Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19

Theo dõi VGT trên

Tiêm chủng, truy vết và xét nghiệm được Thủ tướng Lý Hiển Long coi là vũ khí giúp Singapore bước vào giai đoạn bình thường mới.

Giới khoa học đồng ý rằng chiến lược Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra sẽ giúp Singapore chuẩn bị cho tương lai khi Covid-19 trở thành mầm bệnh theo mùa.

Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhận xét: “Đây là một bước đi thực tế vì các chuyên gia cho rằng thế giới không thể xóa sổ nCoV. Chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm tiêm chủng cùng kế hoạch tiêm nhắc lại để đưa cuộc sống và nền kinh tế trở lại bình thường”.

Vaccine là biện pháp hàng đầu

Theo giáo sư Dale Fisher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Trường Y khoa NUS Yong Loo Lin, vaccine là giải pháp hàng đầu giúp Singapore đạt miễn dịch cộng đồng.

Giáo sư Fisher cho biết: “Vaccine khiến Covid-19 trở thành một bệnh nhẹ. Nếu chỉ một số ít người phải thở oxy và không ai chết, đồng thời những người khác không có triệu chứng như đau họng và sổ mũi, ta sẽ không cần nhiều biện pháp hạn chế”.

Theo giáo sư Teo, việc Singapore coi tiêm chủng là chiến lược lâu dài để đối phó với Covid-19 thể hiện qua việc nước này cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân triển khai các loại vaccine mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.

Người bị dị ứng với hai loại vaccine mRNA được sử dụng ở Singapore như Pfizer-BioNTech và Moderna, có thể chọn vaccine của Johnson & Johnson, AstraZeneca và Sinopharm thay thế. Singapore cũng cho phép phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân ung thư đang điều trị tích cực và một số người bị dị ứng được tiêm vaccine Covid-19.

Tính đến 1/6, hơn 40% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều, trên 30% dân số đã tiêm đầy đủ. Trong bài phát biểu hôm 31/5, Thủ tướng Long cho biết tốc độ triển khai vaccine sẽ được đẩy nhanh trong hai tháng tới, người trên 60 tuổi có thể đến trung tâm tiêm chủng bất kỳ mà không cần hẹn trước.

Những người có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, tuyến đầu chống dịch và hầu hết công dân từ 45 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Học sinh cũng sẽ được tiêm phòng trong những tháng tới, sau khi vaccine Pfizer-BioNTech được phép sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi. Sau đó, khoảng giữa tháng 6, những người 39 tuổi trở xuống bắt đầu có thể đăng ký tiêm vaccine. Nước này dự kiến 70% dân số được tiêm chủng trước cuối tháng 7.

Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19 - Hình 1

Video đang HOT

Thủ tướng Lý Hiển Long tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, hôm 8/1. Ảnh: ST

Quyết liệt truy vết

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết giới chức sẽ mở rộng mạng lưới truy vết, yêu cầu cách ly bắt buộc với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Theo đó, một người được xác định có tiếp xúc gần với ca nhiễm sẽ được cách ly ngay lập tức, đồng thời người thân trong gia đình cũng sẽ được thông báo tự cách ly ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Do biến thể mới dễ lây truyền hơn và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn, ông Teo nói: “Những người trong gia đình có thể nhiễm virus trước khi công tác truy vết bắt kịp. Việc mở rộng đối tượng cách ly là một biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là khi khoảng 70% ca lây nhiễm xảy ra trong hộ gia đình”.

Tuy nhiên, không nên thực hiện truy vết một cách quá mức để tránh tốn nhiều công sức và gây khó khăn về tài chính cho các gia đình. Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng châu Á Thái Bình Dương, Giáo sư Paul Tambyah, cho rằng động thái này có thể vô tình cản trở việc người dân tự nguyện khai báo, vì họ sợ gây bất tiện cho gia đình.

Ông nói: “Những người có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu nghỉ việc để cách ly”.

