Ba chúc con đủ
Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải mất nhiều thời gian của cuộc đời ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích, vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người nhưng đó cũng là lý do tôi ghét khi phải nhìn mọi người “chào” và “tạm biệt”. Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.
Cho nên mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người nói lời “tạm biệt”. Để thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu. Nhìn mọi người cố gắng níu kéo nhau, khóc… tôi cảm thấy mình còn có rất nhiều thứ quý giá.
Gia đình, những người yêu nhau cuối cùng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để đón nhận tình cảm của nhau, cho đến khi chỉ còn những ánh mắt tiếc nuối… đó là những hình ảnh còn mãi trong tâm trí tôi. Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút “tạm biệt”.
Có một lần, tôi nghe loáng thoáng nghe tiếng hai cha con đang bên nhau những giây phút cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: “Ba yêu con. Ba chúc con đủ”. Rồi cô con gái đáp: “Ba ạ, con cũng yêu ba lắm. Và con cũng chúc ba đủ”. Rồi cô con gái đi. Tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn khóc và cần khóc. Tôi lại gần nhưng không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông nên tôi không nói gì. Bỗng ông quay sang chào tôi, rồi nói:
- Đã bao giờ anh nói tạm biệt với một người và biết rằng mãi mãi không gặp nữa chưa?
- Xin lỗi ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái? Tại sao vậy?
- “Tôi già rồi mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất”, người cha nói, “thực tế, tôi biết, lần sau khi nó quay về đây có thể tôi đã mất”.
- Khi tạm biệt con gái, tôi đã nghe ông nói: “Ba chúc con đủ”. Tôi có thể hỏi điều đó có nghĩa là gì không?”
Video đang HOT
Người cha già mỉm cười:
- Đó là lời chúc “gia truyền” của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi.
Nói đoạn ông dừng lại, ngước lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết và ông cười tươi hơn.
- Khi tôi nói: “Ba chúc con đủ”, tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc: “Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn &’sống’. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời &’chào’ để có thể vượt qua được câu nói &’tạm biệt’”.
Cuối cùng ông khóc và quay lưng bước đi. Tôi nói với theo: “Thưa ông, tôi chúc ông đủ”. Và các bạn của tôi, tôi cũng chúc các bạn như vậy!
Theo Guu
Con chia một nửa tháng tư của mình, cho Ba nhé?
Tháng Tư có thêm Ba, Mọi thứ trở nên trọn vẹn và yên an hơn! "Ừh! con chia một nửa tháng tư của mình, cho Ba nhé?!"
Tháng Tư
Tôi không còn viết cho riêng bản thân mình, tôi tập viết cho một thứ tình yêu tròn hai mươi hai năm-dành cho người đàn ông duy nhất tôi yêu!
Tôi là đứa mù đường, cuộc sống của tôi khá đơn giản, là điểm nối giữa "nhà - trường học - tiệm cà phê - chổ làm". Những con đường tôi đi đơn giản tới mức một kẻ vừa lạc vào thành phố cũng lắc đầu chịu thua. Tôi chẳng biết khi người khác lạc đường thì thế nào, sẽ hỏi thăm một người xa lạ? Hay đi tiếp cho đến khi tìm được con đường quen tên? Riêng tôi, khi lạc đường, điều duy nhất tôi nghĩ đến là Ba! Dù là qua phone thôi, ông vẫn chỉ cho tôi tìm được đường về nhà. Chẳng biết thứ niềm tin tuyệt đối ấy từ khi nào len lỏi vào trong cả những giấc mơ tôi. Những giấc mơ chập choạng giữa hai mùa sáng-tối, qua những đồng cỏ cháy rụi hay thành phố lấp lánh ánh đèn, tôi vẫn cảm thấy an lòng, cứ như rằng chỉ cần còn trong tầm mắt của Ba, ông sẽ dẫn tôi quay về nhà. Nhà-của-chúng-tôi!.
Hồi ức của tôi về những năm tháng tuổi thơ như vệt nắng ngày mưa, mờ và nhạt, nhạt đến nổi tôi không tìm được điểm khởi đầu và kết thúc. Tôi thừa nhận rồi, tôi có một trí nhớ kém. Lục lọi mãi tôi cũng chỉ nhớ được những năm 93, trên một bờ cát vàng của bãi biển, người đàn ông bế một cô bé hơn hai tuổi trên tay, đứng bên cạnh là một người phụ nữ. Nắng vàng ngày ấy nhuộm lên nụ cười của họ.Khi ấy bàn tay cô bé đặt lên vai người đàn ông, thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ, thỉnh thoảng quay sang thổi phì phò nước bọt.Tôi chẳng biết là Ba hay Mẹ đã cắt tấm ảnh đó ra thành hình trái tim, và đó là tấm ảnh duy nhất mang hình trái tim trong quyển album gia đình!. Khi đưa tay vuốt nhẹ theo tấm ảnh, một lớp bụi mờ của tháng năm. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không đặt bàn tay mình lên đôi vai Ba, nhưng tôi biết nơi ấy vẫn mang đến cho tôi một cảm giác tin cậy tuyệt đối!.
