Ba chùm ca bệnh Covid-19 ở các khu đông dân cư Hà Nội
Sau hai đợt giãn cách xã hội, thủ đô còn một số chùm ca bệnh phức tạp, tập trung ở các phường Thanh Xuân Trung, Văn Miếu, Văn Chương và HH4C Linh Đàm.
Chiều 25/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) ghi nhận thêm 29 ca dương tính tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi , phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân); nâng tổng số ca dương tính phát hiện ở khu vực này lên 73. Trong đó có trường hợp vẫn nhiễm Covid-19 dù thường xuyên ở nhà, chưa xác định rõ nguồn lây.
Chốt cách ly ngõ 328 và ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, trưa 24/8. Ảnh: Tất Định.
Hai bệnh nhân đầu tiên ghi nhận ở ngõ 330 Nguyễn Trãi là mẹ con. Chiều 22/8, người mẹ 48 tuổi đưa con gái 28 tuổi đi xét nghiệm nhanh tại bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc, sau đó lấy mẫu xét nghiệm PCR khẳng định dương tính sáng 23/8.
Trong ba ngày, qua xét nghiệm sàng lọc, truy vết, ngành y tế ghi nhận thêm 71 ca dương tính cư trú trong hai ngõ phố trên và các khu giáp ranh là tập thể Thuốc lá Thăng Long, tập thể Bóng đèn phích nước Rạng Đông, khu nhà máy dụng cụ số 1. Quận Thanh Xuân đã quyết định phong tỏa khu vực 700 hộ dân với hơn 2.000 người trong 7 ngày, đến 30/8.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, nhận định chùm ca bệnh đã đến vòng lây nhiễm thứ 2 hoặc 3. Nguồn lây có thể là người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở và đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở để sàng lọc nguy cơ. “Dự báo, chùm ca bệnh này có khả năng lên tới hơn 100 ca dương tính”, ông Tuấn nói.
Công an dựng rào chắn trên phố Nguyễn Khuyến chiều 21/8. Ảnh: Giang Huy.
Quận Đống Đa hôm nay ghi nhận thêm 8 ca dương tính tại chùm ca bệnh hai phường Văn Miếu và Văn Chương , nâng tổng số ca nhiễm lên 116. Trước đó, Quận đã quyết định phong tỏa hai phường tổng diện tích 0,69 km2, gồm 21.000 dân trong 14 ngày, từ 21 đến 4/9.
CDC Hà Nội đánh giá, hai chùm ca bệnh ở quận Thanh Xuân và quận Đống Đa nêu trên có sự tương đồng về đặc điểm dân cư đông đúc, ngõ nhỏ, ngách nhỏ, diện tích chật hẹp nên khả năng tiếp xúc lớn.
Video đang HOT
Hai ngày gần đây, HH4C Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) một trong những khu chung cư đông dân nhất thành phố, không ghi nhận thêm ca mắc mới. Tổng số ca ở chung cư này là 41.
Trong chùm 41 ca bệnh này, trường hợp dương tính đầu tiên ghi nhận ngày 8/8, là nam, 35 tuổi, trú tại tầng 6, tòa HH4C. 40 ca dương tính còn lại cư trú ở tám tầng khác nhau của tòa nhà 35 tầng này, trong đó tầng 6 nhiều nhất với 14 ca.
Chính quyền phường Hoàng Liệt đã lập sở chỉ huy dã chiến tại sân chung cư HH4C khu đô thị Linh Đàm, phong tỏa toàn bộ 820 căn hộ với hơn 3.000 dân.
Ngoài ra, những ngày gần đây, thành phố còn ghi nhận thêm nhiều chùm ca bệnh mới trong cộng đồng tại rải rác tại Giáp Bát (quận Hoàng Mai), phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), phố Dương Văn Bé (quận Hai Bà Trưng)…
“Điều lo ngại là việc phát hiện ca nhiễm ở cộng đồng, từ một ca có thể ghi nhận ổ dịch vài chục ca. Nếu có ca mắc mà không phát hiện kịp thời, để thành nhiều chu kỳ lây nhiễm thì rất khó xử lý”, ông Khổng Minh Tuấn nói và khuyến cáo người dân khi có triệu chứng, hoặc thậm chí không triệu chứng song cảm thấy sức khoẻ có vấn đề, nghi vấn liên quan đến Covid-19 thì phải khai báo ngay để được lấy mẫu xét nghiệm.
Tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm bị phong tỏa tối 19/8. Ảnh: Nguyễn Định.
Trước đợt giãn cách thứ ba (từ 23/8), theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã khống chế được 8 chùm ca bệnh lớn là: chùm ca bệnh tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (116 ca); Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, số 565 Nguyễn Trãi (19 ca); Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (44 ca); B6 Trại Găng, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng (34 ca); liên quan Nhà thuốc Đức Tâm, số 95 Láng Hạ, quận Đống Đa (119 ca); Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh (115 ca); Bệnh viện Phổi Hà Nội (78 ca); Công ty thực phẩm Thanh Nga, ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (42 ca).
Từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.770 ca dương tính nCoV, trong đó số mắc ngoài cộng đồng 1.425, số mắc đã được cách ly 1.345.
Covid 24h: TP HCM 'không phong tỏa trong hai tuần tới'
TP HCM yêu cầu "ai ở đâu yên đó" từ ngày mai; các lực lượng quân y, công an, y tế tiếp tục lên đường hỗ trợ tâm dịch.
Khẳng định "không phong tỏa thành phố trong hai tuần tới", Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM chiều 21/8 cho biết chỉ tiếp tục nâng cao các biện pháp, tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch.
Theo Ban chỉ đạo, việc siết chặt dựa trên 4 yếu tố: Trung ương tăng cường thêm quân đội, công an, y tế cùng với lực lượng thành phố sẵn có; thêm thiết bị, thuốc men phù hợp với tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh; cung cấp thêm lương thực phẩm cho người dân và cuối cùng thực hiện nghiêm hơn Chỉ thị 16.
Người dân chờ xếp hàng trong siêu thị TP HCM, chiều 20/8. Ảnh: Quỳnh Văn
Hai ngày qua, người dân đã ùn ùn đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men s au thông báo "ai ở đâu yên đó" từ 23/8. Các siêu thị, hiệu thuốc nêm kín người.
Từ 0h ngày mai đến 6/9, thành phố tạm ngưng hoạt động của lực lượng giao hàng bằng công nghệ (shipper) tại 8 quận huyện Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 8, 12 và TP Thủ Đức. Đây là các đơn vị có ca nhiễm cộng đồng cao, từ 119 đến 320 ca trong ngày 21/8, theo dữ liệu từ Cổng thông tin Covid-9 TP HCM. Các quận huyện còn lại, shipper được hoạt động song không ra khỏi địa bàn và phải có dấu hiệu nhận diện riêng.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố, Trung ương đóng trên địa bàn thực hiện phương án "ba tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến", tối đa 1/4 quân số và phải có mặt tại cơ quan trước 0h ngày 23/8.
Chính quyền chia địa bàn thành các vùng với nguy cơ khác nhau. Người dân ở "vùng xanh" (an toàn), "vùng vàng" (nguy cơ thấp) và có điều kiện được tự đi chợ một lần trong tuần. Người dân ở "vùng cam" (nguy cơ cao) và "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp một tuần một lần, người dân trả tiền. Người khó khăn ở cả bốn vùng trên sẽ nhận được suất hỗ trợ đồ ăn, nhu yếu phẩm.
Về y tế, thành phố sẽ lập 400 trạm lưu động. Nhân sự gồm y bác sĩ địa bàn và lực lượng tăng cường của thành phố hoặc trung ương. Các trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, hỗ trợ điều trị bệnh lý nền khác, tiêm vaccine... đảm bảo nhu cầu y tế cho nhân dân.
Về an sinh, thành phố cùng lúc triển khai ba gói hỗ trợ lao động nghèo, người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM đang đề nghị hỗ trợ hơn một triệu hộ lao động nghèo và 669.000 lao động tự do, kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng. Số hộ nghèo được đề nghị bổ sung là diện sống trong các khu nhà trọ, lưu trú công nhân, khu phong tỏa. Mức đề xuất 1,5 triệu đồng mỗi hộ. Quận, huyện tạm ứng ngân sách địa phương để chi khẩn cấp.
Lực lượng quân y làm thủ tục tại sân bay Nội Bài chiều 21/8, trước giờ vào hỗ trợ TP HCM chống dịch. Ảnh: Phạm Chiểu
Hôm qua, các chuyến bay liên tục khởi hành từ Nội Bài (Hà Nội), hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất (TP HCM), đưa hàng trăm công an, bộ đội quân y hỗ trợ thành phố chống dịch. 37 cảnh sát giao thông cùng 200 cơ động được tăng cường cho các tỉnh phía nam. Các chiến sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự an toàn giao thông, phòng chống dịch tại cửa ngõ TP HCM.
Đoàn gần 300 quân nhân Học viện Quân y cùng trang thiết bị y tế cũng đã lên đường từ chiều 21/8. Đoàn sẽ chia làm 60 tổ đến nhà thăm khám, chăm sóc F0 và làm các nhiệm vụ khác khi được giao. Từ nay đến 23/8, thêm 600 cán bộ, nhân viên quân y và trang thiết bị sẽ theo đường hàng không vào Nam chống dịch. Tổng cộng, lực lượng quân y khoảng 2.300 người đang làm nhiệm vụ tại 7 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, điều trị Covid-19 ở TP HCM.
Ở miền Trung, Đà Nẵng, Nghệ An đối mặt với nguy cơ cao khi dịch lan rộng, ca nhiễm cộng đồng tăng. Đà Nẵng kéo dài chỉ thị "ở yên trong nhà" tới 26/8, trong bối cảnh ca nhiễm cộng đồng ba ngày không giảm. Hôm qua, thành phố ghi nhận 197 ca dương tính, cao nhất trong 5 đợt dịch bùng phát. Trong đó, 31 ca được phát hiện từ lấy mẫu đại diện hộ gia đình, cho thấy nguy cơ F0 còn lẩn khuất trong cộng đồng rất lớn.
Riêng ổ dịch tại chợ đầu mối Hòa Cường (quận Hải Châu) có "nguy cơ rất cao" khi số nhiễm đã xấp xỉ 700 ca sau 9 ngày phát hiện. Thành phố đang tập trung xét nghiệm 100% dân cư. Hầu hết người dân được lấy mẫu lần hai, theo diện xét nghiệm đại diện hộ gia đình.
Các ca nhiễm cộng đồng ở Nghệ An đang tăng, ghi nhận 13 ca trong vòng 24h. Lần đầu tiên tỉnh phát hiện ca dương tính là công nhân trong nhà máy ở Yên Thành. Diễn biến dịch "hết sức phức tạp" khi tỉnh liên tiếp phát hiện ca nhiễm cộng đồng không rõ nguồn lây. Riêng TP Vinh đã tạm ngừng hoạt động 9 chợ do liên quan ca nhiễm.
14 huyện, thị trong tỉnh Nghệ An đang cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, các huyện thành còn lại áp dụng Chỉ thị 15.
Người dân khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) chờ lấy mẫu xét nghiệm, tháng 8/2021. Ảnh: Ngọc Thành
Hà Nội sẽ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm nửa tháng, cho đến 6/9. Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu ngành y tế sẵn sàng phương án điều trị 30.000 ca nhiễm; Bộ tư lệnh Thủ đô cùng các quận huyện nâng công suất các khu cách ly tập trung đáp ứng 70.000 chỗ cho F1.
Hai ngày liên tiếp, chính quyền đã phong tỏa nhiều khu vực đông dân cư ở các quận Đống Đa, Hoàng Mai. Đống Đa phong tỏa hai phường Văn Miếu và Văn Chương với 21.000 cư dân vào chiều 21/8 sau khi ghi nhận tổng cộng 24 ca (Văn Miếu 22, Văn Chương 2).
Hôm 19/8, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cũng phong tỏa tòa chung cư HH4C thuộc khu đô thị Linh Đàm sau khi phát hiện 9 ca nhiễm.
Hôm qua, số nhiễm trong ngày tiếp tục lập đỉnh mới với hơn 13.400 ca. Bình Dương ngày thứ hai liên tiếp vượt TP HCM về số ca nhiễm trong ngày, sau khi bổ sung lên hệ thống hơn 2.000 trường hợp từ những ngày trước. Tổng nhiễm cả nước vượt 332.300 ca.
Hà Nội cách ly xã hội thêm 15 ngày Chủ tịch Hà Nội ra công điện tiếp tục cách ly xã hội thành phố đến 6h ngày 6/9 và nêu rõ "đây là thời điểm then chốt", quyết định đến hiệu quả công tác chống dịch. Trong công điện ban hành chiều 21/8, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu người dân, các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm giãn cách xã...