Ba cách giữ kính không bị trượt xuống mũi
Các sản phẩm như miếng đệm mũi và móc tai silicone được nhiều người ưa chuộng do phù hợp với mọi kiểu da và hình dạng kính.
Những người phải đeo kính cận chắc chắn từng trải qua cảm giác bất tiện khi luôn phải điều chỉnh kính trên sống mũi. Ngoài ra, hành động không chỉ gây khó chịu, mà còn tạo ra ma sát trên da, dẫn đến hiện tượng kích ứng và nổi đỏ.
Có nhiều lý do khiến kính của bạn trượt xuống sống mũi, như gọng kính rộng hoặc quá nặng, da quá nhờn, sống mũi hẹp…
Nhiều người cảm thấy khó chịu vì kính cận luôn trượt xuống mũi. Ảnh: Weheartit.
Nerdwax
Nerdwax là chất giữ kính chống trượt, hoạt động bằng cách tạo ra lớp ma sát giữa kính và da của bạn.
Sản phẩm có thiết kế đầu nhọn nghiêng giúp bạn dễ dàng bôi lớp sáp lên mắt kính. Trước khi thoa, bạn nên lau sạch bề mặt kính để chất sáp giữ được lâu hơn.
Tốt nhất bạn nên thử sáp trên một vùng da nhỏ trước để đảm bảo da không bị dị ứng với sản phẩm. Hãy để sáp trên da trong 30 phút và quan sát phản ứng. Nếu thấy bất kỳ kích ứng nào, bạn cần lập tức rửa khu vực đó bằng xà phòng nhẹ với nước.
Nerdwax có thể cố định được vị trí kính từ một giờ đến cả ngày tùy thuộc vào mức độ bạn áp dụng. Ảnh: Nerdwax, oCompras.
Sản phẩm có ưu điểm làm từ 100% thành phần tự nhiên và sử dụng trên mọi kiểu dáng kính mắt. Một tuýp như trên hình có thể dùng được trong 6-8 tháng. Nếu da đổ nhiều dầu, bạn cần phải thoa lại chúng thường xuyên.
Bạn có thể thêm vào kính mắt miếng đệm mũi silicone bằng cách dán vào cầu kính. Thiết kế này vừa giúp kính vừa vặn, vừa chống trượt.
Bạn cần làm sạch kính bằng xà phòng nhẹ hoặc cồn tẩy rửa trước khi dán miếng đệm mũi bằng silicone để đảm bảo chúng bám chắc vào kính.
Video đang HOT
Silicone là lựa chọn tốt hơn sáp đối với những người có làn da nhạy cảm. Ảnh: Amazon.
Sản phẩm này có thể sử dụng trên cả mắt kính cho trẻ em. Ngoài ra, hình dáng của miếng đệm giúp người dùng ngăn ngừa vết lõm và thâm trên sống mũi.
Bên cạnh những ưu điểm, cách này vẫn còn hạn chế nhất định. Trong thời tiết nóng bức, miếng đệm sẽ không thể giữ được độ bám trên mũi quá lâu. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị nhiều miếng dán để thay thế.
Móc tai bằng silicone là giải pháp yêu thích và dễ sử dụng của nhiều người. Sản phẩm được làm từ chất liệu silicone cao cấp, không gây kích ứng kể cả với làn da nhạy cảm nhất. Chúng được sản xuất để phù hợp với hầu hết khung kính, thời hạn sử dụng có thể kéo dài hàng tháng hoặc vài năm nếu được chăm sóc đúng.
Bạn có thể lựa chọn các màu sắc của móc tai phù hợp với sở thích. Ảnh: eBay.
Hướng dẫn chọn kính cận thị đúng cách, phù hợp với khuôn mặt và giới tính
Không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn, chiếc kính cận còn giúp người đeo tôn lên được vẻ đẹp của khuôn mặt. Dưới đây là hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp với từng khuôn mặt.