Lớn hơn một chút, tôi được cho đi học trường mẫu giáo nhà thờ. Có những gương mặt tôi chẳng nhớ nỗi, cho đến tận nhiều năm sau, khi ngồi kể về tuổi thơ của mỗi người, chúng tôi mới biết rằng mình đã từng cùng nhau năm đó.
Mỗi buổi tan trường sẽ là Ba đón tôi, trên một chiếc Vespa màu xám bạc. Khi ấy tôi có hiểu tí gì về Vespa đâu, chỉ đơn giản "không chạy được thì đẩy", việc Ba đẩy tôi trên Vespa chẳng còn lạ nữa, tôi đặt đôi tay mình lên chiếc đồng hồ, vỗ nhè nhẹ, tất nhiên nó vẫn nằm im thin thít! Những ngày ấy con đường về nhà dường như dịu hơn rất nhiều. Cho đến khi lớn lên, khi tôi bắt đầu thích Vespa, tôi lại làu bàu sau lưng mẹ "Mẹ, sao hồi đó mẹ không kêu Ba giữ Vespa lại?", Mẹ tôi chỉ dẫu môi "Cái xe đó có mỗi ba mày chạy được". Tôi chỉ cười, Mẹ tôi thuộc mẫu phụ nữ hiện đại và thực tế điển hình!.
Hai mươi hai năm sống, Ba chưa bao giờ bảo tôi phải làm cái này như thế này, phải làm cái kia như thế kia. Ông cứ để mặc tôi đi, ở muôn vạn nẻo đường, cứ mặc tôi in dấu chân mình. Cái mà ông cho tôi, không đơn giản chỉ có tình yêu, còn có cả tự do. Chỉ cần nhớ, khi ngã-có Ba nâng. Khi lạc đường-có ba dẫn bước quay về! Ba không dạy tôi cách sống, ông sống cho tôi xem!
Có lẽ, Ba cũng giống như những ông bố khác trên đời, bằng thứ tình yêu vô hình không đong đếm được, ông đã bước phía sau tôi hai mươi hai năm tròn. Có đôi lần tôi cũng tự hỏi mình, vì sao lại là phía sau mà không phải phía trước? Một đêm tháng tư trong veo, tôi ngồi ở càphê lề phố, yên tĩnh đến lạ, thành phố đang chìm mình vào giấc ngủ, có lẽ thế! Tôi nghe được tiếng còi tàu xe hỏa vang lại từ phía rất xa, tiếng chuông thứ 2 của nhà thờ ở cuối ngõ phố. Một con dế đi lạc nghêu nga hát với ánh đèn đường kể cho tôi nghe câu chuyện rằng :"Mỗi ông bố dều bước theo phía sau bước chân của đứa con mình, khi người con ấy cười, ông Bố sẽ không thấy được nụ cười ấy, nhưng chỉ cần bờ vai khẽ rung, hoặc chỉ là cái cuối đầu thôi, Bố cũng cảm nhận được." Tôi cũng thử đôi lần nhắm mắt và quay lại nhìn, Ba vẫn đứng đó, với mái tóc ngã màu bạc và nụ cười hiền!
Tháng tư đầu tiên trong cuộc đời
Tôi viết cho Ba, cho riêng tôi
Vẫn muốn đưa tay vỗ nhẹ lên đôi vai ấy và nói
"Ba, cũng đã đến lúc để con học cách bước phía sau rồi đấy!"
Tôi vẫn luôn mặc nhận tháng tư cho riêng mình
Rất nhiều năm trôi qua
Tôi vẫn thấy tháng tư chẳng trọn
Tựa như bộ xếp hình thiếu một mảnh ghép
Bất chợt một ngày trong bức vẽ tháng tư của tôi
Có thêm một đôi tay to lớn giữ chặt đôi tay bé xíu
Tôi mới biết
Tháng Tư có thêm Ba
Mọi thứ trở nên trọn vẹn và yên an hơn!
"Ừh! con chia một nửa tháng tư của mình, cho Ba nhé?!"
Theo Guu
Con nhớ mẹ lắm! Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây? Vợ của anh vì một lý do ngoài ý muốn đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán...