tổ chức bỏ phiếu sơ bộ sớm nhất, cho thấy ông Sanders đang thu hẹp khoảng cách đáng kể. Trong những tháng qua, CNN cho biết ông Sanders cố gắng khơi gợi với các cử tri ở Iowa rằng bà Clinton có thể lặp lại lịch sử thất bại hồi năm 2008. Khi đó, ông Obama đã chiến thắng bầu cử sơ bộ ở Iowa.
Minh Anh
Theo Zing News
Mỹ: 5 ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ bước vào tranh luận
Tối 13/10 (theo giờ Mỹ), 5 ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ sẽ bước vào cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Tâm điểm chính tại cuộc đối đầu ở LasVegas chính là ứng viên - cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ông Sanders được xem là đối thủ mạnh nhất của bà Clinton trong nội bộ Đảng, chiếm tỷ lệ ủng hộ khoảng 25% theo khảo sát mới nhất của Reuters.
Ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 của Đảng Dân chủ, bà Clinton. (ảnh: AP)
Trong khi đó, ba ứng viên còn lại rất khó khăn để kiếm được dù chỉ 1% phiếu ủng hộ. Theo giới quan sát, trái ngược với Đảng Cộng hòa, các ứng viên Đảng dân chủ không dành nhiều thời gian để công kích nhau mà họ coi đây là diễn đàn để nói về chính sách cũng như làm sắc nét hơn cương lĩnh tranh cử của mình.
Đối với ba ứng viên là O"Malley, Webb và Chafee dù mờ nhạt hơn song các cuộc tranh luận sẽ là cơ hôi tốt nhất để họ làm đậm nét hơn hình ảnh của chính mình trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Phó Tổng thống Joe Biden tuy không tham gia cuộc tranh luận lần này song vẫn để ngỏ khả năng sẽ chạy đua vào Nhà Trắng.
Một cuộc điều tra của Reuters mới đây cho thấy 48% cử tri Đảng Dân chủ muốn ông Biden ra tranh cử để thi đấu với bà Clinton. Kênh truyền hình CNN cũng công bố khảo sát mới đây cho thấy, mặc dù vướng vào bê bối thư điện tử khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ, ứng cử viên Clinton đến nay vẫn giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhất gần 50 %, tiếp sau là Thượng nghị sĩ Sanders ( 32%) và đứng thứ 3 là Phó Tổng thống Joe Biden 17%./.
Mai Liên VOA
Theo_VOV
"Chọc quê" bà Hillary, nghị sĩ Dân chủ Sanders được hưởng ứng Vấn đề luật sở hữu súng hiện đang nổi cộm tại Mỹ được bà Hillary Clinton đưa ra để công kích đối thủ đang theo sát - nghị sĩ Bernie Sanders - trong cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên đảng Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng hôm 13-10. Khi được hỏi nếu ông Sanders - nghị sĩ độc...