Bà chị dâu có một không hai
Từ khi có thêm chị dâu, mẹ tôi chưa một ngày được sống trong bình yên đúng nghĩa. Nhiều đêm thấy mẹ khóc, thấy anh trai bất lực rít từng điếu thuốc tôi lại thấy uất nghẹn. Chẳng hiểu sống với một người vợ như thế anh trai tôi sẽ có hạnh phúc thế nào!!
Nhà tôi có 4 anh chị em, bố mất sớm, một mình mẹ tôi phải bươn chải nuôi mấy anh em ăn học. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể tượng tưởng được, mẹ tôi tại sao có thể vượt qua những khó khăn đó để lo cho chúng tôi trưởng thành. Nhưng dường mẹ tôi sinh ra số phận đã bắt chịu khổ cực. Cả đời lam lũ, hy sinh đến ngày anh trai đầu lấy vợ, mẹ tôi lại phải khổ với đứa con dâu nanh nọc.
Anh trai tôi là một người khá hiền. Nhiều người vẫn thường đùa, đất còn có phản ứng, còn anh thì hiền hơn cả đất. Chẳng biết có phải do quy luật bù trừ không mà anh tôi lại đi yêu và lấy một người con gái vô cùng sắc sảo. Hàng xóm láng giềng ai cũng kiềng mặt bà chị dâu của tôi, điều đó khiến gia đình tôi không ai hài lòng ngay từ ngày đầu anh dẫn về ra mắt. Lại thêm cái hoàn cảnh xuất thân của chị nên tôi càng không có thiện cảm.
Dù ai có nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn quý trọng những người có học thức hơn là những người không được ăn học tử tế. Điều đó biểu hiện khá rõ trong cuộc sống giao tiếp, cách đối nhân xử thế hàng ngày. Theo tôi, giáo dục gia đình chính là nền tảng đầu tiên để vun đắp nhân cách của một con người. Chị dâu tôi có hoàn cảnh gia đình không mấy tốt đẹp. Mẹ chị cũng là người đàn bà tai tiếng trong làng. Không chồng nhưng có đến 3 người con, mỗi đứa một bố. Thiên hạ xôn xao đó là một người đàn bà có rất nhiều mối quan hệ phức tạp. 3 đứa con sinh ra chưa kịp lớn đã bôn ba từ Nam ra Bắc để kiếm sống. Có lẽ cuộc sống trầy trật từ bé đã khiến chị dâu tôi trở nên đáo để, thậm chí có thể nói là khá chợ búa. Do không được ăn học tử tế nên chị làm đủ nghề. Nhưng có lẽ nghề trụ lâu nhất chắc là “đồ tể” bán thịt lợn ngoài chợ. Không vừa lòng ai, chị ta sẵn sàng mắng xa xả vào mặt người khác kể cả người ta có đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình.
Về nhà tôi với cương vị dâu nhưng tôi chưa thấy chị làm được việc gì xứng đáng với cái địa vị dâu trưởng. Một người lúc nào cũng so đo tính toán làm cuộc sống gia đình tôi đã khó khăn nay càng thêm phần mệt mỏi. Bố mất, cứ tưởng anh cả có công ăn việc làm ổn định sẽ đỡ đần mẹ nuôi 3 đứa em ăn học. Nào có ngờ đâu, anh lấy rồi vun đắp cho cái gia đình của anh. Mọi lo toan vẫn đè lên đôi vai của mẹ tôi. Nhiều đêm tôi thấy mẹ chảy nước mắt mà thương mẹ vô cùng.
Video đang HOT
Còn nhớ ngày đi học, mỗi lần anh thứ 3 xin tiền học phí là lại nghe bà chị dâu hằn học, mắng nhiếc. “Suốt ngày tiền, nó không biết người ta phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được đồng tiền hay sao mà xem tiền như giấy lộn”. Trong khi tiền 3 anh em ăn học là do mẹ tôi chu cấp, cộng với tiền vay vốn sinh viên. Thế nhưng chị ta cứ nghĩ anh trai tôi giấu diếm vợ để cấp tiền cho các em. Tôi thấy khó chịu và uất ức vô cùng. Nhưng phận làm em, và cũng không muốn mang tiếng nên tôi cố gắng chịu đựng cho êm cửa êm nhà.