Việc truy vết nguồn lây cũng sẽ được đẩy nhanh hơn, rộng hơn do nhân viên đã có kinh nghiệm và các công cụ bổ trợ hiệu quả cao nhưTraceTogether, SafeEntry…

Khu vực tư nhân và người dân tự xét nghiệm

Ngoài mua bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 tại nhà thuốc, Thủ tướng thông báo người dân có thể xét nghiệm định kỳ tại nơi làm việc hoặc cơ sở chăm sóc cộng đồng. Các chuyên gia cho rằng việc này có thể giảm bớt áp lực về nhân lực do công tác xét nghiệm tới nay chỉ được thực hiện bởi chính quyền.

Bên cạnh đó, hình thức xét nghiệm thường xuyên sẽ được áp dụng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như khu nhà ở công nhân, công trường xây dựng, xưởng đóng tàu,cảng biển, sân bay, bệnh viện…

Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, nhiều phương pháp xét nghiệm khác như kiểm tra mẫu nước bọt, sử dụng máy kiểm tra hơi thở và theo dõi nguồn nước thải đã được triển khai. Ông Teo nhận xét các giải pháp thay thế này tốn ít thời gian và tài nguyên hơn xét nghiệm PCR. Theo Thủ tướng, các nhân viên tuyến đầu có thể tự xét nghiệm thường xuyên hoặc thậm chí hàng ngày bằng các phương pháp đơn giản trên.

Dù các bộ dụng cụ tự xét nghiệm kém nhạy hơn PCR, xét nghiệm lặp lại có thể tăng cơ hội phát hiện ca dương tính, tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, cho hay. Ông nói thêm: “Cho phép cá nhân và các công ty chủ động tự xét nghiệm sẽ chia nhỏ chi phí”.

Viễn cảnh “bình thường mới”

Thủ tướng Long nhận định trong bài phát biểu về chiến lược chống dịch mới của Singapore: “Một ngày nào đó đại dịch sẽ suy yếu, nhưng tôi cho rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà tiếp tục tồn tại và trở thành bệnh đặc hữu. Virus sẽ lây lan ở một số khu vực trên thế giới trong nhiều năm tới. Trong bối cảnh bình thường mới, ta phải học cách sống chung với virus.

Mục tiêu của ta là bảo đảm sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng và chấp nhận người dân đôi lúc sẽ nhiễm virus, giống như bệnh cúm hoặc sốt xuất huyết. Hai bệnh này đều được kiểm soát nhờ các biện pháp y tế và phòng ngừa cá nhân, cũng như tiêm vaccine thường xuyên đối với bệnh cúm”.

Theo ông Long, sẽ đến lúc người dân có thể tụ tập tại các sự kiện giải trí, thể thao mà không cần phải đeo khẩu trang và đi du lịch tại các quốc gia có nguy cơ thấp. Ông Fisher cho biết Singapore có thể đạt được viễn cảnh này sớm nhất vào cuối năm nay, cùng lúc vaccine được sử dụng cho mọi lứa tuổi.

“Khi số ca tử vong và nhập viện ở mức thấp, ta có thể nới lỏng các biện pháp và dần dần thoát khỏi đại dịch”, ông nói. Singapore cũng có thể ngừng đếm ca nhiễm hàng ngày, chỉ báo cáo số ca nhập viện như với bệnh cúm.

Nếu tiêm chủng là biện pháp cốt yếu để đạt miễn dịch cộng đồng, việc đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết có tạo gánh nặng quá lớn hay không? Theo ông Fisher, câu trả lời là không. Ông cho rằng vẫn còn nhiều tháng cho tới khi Singapore đạt miễn dịch cộng đồng và các biện pháp bổ sung sẽ giúp đất nước an toàn.

“Xét nghiệm và truy vết vẫn cần thiết cho đến khi ta đạt mục tiêu. Nếu không thực hiện, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng vì hiện chỉ 40% dân số được tiêm ít nhất một liều”, Fisher cảnh báo. Khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên trong những tháng tới, nhu cầu xét nghiệm có khả năng giảm, theo giáo sư Tambyah.

Singapore sống chung với Covid-19

Thủ tướng Lý Hiển Long tin rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà trở thành mầm bệnh theo mùa và nước này phải chuẩn bị cho việc chung sống lâu dài với virus.