Nếu gặp vấn đề về tầm nhìn mọi vậy ở khoảng cách xa, bạn có thể sẽ được thăm khám và chẩn đoán tình trạng cận thị. Đa số các trường hợp cận thị khi được chẩn đoán lần đầu sẽ chọn đeo kính cận có gọng để giúp cải thiện tầm nhìn. Nếu bạn băn khoăn về việc chọn lựa, hãy đọc bài viết dưới đây để xem hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp nhất.
Mỗi người sẽ có một sở thích khác nhau về màu sắc, kiểu dáng gọng kính. Thế nhưng, ngoài sở thích ra, bạn nên cân nhắc về màu da, khuôn mặt và phong cách thời trang để chọn lựa đôi kính cận phù hợp với bản thân.
Hãy đọc bài viết dưới đây để xem hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp nhất - Ảnh: coolwinks
1. Hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp thông qua việc thăm khám
Hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp bắt đầu bằng việc xác định độ cận chính xác. Đây là bước quan trọng nhất để sở hữu một chiếc kính thực hiện được chức năng cải thiện tầm nhìn. Khi phát hiện mắt có dấu hiệu giảm thị lực, khó nhìn các vật ở khoảng cách xa, người bệnh nên khám mắt tại các bệnh viện mắt hoặc bệnh viện có khoa mắt để đảm bảo kết quả chính xác.
Vậy bạn hiểu Độ cận thị là gì?
Sau khi được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị và được đo độ cận chính xác. Bác sĩ sẽ kê toa để người bệnh mua kính phù hợp. Sau khi có toa của bác sĩ, bạn có thể mua kính ở bất cứ cửa hàng kính uy tín nào.
Tại sao việc xác định độ chính xác lại quan trọng như vậy? Bởi việc đeo kính nhẹ hơn so với độ cận của bản thân, mắt của bạn sẽ vẫn phải liên tục điều tiết và các tình trạng mỏi mắt và đau mắt vẫn diễn ra. Từ đó, độ cận thị sẽ có chiều hướng tăng nhanh hơn. Tương tự, nếu đeo kính nặng độ hơn so với tình trạng bệnh của mắt sẽ khiến đau mỏi mắt, chóng mặt và đau đầu.
Hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp bắt đầu bằng việc xác định độ cận chính xác - Ảnh: theeyeplacehp
2. Chọn loại kính và mắt kính cận thị phù hợp
2.1. Kính áp tròng
Sau khi xác định được độ cận chính xác, bạn sẽ được đưa ra phương án kính gọng hoặc kính áp tròng. Nếu bạn tham gia các hoạt động vận động, thể thao nhiều thì kính áp tròng có thể là lựa chọn tối ưu.
Có khá nhiều loại kính áp tròng với xuất xứ và thương hiệu khá nhau, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như mong muốn về thời gian sử dụng mà bạn có thể chọn lựa. Hầu như kính áp tròng không ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt nên việc chọn lựa đơn giản hơn nhiều so với kính gọng.
2.2. Kính gọng
Đối với kính có gọng, tiêu chí để lựa chọn khi mua kính chính là sự thoải mái và phù hợp đối với khuôn mặt người đeo. Đặc biệt là điểm nối giữa tâm mắt và tâm kính cũng cần phải đảm bảo sự trùng khớp. Và ngoài gọng kính, loại mắt kính được chọn lựa vô cùng quan trọng. Khi chọn lựa, hãy lựa chọn mắt kính của thương hiệu lớn để đảm bảo được 5 tác dụng nổi bật kể sau:
- Chống chói lóa để tiện tham gia giao thông ban đêm
- Chống loang nước giúp người cận thị nhìn rõ khi đi mưa
- Chống trầy xước để đảm bảo tính thẩm mỹ
- Hạn chế bám bụi, tránh được nguy cơ nhiễm trùng mắt
- Chống được tia UV và ánh sáng xanh.
3. Chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt và giới tính
Khuôn mặt chúng ta hiện được xác định 6 hình dáng cơ bản: mặt vuông, mặt tròn, mặt trái tim, mặt kim cương, mặt trái xoăn và mặt trái lê. Tùy theo mỗi khuôn mặt và giới tính khác nhau mà có những hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp:
3.1. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt vuông
Đối với nữ giới: Gọng kính browline sẽ phù hợp với nữ giới có khuôn mặt vuông. Ngoài ra, chị em cũng có thể thử gọng kính hình mắt mèo hoặc gọng tròn. Nên tránh các gọng kính góc cạnh như hình chữ nhật.
