Ba cái nhất của chuyên án triệt phá vụ thảm sát ở Bình Phước
Vụ án giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng làm 6 người trong cùng một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước đã cơ bản hoàn thành quá trình điều tra ban đầu.
Trải lòng với phóng viên về hành trình “triệt phá” vụ án mạng thảm khốc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ C ông an, Trưởng ban Chuyên án chia sẻ chuyên án thắng lợi nhờ hội tụ một lực lượng “đánh án” tinh nhuệ nhất, dưới sự chỉ đạo sát sao nhất của Lãnh đạo Bộ Công an và với quyết tâm cao nhất, bằng mọi biện pháp, nhanh chóng đưa hung thủ ra “ánh sáng.”
Trách nhiệm và nỗi lo
Nhớ lại thời điểm nhận được thông tin về vụ án, Trung tướng Phan Văn Vĩnh kể, khi đó, ông đang cùng lãnh đạo một số đơn vị của Tổng cục Cảnh sát dự một cuộc họp tại Lâm Đồng.
Ngay lập tức ông rời cuộc họp, đặt vé bay về Bình Phước. Không có chuyến, ông cùng một số sỹ quan tùy tùng bay thẳng về Thành phố Hồ Chí Minh, từ Thành phố Hồ Chí Minh, cơ động bằng ôtô về Bình Phước.
Tới thẳng hiện trường vụ án, việc đầu tiên của người chỉ huy cao nhất lực lượng Cảnh sát là xỏ găng tay, cùng các đơn vị, trực tiếp tham gia khám nghiệm hiện trường vụ án trong bối cảnh hiện trường vô cùng hỗn loạn bởi hàng trăm người dân đã ra vào khu vực xảy ra vụ án. 3 giờ sáng hôm sau, công tác khám nghiệm mới tạm dừng.
Vụ án mạng quá thảm khốc, gây tâm lý lo lắng, bất an trong quần chúng nhân dân, bên cạnh nỗi xót xa, hậu quả của vụ án đặt lên vai những người chiến sỹ Công an chúng tôi một trách nhiệm không nhỏ.
“Cũng giống như vụ án Lê Văn Luyện, vụ thảm án ở Bình Phước trở thành nỗi trăn trở lớn của tôi, vừa lo chỉ đạo, huy động sức mạnh điều tra sớm nhất, vừa lo trả được “món nợ” cho các nạn nhân, sớm tìm ra thủ phạm,” Trung tướng Phan Văn Vĩnh tâm sự.
Đại tướng Trần Đại Quang, Chỉ huy cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đã xuống hiện trường, thắp nén hương chia buồn với gia đình những nạn nhân xấu số; đồng thời trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập Ban Chuyên án.
Đại tướng cũng chỉ đạo tập trung tất cả các nguồn lực để khám phá vụ án, cử những cán bộ tinh nhuệ, giàu kinh nghiệm tham gia Ban Chuyên án.
Video đang HOT
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng ban chuyên án chia sẻ những kinh nghiệm khám phá thành công vụ thảm án ở Bình Phước. Ảnh: Công an nhân dân.
Tinh nhuệ và tận tụy
Không kịp cả chuẩn bị về hậu cần, có đến 7-8 vị tướng trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo phá án. Tướng Vĩnh kể, riêng Đại tá Trần Thắng Phúc – Giám đốc Công an Bình Phước, được Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu dừng mọi cuộc làm việc, tập trung lo phá án. Suốt 3 ngày đêm, anh Phước không kịp cả về thay quần áo, vẫn chốt tại Ban Chuyên án với nguyên bộ Cảnh phục.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh cùng Trung tướng Triệu Văn Đạt, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng – 2 Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về trật tự xã hội, cùng lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công an; lãnh đạo Công an 10 tỉnh, thành phố phía Nam – những địa bàn lân cận Bình Phước, chỉ huy Công an tất cả các huyện, thị của Bình Phước cũng được lệnh có mặt, tham gia điều tra. Một mạng lưới toàn bộ khu vực được giăng lên, quyết tâm truy bắt hung thủ vụ thảm án.
