‘Ba cái nhất của Hà Nội’
Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định nói Hà Nội đang có “3 cái nhất” là hệ thống hạ tầng mạnh nhất, số lượng giáo sư tiến sĩ nhiều nhất và đóng góp tỷ lệ cao nhất trong tiềm lực KHCN.
Tại buổi làm việc với Thành ủy, UBND Hà Nội chiều 14/7, lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ (KH-CN) đề cập đến các lợi thế to lớn mà thủ đô đang nắm giữ. So với các tỉnh, thành, Hà Nội có nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa, truyền thống rất lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định, Hà Nội đang có “3 cái nhất”. Hệ thống hạ tầng mạnh nhất, nhiều trung tâm nghiên cứu, số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất và đóng góp tỷ lệ cao nhất trong tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ. Ảnh: Viết Thành.
Video đang HOT
Ông Định đánh giá cao nguồn lực đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo của Hà Nội cao nhất cả nước và dẫn đầu về các nghiên cứu khoa học và số lượng công bố quốc tế. “Chính vì thế, tác động của KHCN với phát triển kinh tế, xã hội và năng suất lao động của Hà Nội cũng ở mức cao nhất cả nước”, Thứ trưởng Định nhìn nhận.
Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh cho rằng thành phố cần thành lập các trung tâm công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ông cho rằng các “startup” có vai trò thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia.
“Hà Nội hiện có 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; 65% giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học sống ở Hà Nội, phần lớn tinh hoa cả nước đang tập trung tại đây”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. TP phấn đấu là đầu tàu của cả nước trong việc thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bí thư Thành ủy mong muốn Bộ KH-CN và TP Hà Nội phối hợp hiệu quả trên các lĩnh vực như xây dựng chính sách phù hợp với đặc thù cũng như thử nghiệm những mô hình kinh tế mới.
Bên cạnh đó, ngành khoa học cần hoàn thiện chính sách tuyển dụng, thu hút đội ngũ trí thức, nhất là chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Bộ hợp tác với Hà Nội xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu kết nối với toàn quốc.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
Đó là một trong những chỉ đạo được Trung tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình "Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phòng, chống tội phạm ma túy của Bộ Công an giai đoạn 2020 - 2025" đưa ra tại phiên họp vừa được tổ chức.
Ngày 13/5, Ban Chỉ đạo Chương trình "Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phòng, chống tội phạm ma túy của Bộ Công an giai đoạn 2020 - 2025" đã tổ chức phiên họp nhằm tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên, qua đó đề xuất thực hiện các nhiệm vụ thiết thực, hiệu quả...
Đến dự và chủ trì phiên họp có Trung tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo và đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Công an và Bộ Khoa học - Công nghệ.
Trung tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì phiên họp (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an).
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Lương Tam Quang biểu dương tinh thần làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình. Đồng thời, khẳng định các thành viên đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá toàn bộ các nội dung nghiên cứu, theo hướng thiết thực, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Chương trình cần tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tại phiên họp. Khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan, nghiên cứu làm rõ những vấn đề cần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong tình hình mới...
Thứ trưởng Lương Tam Quang cũng yêu cầu, Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu, tổng hợp các kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy của các quốc gia, đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn nước ta. Tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp đấu tranh, phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm.
Đặc biệt để phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải tiến những công nghệ hiện có, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới cùng với việc tăng cường hợp tác quốc tế.
Hà Nội tiếp tục hỗ trợ thêm người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Ngày 12/5, UBND Hà Nội ban hành quyết định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đó, thành phố có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ. Các trường hợp được hỗ trợ gồm: người lao động làm...