Bà Clinton bất ngờ trải lòng về “mối hận thù” với ông Putin
Tối 15-12, bà Hillary Clinton cho biết việc Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan tới vụ tấn công các tổ chức của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 2016 bắt nguồn từ một mối hận thù lâu năm.
Vào ngày 15-12, bà Clinton có buổi diễn thuyết trước các nhà tài trợ ở TP New York trong “bữa tiệc cám ơn” tại khách sạn The Plaza. Khi đề cập đến vụ tấn công mạng trong cuộc bầu cử năm 2016, đây là lần đầu tiên bà Clinton nói về sự liên quan của Tổng thống Putin.
Bà Hillary Clinton. Ảnh: The Hill
Theo thông tin từ những người có mặt trong buổi tiệc, bà Clinton không nhắc đến Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tuy nhiên, những bình luận phản ứng của bà về thông tin ông Putin có liên quan tới vụ tấn công mạng được xem là một cú đánh ngầm chống lại ông Trump.
Một trong các nguồn tin cho biết bà Clinton nói rằng bà rất tự hào là ngoại trưởng bảo vệ nền dân chủ khi đối đầu với tổng thống Nga.
Ngoài ra, bà Clinton còn tiết lộ ông Putin giữ mối thâm thù với bà sau những bình luận về cuộc bầu cử quốc hội Nga năm 2011.
Video đang HOT
Thời điểm đó, bà Clinton vẫn còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ và lên tiếng chỉ trích nặng nề cuộc bầu cử không tự do và công bằng. Đáp lại, ông Putin đổ lỗi cho bà Clinton về những cuộc biểu tình nổ ra sau đó.
Bà Clinton còn cho rằng các tài liệu bị xâm nhập là một phần nguyên nhân dẫn đến thất bại của bà. Theo lời cựu ngoại trưởng, vụ tấn công mạng là “một cú đánh vào an ninh quốc gia và nền dân chủ chúng ta”, một người tài trợ có mặt trong bữa tiệc cho biết.
Các tài liệu bị tấn công của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và giám đốc chiến dịch bầu cử của bà Clinton, ông John Podesta, thu hút nhiều sự chú ý trong cuộc bầu cử 2016 và được ông Trump dùng để chống lại bà Clinton.
WikiLeaks, tổ chức đăng tải phần lớn các thông tin bị xâm nhập trên, còn công khai hàng loạt thư điện tử của ông Podesta nhiều tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra.
Trả lời phỏng vấn đài CNN hôm 15-12, một quan chức Mỹ thạo tin về sự việc cho biết vụ tấn công được thực hiện bởi các công cụ hết sức tinh vi, cho thấy ông Putin có liên quan.
Nguồn tin này tiết lộ rằng dù “dấu vân tay” của ông Putin không xuất hiện nhưng “nguồn gốc của chiến dịch này phải được chấp thuận bởi những nhân vật cấp cao trong chính phủ Nga”.
(Theo Soha News)
Quy trình trực tiếp bầu tổng thống của 538 đại cử tri Mỹ
Các đại cử tri Mỹ trên khắp các bang sẽ tập hợp trong hôm nay để bỏ lá phiếu trực tiếp bầu ra chủ nhân Nhà Trắng tiếp theo.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Cuộc bầu cử ngày 8/11 của các cử tri Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống thứ 45 của nước này. Lá phiếu của họ quyết định ai sẽ là đại cử tri của từng bang, những người sẽ trực tiếp bầu ra chủ nhân Nhà Trắng trong ngày hôm nay.
Kết quả của cuộc bầu cử vừa qua cho thấy ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giành được 306 phiếu đại cử tri, trong khi đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton chỉ nhận 232 phiếu. Nếu các đại cử tri này bỏ phiếu theo đúng kết quả đã cam kết, nhà tài phiệt New York sẽ chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, theo Trung tâm Hiến pháp Mỹ.