Ban Chuyên án thành lập 6 tổ công tác với 6 nhiệm vụ phải thực hiện. Trong đó, 1 tổ công tác chuyên tiếp nhận thông tin từ mọi đầu mối người dân, các cơ quan báo chí, các mũi trinh sát và làm việc liên tục ngày đêm để phân tích, báo cáo với Ban Chuyên án nhằm định hướng điều tra, tướng Vĩnh nói.
Đối với những vụ án nghiêm trọng, không có con đường nào khác là sự tận tâm, tận lực, chắt chiu từng tình tiết nhỏ để “dựng khung, dựng hình” vụ án. Bởi vậy, không còn con đường nào khác là hàng nghìn cán bộ được đưa vào trận đánh phải đồng tâm hiệp lực, nỗ lực hết sức với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình.
“Chúng tôi trân trọng từng ý kiến góp ý nhỏ không kể là chiến sỹ hay tướng lĩnh, chỉ huy để cùng phân tích, thống nhất quan điểm. Đơn cử như cuộc họp án đêm 8/7 tới 2 giờ sáng, với sự có mặt nhiều tướng lĩnh Công an, song chúng tôi ghi nhận, tiếp thu cả ý kiến của cả một người trẻ tuổi, mới mang quân hàm thượng sỹ,” ông Vĩnh nói.
Sự đồng thuận trên cơ sở bản lĩnh, kinh nghiệm dày dạn của những điều tra viên, kỹ thuật viên, cán bộ, chiến sỹ tham gia Ban Chuyên án, vận dụng hết các kỹ năng điều tra đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn.
Quần chúng nhân dân tham gia phá án
Theo tướng Vĩnh, muốn “đánh gục” tội phạm nhất thiết phải có những căn cứ có giá trị pháp lý. Yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến việc khám phá thành công chuyên án đặc biệt này là sự ủng hộ, hỗ trợ to lớn của các tầng lớp quần chúng nhân dân cả trong nước, ngoài nước. Trong hàng nghìn tin nhắn tố giác tội phạm, có những thông tin nhận định khá đầy đủ, chi tiết và được Ban Chuyên án ghi nhận, đánh giá, phân tích.
Về những khó khăn khi điều tra vụ án, Trung tướng Phan Vĩnh nhận định: “Không có vụ án nào dễ cả, tội phạm đã muốn gây ra vụ án thì không dễ gì chúng tự tra tay vào còng. Mỗi vụ án một cuộc đấu tranh toàn diện với tội phạm nhưng cần xác định trọng tâm, trọng điểm. Các đối tượng luôn tìm cách che giấu hành vi phạm tội, né tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra. Hơn nữa, những vụ thảm khốc thường khiến dư luận hoang mang lo ngại, nên việc điều tra, khám phá càng khẩn trương hơn bao giờ hết”./.
Theo VietnamPlus
Nhiều tướng lĩnh công an chỉ đạo phá thảm án ở Bình Phước
Các tướng lĩnh, điều tra viên cao cấp, trinh sát giỏi được huy động tới hiện trường, nhiều người từng tham gia phá các vụ án như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa.
Chiều 13/7, trao đổi với báo chí về quá trình điều tra vụ thảm án ở Bình Phước, trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng Ban chuyên án cho biết, ngay sau khi nghe tin về vụ việc, ông và các lãnh đạo đơn vị đã lập tức tới hiện trường.
Quá trình điều tra, Ban chuyên án quyết định thành lập 6 tổ công tác đặc biệt, gồm lực lượng của 14 đơn vị chuyên môn tác thành. Cùng với đó, 10 giám đốc, phó giám đốc Công an các tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, TP HCM, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu... cũng tới hiện trường tham gia bàn bạc, trao đổi, tổ chức phối hợp điều tra.
Theo trung tướng Vĩnh, hàng nghìn thông tin của người dân được gửi về Ban chỉ đạo chuyên án. Cơ quan điều tra cử một tổ chuyên phân tích những tin tức này, trên cơ sở đó quyết định hướng truy bắt hung thủ.