Ý kiến được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra hôm 31/5, khi ông công bố chiến lược chống dịch mới của đất nước. Theo đó, người dân cần xác định cuộc sống trong điều kiện "bình thường mới" là như thế nào và Singapore sẽ làm gì để thích nghi và phát triển cùng tình hình mới.

Virus sẽ tiếp tục lây truyền ở một số khu vực trên thế giới trong nhiều năm tới, gây ra các đợt bùng phát nhỏ ở Singapore, ông Long cho hay.

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Singapore Hoàng Tuấn Tài kiêm chủ tịch đội đặc nhiệm chống Covid-19 cho biết, Singapore đã lên kế hoạch cho khả năng Covid-19 sẽ chuyển thành mầm bệnh đặc hữu.

Bệnh đặc hữu là các bệnh thường xuyên xuất hiện trong một cộng đồng, với tỷ lệ lây nhiễm được duy trì ở mức có thể dự đoán được như cúm, sởi, HIV... Giáo sư Paul Tambyah, chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng châu Á Thái Bình Dương, ví dụ: "Gần đây nhất là dịch cúm H1N1 A 2009 trở thành bệnh đặc hữu trong vòng một năm rưỡi". Theo ông, Covid-19 có thể giống như bệnh cảm cúm thông thường, ảnh hưởng chủ yếu tới người cao tuổi.

Việc xóa sổ hoàn toàn một căn bệnh không hề đơn giản. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ xác nhận hai căn bệnh đã được loại bỏ trên toàn thế giới, gồm bệnh đậu mùa và bệnh rinderpest (dịch tả trâu bò). Cả hai đều được đẩy lùi nhờ tiêm chủng rộng rãi.

Giáo sư Dale Fisher, người đứng đầu Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, nó sẽ không "biến mất".

"Virus sẽ không bị tiêu diệt và tiếp tục tồn tại. Đối tượng phải nhập viện là những người chưa được tiêm chủng", ông Fisher nói. Tuy nhiên, giáo sư nhấn mạnh điều này không có nghĩa Covid-19 chỉ gây bệnh nhẹ như cúm. Ông chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân Covid-19 gặp các triệu chứng nhẹ, nhưng hàng triệu người đã tử vong. Hơn 3,7 triệu người đã chết vì Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, so với số người chết vì cúm hàng năm ước tính từ 290.000 đến 650.000.

Ông Fisher nhận xét rằng sự ra đời của vaccine là một bước ngoặt đối với đại dịch, giúp biến Covid-19 thành một "căn bệnh nhẹ". Khi nhiều người được tiêm phòng hơn, các biện pháp hạn chế có thể được nới lỏng.

Tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Phòng khám Rophi thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, cho biết, tiêm chủng là "chiến lược không thể thiếu" khi sống chung với virus. Theo ông, những người đã tiêm phòng đầy đủ nên tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng miễn dịch. Một số người khác có thể tiêm vaccine hàng năm như tiêm phòng cúm.

Theo giáo sư Tambyah, rất khó để dự đoán khi nào Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu trên toàn cầu. Tiến sĩ Leong nhận xét: "Singapore sẽ bước vào giai đoạn sống chung với dịch khi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, khoảng 70% đến 90% dân số, đồng thời số ca nhiễm không lấn át khả năng truy vết. Việc điều trị Covid-19 bằng trang thiết bị y tế tốt hơn, cùng các phương pháp kháng thể đơn dòng hiệu quả cao có thể tiêu diệt virus".

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đại dịch khác có thể xảy ra trong tương lai. Giáo sư Tambyah nhận định: "Chừng nào ta còn xâm phạm lãnh thổ của các loài động vật hoang dã và thực hiện đủ mọi thí nghiệm, nguy cơ dịch bệnh từ một loại virus corona khác vẫn còn".

Tính đến 1/6, Singapore đã tiêm hơn 4 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna, trong đó, hơn 40% dân số được tiêm ít nhất một liều, trên 30% dân số đã tiêm đầy đủ. Tốc độ triển khai tiêm vaccine đạt 100.000 liều một ngày. Nước này dự kiến 70% dân số được tiêm chủng trước cuối tháng 7.