Đối với nam giới: Đối với khuôn mặt vuông ở nam giới, gọng kính có hình browline thường phù hợp nhất. Tiếp đến, bạn cũng có thể chọn gọng kính có dáng bầu dục. Nên tránh các gọng kính có tròng mắt kính quá bé.
Tùy theo mỗi khuôn mặt và giới tính khác nhau mà có những hướng dẫn chọn kính cận thị phù hợp - Ảnh: burlington
3.2. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt tròn
Đối với nữ giới: Gọng kính có hình chữ nhật hoặc vuông, dáng góc cạnh sẽ phù hợp với nữ giới có khuôn mặt tròn. Ngoài ra, gọng kính cận tròn cũng là một lựa chọn đáng để thử. Tuy nhiên, nữ giới mặt tròn không nên thử gọng kính có tròng mắt kính quá bé hoặc hình bầu dục.
Đối với nam giới: Cũng giống như đối với phái đẹp, đấng mày râu có khuôn mặt tròn cũng nên chọn gọng kính có dáng góc cạnh như hình vuông hoặc chữ nhật. Tránh những gọng kính hình browline hoặc bầu dục và tròng mắt quá bé.
3.3. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt trái tim
Đối với nữ giới: Theo các chuyên gia thời trang, kính cận cũng được lựa chọn giống như các loại kính khác. Do đó, nữ giới có khuôn mặt hình trái tim nên chọn gọng kính hình chữ nhật hoặc tròn. Ngoài ra, bạn gái cũng có thể thử lựa chọn gọng kính là hình đa giác.
Đối với nam giới: Cũng giống với nữ giới, nam giới có khuôn mặt hình trái tim nên thử các gọng kính cận có hình chữ nhật hoặc tròn. Nên tránh các loại gọng có hình bầu dục, browline hoặc hình vuông.
3.4. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt kim cương
Đối với nữ giới: Gọng kính có hình dáng mắt mèo, hình tròn và bầu dục sẽ là lựa chọn hàng đầu của phái nữ có khuôn mặt kim cương. Ngoài ra, nữ giới có khuôn mặt này nên tránh các loại gọng kính góc cạnh như hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Đối với nam giới: Nam giới có khuôn mặt kim cương thường phù hợp với gọng kính có dáng tròn hoặc bầu dục. Nếu muốn thay đổi kiểu, bạn cũng có thể thử gọng kính dáng browline. Nên tránh đeo những gọng góc cạnh.
3.5. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt trái xoan
Khuôn mặt trái xoan từ xưa đến nay được xem là cân đối, hài hòa nhất, người sở hữu khuôn mặt này có thể sử dụng bất kỳ loại gọng kính nào. Cả nam lẫn nữ có khuôn mặt trái xoan có thể thử gọng kính hình vuông hoặc hình chữ nhất là phù hợp nhất. Và nên tránh các loại gọng kính có tròng mắt kính quá to hoặc quá bé.
3.6. Lựa chọn gọng kính cho người có khuôn mặt trái lê
Đối với nữ giới: Khuôn mặt trái lê ở nữ giới sẽ phù hợp nhất với gọng kính có dáng browline, dáng aviator hoặc hình bầu dục. Nên tránh đeo các loại kính đa giác lớn hoặc hình chữ nhật.
Đối với nam giới: Nam giới có khuôn mặt trái lê nên thử gọng kính cận có dáng bầu dục hoặc browline.
7 mẹo hay giúp bạn không bị mờ kính khi đeo khẩu trang Dù là kính cận, kính mát hay kính chống bụi, bạn cũng thường gặp phiền toái khi đeo khẩu trang: Kính bị hơi thở làm mờ; các mẹo vặt sau sẽ giúp bạn khắc phục. Khẩu trang là vật bất ly thân của mọi người trong mùa dịch COVID-19 và cũng gắn bó với nhiều người đi xe máy, xe đạp, đi bộ...