Nói về những bài học trong quá trình khám phá chuyên án, lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho rằng quan trọng nhất là nguồn tin người dân cung cấp. Thứ hai là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo địa phương. Thứ ba là sự tận tâm, tận lực, vận dụng, chắt chiu từng dấu vết để dựng hình, dựng khung vụ án.
"Hàng nghìn cán bộ chiến sĩ được tung vào trận đánh đồng tâm hiệp lực, vượt qua khó khăn, tập trung thu thập tin tức. Có những anh em tận tuỵ trong phòng tối để phân tích dấu vết, có những người ở hiện trường hay rong ruổi khắp Bình Phước, Bình Dương, TP HCM... để bám theo các băng nhóm nghi phạm", tướng Vĩnh chia sẻ.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát cho rằng, mọi thành viên Ban chuyên án đều vận dụng tối đa kinh nghiệm có được để thảo luận, từ cấp tướng đến chiến sĩ. "Trong cuộc thảo luận đêm 8/7, lời phát biểu của một thượng sĩ là ý kiến được ban chuyên án trân trọng" - trung tướng Vĩnh chia sẻ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng ban chuyên án chia sẻ những kinh nghiệm khám phá thành công vụ thảm án ở Bình Phước. Ảnh: Công an nhân dân.
Còn theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bình Phước, ngay sau khi xảy ra thảm án chấn động dư luận ở địa phương, dưới sự chỉ đạo của đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Ban chuyên án đã được thành lập.
Nhiều tướng lĩnh, điều tra viên cao cấp, trinh sát giỏi được huy động tới hiện trường. Trong số đó, có người từng tham gia điều tra những chuyên án khó như vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa.
Ban chỉ đạo do thượng tướng Lê Quý Vương - thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng ban; trung tướng Phan Văn Vĩnh làm trưởng ban chuyên án và nhiều lãnh đạo các tổng cục, cục nghiệp vụ tham gia.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự chia sẻ, cùng với việc thu thập dấu vết, Ban chuyên án tập trung xác minh các mối quan hệ của từng nạn nhân, tìm hiểu xem ai trong số họ đang có mâu thuẫn. Từ đó, cảnh sát thấy nổi lên Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) - người yêu cũ của con gái đại gia Bình Phước.
Ban chuyên án xác định, Dương từng có thời gian ở cùng nhà với gia đình ông Mỹ. Trước khi xảy ra thảm án, Dương bị con gái ông Mỹ nói lời chia tay. Giả thuyết về một vụ án trả thù tình được đặt ra bên cạnh hai hướng điều tra khác.
Sáng 8/7, thi thể 6 nạn nhân được công an bàn giao cho gia đình tổ chức tang lễ. Khi thấy Dương xuất hiện tại hiện trường, lực lượng công an đã tiếp cận, khéo léo mời nghi phạm về trụ sở hỗ trợ việc cung cấp thông tin, giúp truy tìm hung thủ.
"Tôi đã trực tiếp trò chuyện, động viên Dương khai trung thực về di biến động của mình trong thời điểm vụ án xảy ra. Lúc đầu, Dương tỏ ra lì lợm, đưa ra các chứng cứ ngoại phạm. Anh ta tuyên bố im lặng cho đến khi có luật sư bào chữa" - tướng Tiến nói.
Trưa 10/7, Dương thú nhận hành vi phạm tội. Qua lời khai của nghi phạm, cảnh sát bắt khẩn cấp Tiến.
Theo Zing News
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Đừng thêm nghiệp chướng cho những kiếp người Như biết bao các comment trên mạng, tôi cũng đã nguyền rủa hai nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước. Tôi muốn hung thủ phải đền tội ở mức cao nhất, tất nhiên không phải là kiểu... hành hình như thời trung cổ như những ý kiến quá khích (có người thậm chí còn đòi... tru di tam tộc). Căm phẫn của...