Ba cán bộ liên quan sự cố ở Tân Sơn Nhất bị đình chỉ công tác
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hôm nay đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Trần Công, Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật Công ty Quản lý bay miền Nam, để kiểm điểm sau sự cố mất điện trung tâm điều hành bay.
Hai cán bộ khác là ông Lê Văn Tính, Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (thuộc Công ty Quản lý bay miền Nam) và cấp phó Nguyễn Quốc Phú cũng bị đình chỉ công tác nửa tháng, bắt đầu từ ngày 23/11, để kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và Cơ sở Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC HCM) 3 ngày trước.
Điều hành không lưu tại ACC HCM, nơi xảy ra sự cố mất điện kỹ thuật. Ảnh: Đ.Loan
Video đang HOT
Trước đó, Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam cũng đình chỉ ông Lê Trí Tình – kíp trưởng và ông Phạm Văn Dũng – nhân viên kíp trực điện nguồn thuộc Đội bảo đảm môi trường kỹ thuật, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam.
Trưa 20/11, nhiều chuyến bay từ quốc tế và trong nước đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) không thể hạ cánh vì thiếu thông tin dẫn đường tiếp cận vùng trời. Tất cả chuyến bay phải bay vòng hạ cánh tại sân bay khác hoặc quay đầu cho đến khi có thông báo tiếp theo. Các máy bay chuẩn bị khởi hành tại Tân Sơn Nhất cũng bị lùi thời điểm cất cánh. Sự cố kéo dài suốt một giờ 35 phút, đến gần 13h cùng ngày, hệ thống kỹ thuật điều hành bay mới được khôi phục.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, hệ thống điều hành bay bị gián đoạn vì hư hỏng hệ thống cấp điện. Bình thường nguồn điện cấp vào mạng lưới điều hành đều thông qua 3 hệ thống lưu điện UPS. Khi mất một hệ thống thì hai nguồn khác sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, trưa 20/11, một hệ thống lưu điện UPS bị hỏng, sau đó đã ảnh hưởng cả 3 hệ thống khiến mạng lưới điều hành không lưu tê liệt hoàn toàn. Cục Hàng không đang điều tra nguyên nhân cụ thể.
Đoàn Loan
Theo VNE
Giám đốc Trung tâm thủy lợi Đầm Hà bị đình chỉ công tác
Giám đốc, phó giám đốc Trung tâm thủy lợi, giao thông và môi trường huyện Đầm Hà cùng 3 cán bộ vận hành máy trong ngày 30/10 bị đình chỉ công tác để làm rõ nguyên nhân vỡ đập.
Ông Vũ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà cho biết, quyết định đình chỉ công tác các cá nhân liên quan vụ vỡ đập được đưa ra ngày 11/11. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau sự cố.
Thân đập Đầm Hà Động bị xói lở. Ảnh: Minh Cương.
Trước đó trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, kiểm tra bước đầu cho thấy có sự bị động của cơ quan quản lý đập khiến việc xả tràn không hiệu quả khi nước lên nhanh.
Bộ trưởng Dũng cũng thông tin, kết quả kiểm tra hồ đập trên cả nước mà Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo lên Thủ tướng trước mùa mưa lũ cho thấy, đập Đầm Hà không thuộc diện yếu cần gia cố hay khắc phục. Đập có dung tích 15 triệu m3, chiều cao 27,5 m, là đập có quy mô trung bình, theo phân cấp do Bộ Nông nghiệp quản lý và dự án này cũng do Bộ Nông nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng.
Cơn mưa từ đêm 29 kéo dài đến sáng 30/10 khiến con đập cung cấp nước tưới tiêu cho cả huyện Đầm Hà bị quá tải và vỡ. Nước tràn vào gây ngập cả thị trấn Đầm Hà. Tuy không gây thiệt hại về người, song sự cố đã làm tổn thất khoảng 80 tỷ đồng, trong đó riêng hư hại của đập là 10 tỷ đồng, Trung tâm y tế huyện là cơ quan bị thiệt hại nhiều nhất với 29 tỷ đồng.
Minh Cương
Theo VNE
Ngưng thi công toàn tuyến đường sắt trên cao sau tai nạn Chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết đã tạm thời đình chỉ thi công trên toàn tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong 5-7 ngày để kiểm tra công tác an toàn. Bộ Giao thông đã phối hợp với công an xác định nguyên nhân đứt dây cáp của máy cẩu, trách...