Ở được một năm, chị ta bắt đầu sinh chuyện và đòi ăn riêng. Nhà tôi thì nghèo, 3 đứa em đi học xa nhà. Chỉ còn mẹ và anh chị sống cùng nhau, nhưng vì muốn anh trai thoải mái nên mẹ tôi đồng ý cho ăn riêng. Nhưng đâu có như nhà người ta, đòi riêng là có nhà có đất cho ra riêng tử tế. Nếu được như thế thì mẹ tôi đã không phải tủi nhục đến chảy nước mắt ra như thế. Cùng sống dưới một mái nhà, cùng ngồi chung trong một mâm cơm. Ấy thế mà chị dâu tôi chia thành 2 ranh giới rõ ràng. Mẹ tôi ngày nào cũng chỉ có vài con cá nuốt cho trôi cơm. Trong khi anh chị thì thịt nọ thịt kia, hoa quả tráng miệng đủ đầy. Tôi biết mẹ tôi buồn lắm, đau lắm, nhưng mẹ vẫn phải ăn, vẫn phải sống bởi vì mẹ tôi còn phải nuôi 3 đứa ăn học. Mẹ không thể đặt hy vọng vào người như anh trai tôi đươc.
Nhiều lần 3 anh em tôi tức điên lên nhưng mẹ tôi lúc nào cũng can ngăn không cho to tiếng trong nhà. Rồi như cảm thấy không ai dám làm gì mình, chị dâu tôi càng lúc càng được đà lấn tới. Ăn nói lếu láo trống không với mọi người. Một lần vì không kiếm chế được, tôi đã to tiếng với chị ta. Hôm đó, mẹ tôi đang ở trong nhà trông cháu, chẳng hiểu có chuyện gì mà thằng bé khóc toáng lên. Như không cần biết chuyện gì xảy ra, chị ta từ ngoài vườn chạy vào gào lên ầm ĩ “đứa nào làm gì mà để con tao khóc thế kia hả”. Tôi nghĩ chị ta cố tình nói thể để ám chỉ mẹ nên tôi đã chỉ thẳng vào mặt chị ta và nói. Ở đây có em, có mẹ mà chị dám gọi là đứa nào đấy à? chị có còn biết phép tắc là gì nữa không?” Như chỉ đợi có thế, chị ta được đà gào lên. “Ở đây chưa đến lượt hạng em út như mày có quyền lên tiếng nhé. Con tao, tao không lo đến lúc nó chết ra đấy mày có đẻ ra đền cho tao được không mà gân cổ lên cãi”.
Kể từ lần đó, chị ta suốt ngày tìm hết cớ này cớ nọ để sinh sự. Còn ông anh trai quý hóa của tôi thì chỉ như thằng bù nhìn. Thương mẹ nhưng bất lực trước cô vợ đanh đá nanh nọc. Mỗi lần căng thẳng anh chỉ biết bất lực ngồi hút thuốc. Tôi càng trách lại càng thương anh, thương mẹ nhiều hơn. Tôi không hiểu một người hy sinh như mẹ tôi, lại phải gặp hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác. Vậy mà vẫn phải kiên cường chịu đựng không muốn chúng tôi phải buồn.
Chị dâu tôi không những nanh nọc còn có tính ghen ăn tức ở, suốt ngày so đo với chị gái thứ 2 của tôi. Nào là so bì chị tôi suốt ngày mặc đẹp, đi giày nọ guốc kia. Còn chị ta thì sáng tối chỉ có một bộ quần áo xấu xí. Mẹ tôi bảo một đứa là giáo viên, đứa cả ngày bán buôn ngoài chợ so sánh thế người ta cười cho. Nói thế chị ta không hiểu cho còn già mồm kêu mẹ tôi thiên vị, từ ngày về làm dâu nhà này mẹ tôi chưa hề mua cho chị ta nổi 1 cái áo trong khi suốt ngày lo cho con gái học này học kia. Ôi hóa ra mẹ tôi đã không có phước được con trai báo hiếu mà còn phải có nghĩa vụ lo cho con dâu cái ăn cái mặc mới là tốt trong mắt chị ta. Nghĩ thế tôi đã thấy nực cười và ngán ngẩm cho cái sự hiểu biết hạn hẹp của bà chị dâu.