Singapore sống chung với Covid-19 - Hình 1

Một nhân viên mô phỏng cách sử dụng máy xét nghiệm nCoV bằng hơi thở của Breathonix tại Singapore. Ảnh: Reuters

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Nhân tố then chốt hàng đầu trong Chính quyền của Tổng thống TrumpNhân tố then chốt hàng đầu trong Chính quyền của Tổng thống Trump
06:07:56 05/02/2025

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Có thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy ViênCó thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy Viên
09:07:26 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La PhùBánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù
09:42:28 06/02/2025

Tin mới nhất

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

12:34:14 06/02/2025
Theo kế hoạch 5 năm hiện tại, kết thúc ngày 31/3/2026, Nhật Bản phân bổ khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 97,9 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa.
Ukraine muốn vũ khí hạt nhân nếu không được vào NATO

Ukraine muốn vũ khí hạt nhân nếu không được vào NATO

12:21:24 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine nếu không chấp nhận kết nạp Kyiv vào NATO.
Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

12:16:12 06/02/2025
Về phía Mexico, Tổng thống Sheinbaum lại thể hiện cách tiếp cận mềm mỏng hơn, tập trung vào quan hệ đối tác trong các cuộc đàm phán với ông Trump và thể hiện thiện chí bằng cách không đưa ra những biện pháp trả đũa ngay lập tức.
Đằng sau chuyện khỉ tấn công du khách ở đền Angkor Wat

Đằng sau chuyện khỉ tấn công du khách ở đền Angkor Wat

10:35:27 06/02/2025
Cơ quan Quốc gia Apsara quản lý khu đền Angkor Wat ở Campuchia cảnh báo du khách nên tránh xa những đàn khỉ, đồng thời nêu nhận định về việc chúng thường tấn công du khách.
Hạ viện Philippines thông qua kiến nghị luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Hạ viện Philippines thông qua kiến nghị luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

10:13:25 06/02/2025
Việc luận tội Phó tổng thống Philippines Sara Duterte được chuyển lên thượng viện sau khi kiến nghị được thông qua tại hạ viện, dù bà kiên quyết phủ nhận sai phạm.
Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

06:46:34 06/02/2025
Tuy nhiên, cơ quan này cần thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế mới trước khi cho phép các bưu kiện từ Trung Quốc tiếp tục nhập cảnh vào Mỹ.
Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

06:44:22 06/02/2025
Trước đó, hôm 21/1, quân đội Israel cho biết đã mở chiến dịch an ninh mang tên Tường sắt (Iron Wall) ở thành phố Jenin và các khu vưc khác thuộc phía Bắc Bờ Tây nhằm truy lùng và phá hủy cơ sở hạ tầng của các nhóm vũ trang Palestine.
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm

Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm

06:39:36 06/02/2025
Ngoài ra, những người thiếu căn cứ pháp lý để lưu trú tại Nga, thị thực (bao gồm cả thị thực điện tử) bị huỷ, vượt biên trái phép vào nước này cũng sẽ nằm trong diện trục xuất.
Tổng Giám đốc IAEA thăm Ukraine và Nga, thảo luận về an toàn hạt nhân

Tổng Giám đốc IAEA thăm Ukraine và Nga, thảo luận về an toàn hạt nhân

06:35:29 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã có cuộc thảo luận với ông Grossi, trong đó hai bên đồng ý để IAEA mở rộng hoạt động tại các cơ sở hạt nhân và cơ sở hạ tầng khác của Ukraine.
Tổng thống Zelensky nêu giải pháp thay thế cho vấn đề Ukraine gia nhập NATO

Tổng thống Zelensky nêu giải pháp thay thế cho vấn đề Ukraine gia nhập NATO

06:32:32 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Zelensky đề xuất giải pháp thay thế cho quá trình gia nhập NATO, bao gồm yêu cầu vũ khí hạt nhân và phát triển quân đội một triệu người để bảo vệ nước này.
Hong Kong cảnh báo số ca nhiễm cúm tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết

Hong Kong cảnh báo số ca nhiễm cúm tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết

06:23:09 06/02/2025
Trước đó, các chuyên gia cũng cảnh báo những người mắc bệnh mạn tính nên cân nhắc hoãn đến các quốc gia đang có đợt bùng phát cúm và cần ghi lại số điện thoại cấp cứu cũng như mua bảo hiểm trước khi khởi hành.
Những tác động chiến lược của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đối với Trung Đông

Những tác động chiến lược của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đối với Trung Đông

06:20:19 06/02/2025
Nếu Ankara có thể sử dụng không phận Syria và tham gia huấn luyện quân đội Syria, điều này sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Một sao nam hạng A chuyên trị hát quán bar, cát-xê trăm triệu cả chục năm không đổi!

Một sao nam hạng A chuyên trị hát quán bar, cát-xê trăm triệu cả chục năm không đổi!

Nhạc việt

14:20:35 06/02/2025
Có một sao nam hạng A chuyên trị sân khấu quán bar, đám cưới suốt mười mấy năm hoạt động. Cát-xê đủ để nam ca sĩ có cuộc sống dư giả, sang trọng. Không ai khác chính là Tuấn Hưng.
Kpop bị phớt lờ ở Grammy: Tất cả là tại BTS?

Kpop bị phớt lờ ở Grammy: Tất cả là tại BTS?

Nhạc quốc tế

14:17:49 06/02/2025
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng sự vắng mặt của Kpop tại lễ trao giải Grammy là vì thiếu đại diện có sức ảnh hưởng toàn cầu, như BTS đã từng
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Sao châu á

13:53:57 06/02/2025
Thời gian qua, vợ chồng Phạm Vỹ Kỳ - Trần Kiến Châu bị dân tình tấn công, chỉ trích thiếu ý thức vì nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên.
Trấn Thành đã bị đánh bại

Trấn Thành đã bị đánh bại

Hậu trường phim

13:36:22 06/02/2025
Loạt phim Tết năm nay hiện đã phát hành đến ngày thứ 9 và bất ngờ khi vừa sang ngày mới, ngày 6/2, bảng xếp hạng doanh thu đã có sự thay đổi bất ngờ.
Kinh hoàng sao nữ Vbiz mukbang đồ ăn có sán nhưng nuốt trọn không nhận ra

Kinh hoàng sao nữ Vbiz mukbang đồ ăn có sán nhưng nuốt trọn không nhận ra

Sao việt

13:34:00 06/02/2025
Vào ngày đầu năm mới, Ngân 98 đăng tải một video mukbang lên trang cá nhân, trong đó cô cùng Lương Bằng Quang thưởng thức món tôm hùm.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Sức khỏe

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Pháp luật

13:24:43 06/02/2025
Mới ra tù về tội trộm cắp tài sản, Bùi Văn Sinh đột nhập cửa hàng điện thoại ở Ninh Thuận, lấy trộm 22 chiếc iPhone tổng trị giá 190 triệu đồng đem bán để mở sổ tiết kiệm.
2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

Netizen

13:14:08 06/02/2025
Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma (SEA) cho biết trên mạng xã hội vào sáng thứ Tư rằng lực lượng cứu hỏa của Cảng Seattle, cảnh sát và đội vận hành sân bay đã có mặt tại hiện trường ngay sau khi sự cố xảy ra vào khoảng 10h15 (giờ địa phươn...
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Tin nổi bật

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Sao thể thao

13:03:20 06/02/2025
Đồng đội mới của Cristiano Ronaldo là Jhon Duran gây sốt với thương vụ chuyển nhượng từ Aston Villa (Anh) đến Al Nassr (Ả Rập Xê Út).
Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Phim việt

13:01:45 06/02/2025
Nhìn thấy những hình ảnh thân mật của Phong với Dương và bé Bin, Vân sốt ruột hơn bao giờ hết. Vì thế, cô đã gọi ngay cho Khoa hỏi về việc xét nghiệm ADN.