Luật liên bang Mỹ quy định các đại cử tri sẽ nhóm họp và bỏ phiếu vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư thứ hai của tháng 12. Điều này có nghĩa cuộc bầu cử của các đại cử tri Mỹ năm nay diễn ra vào ngày 19/12. Trong hôm nay, các phiên họp cử tri đoàn sẽ diễn ra tại 51 địa điểm trên khắp nước Mỹ, theo các quy định bỏ phiếu khác nhau tùy thuộc vào từng bang.
Danh sách các đại cử tri của 50 bang và thủ đô Washington D.C đã được xác nhận với chính quyền liên bang từ hôm 13/12. Mỗi bang nộp lên Văn phòng Đăng ký Liên bang và Cục Lưu trữ Quốc gia hai văn bản, gồm Giấy Xác nhận của thống đốc bang về kết quả bầu cử và Danh sách đại cử tri đủ điều kiện.
Vào ngày 19/12, chính quyền mỗi bang chỉ định nơi tổ chức bỏ phiếu đại cử tri, thường là tại thủ phủ bang. Tại buổi họp, các đại cử tri sẽ bỏ phiếu cho tổng thống và phó tổng thống mà họ đại diện. Nếu đại cử tri nào không thể hoàn thành nghĩa vụ vào ngày diễn ra cuộc họp cử tri đoàn, từng bang sẽ có cách "lấp chỗ trống" khác nhau. Mọi vấn đề tranh cãi liên quan đến việc chỉ định đại cử tri đều phải được xử lý thông qua luật bang và không quá 6 ngày trước khi các phiên họp bắt đầu.
Trong 51 cuộc họp cử tri đoàn, 23 bang và thủ đô Washington D.C yêu cầu đại cử tri phải bỏ phiếu cho ứng viên thuộc đảng cam kết của họ. Tại một số bang, chẳng hạn như Michigan, đại cử tri không bỏ phiếu cho ứng viên cam kết (hay còn gọi là đại cử tri bất trung) sẽ bị coi là không đủ điều kiện và bị thay thế bởi đại cử tri dự khuyết.
Sau khi việc bỏ phiếu hoàn thành, tất cả đại cử tri ký và niêm phong Giấy Chứng nhận Phiếu bầu. 6 bản chứng nhận có chữ ký như vậy sẽ được gửi cho chủ tịch Thượng viện, người đứng đầu cơ quan đối ngoại của bang, Cục Lưu trữ Quốc gia và thẩm phán bang.
Vào 13h ngày 6/1/2017, lưỡng viện Mỹ tiến hành họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Thượng viện, Phó tổng thống Joe Biden để kiểm đếm lá phiếu đại cử tri. Ông Biden cũng sẽ là người đứng ra tuyên bố tên ứng viên tổng thống giành chiến thắng.
Nhưng quy trình vẫn chưa kết thúc tại đây. Phó tổng thống sau đó phải hỏi xem liệu có nghị sĩ nào phản đối hay không. Nếu một đại cử tri lựa chọn đi ngược lại kết quả bỏ phiếu của bang, các nghị sĩ có quyền ra kiến nghị xem xét loại bỏ lá phiếu này.
Khi xuất hiện kiến nghị phản đối, Thượng viện và Hạ viện lập tức chia ra để nhóm họp trong khoảng hai tiếng để quyết định xem nên ủng hộ kiến nghị phản đối hay không. Nếu lưỡng viện đều đồng tình, lá phiếu cần xem xét sẽ bị loại bỏ.
Nếu mọi vướng mắc đều được giải quyết xong xuôi, bước tiếp theo là chuẩn bị để tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Đại cử tri Mỹ chuẩn bị bầu tổng thống Mỹ 538 thành viên đại cử tri đoàn dự kiến gặp mặt để biến chiến thắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trở thành chính thức. Bản đồ về số phiếu đại cử tri dự kiến đêm bầu cử tổng thống Mỹ. Ảnh: AFP Tại tất cả 50 thủ phủ bang và Washington D.C, các đại cử tri sẽ gặp mặt ngày...