Ngày chị gái tôi lấy chồng, gia đình tôi chưa kịp vui vẻ thì một lần nữa lại uất nghẹn trước sự vô liêm sỉ của chị. Chị ta chỉ thẳng vào mặt chị tôi trước sự chứng kiến của cả ông anh quý hóa. “Trả cho tao 500 nghìn trước khi về nhà chồng. Đó là số gốc, tiền lãi xem như tao mừng cưới”. Nghe mà cay đắng nhưng đó là sư thật mà có lẽ trên đời này tôi chưa gặp hạng người nào vô liêm sỉ như thế. Số tiền 500 nghìn đó là một lần anh trai tôi gửi cho chị đóng học phí. Vì lần đó mẹ tôi kẹt quá nên mới phải nhờ đến anh. Chẳng thể ngờ rằng một lần chót cầm tiền của chính anh mình lại phải chịu nhục đến như thế. Chị tôi lấy nốt số tiền còn lại chuẩn bị cho đám cưới để thanh toán “cả gốc lẫn lãi” cho chị ta để mua lấy sự bình yên cho gia đình. Có lẽ không ai có thể tưởng tượng được, ngày cưới của chị tôi mẹ phải chạy đôn chạy đáo để vay mượn. Chị tôi cũng phải ứng 2 tháng lương ở cơ quan để lo việc. Dù khó khăn nhưng mẹ tôi vẫn cố mua tặng chị nửa chỉ vàng để có cái đeo lên cho đỡ tủi thân trong ngày cưới. Một người anh cả, đảm đương cả trọng trách của bố mà chỉ biết chống mắt nhìn những hành động vô liêm sỉ của vợ mà chẳng làm được gì cho ngày trọng đại của em gái.
Người ta cứ thường ca thán “giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng”. Thế nhưng những bà cô bên chồng như chị em tôi dù có đáo để, có ghê gớm đến thế nào đi chăng nữa vẫn phải “bơ đi mà sống” như thế đấy.
Hôm nay ngồi viết ra những dòng cảm xúc này, tôi lại thấy thương mẹ. Mẹ tôi cả cuộc đời làm dâu đã khổ trăm đường. Phải hy sinh cho con cái ăn học nên người nhưng cái mà con cái báo hiếu lại làm mẹ đau đến tột cùng. Người ta nói đâu có sai “cha mẹ có thể nuôi được 10 đứa con, thế nhưng 10 đứa con không nuôi nổi cha mẹ”.
Vậy nên, các bà chị dâu quý hóa ạ. Đừng bao giờ ghép những câu nói “nanh nọc như bà cô bên chồng” nọ kia. Khi muốn nhận được sự tôn trọng cũng như yêu thương vô điều kiện từ người khác thì hãy sống sao cho đúng đạo với những bà cô, những bà mẹ chồng trước đi đã. Đó mới là cái cách “cho đi để rồi nhận lại”.
Theo Emdep
Gia đình chồng khó chịu mỗi khi tôi về nhà mẹ đẻ chơi
Mỗi lần về nhà ngoại chơi thì gia đình chồng không thích cho đi, còn chồng nói tôi ở nhà mà như ở trọ, chỉ coi nhà mẹ đẻ mới là nhà mình.
Tôi 29 tuổi, kết hôn được 3 năm và sinh được bé trai 29 tháng tuổi. Tôi sống chung với gia đình chồng, ba mẹ chồng tốt nhưng họ làm gì giúp tôi lại rất hay kể với mọi người và cho rằng tôi là người lười biếng. Chồng làm công chức nhà nước, tôi cũng vậy nên ít có thời gian ở nhà. Giờ con đã đi trẻ, làm việc nhà nước thì tuần được nghỉ hai ngày nên tôi thường về ngoại chơi một ngày và một ngày ở nhà chồng. Thế mà mỗi lần về nhà ngoại chơi thì gia đình chồng không thích cho đi, còn chồng nói tôi ở nhà mà như ở trọ, chỉ coi nhà mẹ mới như nhà mình.
Ảnh minh họa
Tôi bực mình nên nói: "Chẳng lẽ một tuần về thăm ba mẹ không được sao"? Chồng bảo: "Cô đã làm gì được cho cái nhà này chưa"? Tôi thật sự rất buồn trong khi bản thân luôn cố gắng kiếm tiền, giúp cuộc sống tốt hơn, còn anh thì ngược lại. Mà ở nhà cũng có làm gì đâu, chỉ nấu ăn tí thôi mà, còn anh ở nhà chỉ cà phê rồi chơi game, đi làm về lao vào chơi game không lo gì cho vợ con. Sáng tôi gọi không chịu dậy nên bản thân thấy chản nản, tôi khuyên nhủ nhiều lần nhưng anh vẫn thất hứa. Tôi nói cho ba mẹ chồng biết, anh cũng bỏ chơi được một ngày là chơi tiếp. Tôi thật sự muốn chia tay, mong các bạn cho tôi lời khuyên.
Hồng/Ngoisao
Tình huống dở khóc dở mếu của vợ trong ngày ra mắt mẹ chồng tương lai Mọi người hoảng hồn chạy vào thì thấy em đang nhăn nhó ngồi giữa đống chén bát vỡ. Nhìn em rơm rớm nước mắt mà ai cũng thấy tội. Tôi mới lấy vợ được gần 2 năm nay. Từ ngay có em, cuộc sống của tôi tràn đầy màu sắc khác nhau, nhưng chưa bao giờ có chỗ cho chữ &'chán' chen vào....