Bà Bé làm vườn lan rất lớn, mỗi năm kiếm gần nửa tỷ
Xuất lan giống cũng như gả con gái sang nhà chồng. Giống lan phải chất lượng đồng loạt để đảm bảo uy tín của vườn cũng như thương hiệu của dòng lan Mokara Củ Chi.
Đó là kiên định đã thành ra son sắt mà bà Nguyễn Thị Bé ở xã Tân Phú Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) luôn nhắn nhủ cho những người sắp kế nghiệp mình mỗi khi bà xuất bán lan giống đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Cây giống được cung cấp cho các vườn mới mở hoặc thay thế cho những cây lan đã già cỗi hoặc phát triển quá cao, khó thu hoạch
Đến nay, xuất khẩu được lan giống Mokara vẫn là thành tựu đáng kể của Củ Chi lẫn nông nghiệp TP.HCM nói chung. Thay vì phải nhập từ Thái Lan giá thành cao, nhiều ro trong chất lượng và chăm sóc, giờ đây nông dân Củ Chi hoàn toàn tự chủ được nguồn giống và tự tin so sánh ngang hàng.
“Không chỉ riêng tôi mà nhiều nhà vườn bên Thái Lan sang tham quan đều bảo lan Mokara Củ Chi đẹp hơn của họ”, bà Bé tự hào.
Sau 3 năm, 1 gốc trưởng thành cho trung bình 3 – 4 cây con, sau 5 tháng sẽ thu hoạch. Một vườn lan sau 4 năm có thể lời 3 vườn lan. Mỗi năm có thể bán 2 đợt giống. Cây mẹ nếu trồng tốt 4 năm phải hạ vì quá cao, khó cắt hoa.
Để đảm bảo được nguồn giống tốt như thế, bà dành một khu riêng để ươm cây. Khi cây con phát triển thì đưa sang luống kế bên. Cây con được hạn chế phân thuốc, nông dân mua về dễ trồng lại hoàn toàn tin tưởng vào nguồn giống vì chiết trực tiếp từ cây mẹ. Căn cứ từ số lượng cây giống này, bà nhận đơn đặt hàng lớn mà không phải bị động tìm nguồn từ vườn khác, lại không rõ chất lượng.
Video đang HOT
Cây giống khỏe mạnh phải sạch bệnh, đảm bảo sản lượng; lá dày, màu xanh đậm, vòi hoa phân nhiều nhánh, gốc trồng 3 năm nhưng chưa hề rụng lá, cánh hoa to dày màu sắc rực rỡ.
Bán giống không sợ ế, khách hàng đặt cọc xong là bà cắt một loạt mấy ngàn cây. Cũng vì làm đồng loạt như thế, tuổi của cả vườn lan sẽ đồng đều nhau. Cắt bán đồng loạt, cây giống ra đồng loạt, tất cả đều tăm tắp.
Sau khi nhận đơn hàng, bà Bé là tỉ mẩn chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho nhà vườn
Đến khi cắt hàng ngàn cây giống giao cho khách, bà lại khắc khe tuyển từng cây một. Nếu hợp đồng giao mỗi cây giống dài 40cm thì cây giống ở vườn Minh Dũng thường vượt trội hơn hẳn con số này. Mỗi cây giống, lá dày đều, xanh mượt; rễ con phát triển khỏe mạnh. Thậm chí cành hoa phải còn tươi nguyên màu sắc đảm bảo khách hàng tin tưởng 100%.
Một đơn hàng xuất lan giống đi tỉnh
Cũng vì đặt ra những tiêu chí tuyển lựa khắt khe như vậy, chỉ thân cây, 1 cánh hoa vướng tý khuyết điểm là bà thẳng tay loại bỏ ngay lập tức.
“Người làm cứ tiếc rẻ. Nhưng 1 cây giống cũng chỉ mấy ngàn đồng, không thể để 1 con sâu cũng làm rầu nồi canh. Những cây giống không đạt chuẩn, tôi phải tước hết lá để nó không có khả năng tái sinh”, bà Bé kiên định.
Những cây giống không đạt chuẩn bị loại bỏ du hoàn toàn có thể trồng lại
Sống đến tuổi thất thập, bà Bé đã kinh qua không biết bao nỗi khó nhọc để thành công trong nghề. Hiệu quả kinh tế với các mặt hàng có tính thị trường luôn là ưu tiên số một khi có người nhờ bà tư vấn.
Vì bà tâm niệm một cánh hoa lạ không thể làm đẹp cả khu vườn. Mỗi đơn hàng giao đi, luôn đính kèm theo đó là bản hướng dẫn cặn kẽ từng chi tiết kỹ thuật.
Cây giống được trao về cho chủ vườn
“Bạn hàng mua hoa ở vườn mình đảm bảo sẽ thường xuyên có hoa loại 1; đặt cây giống vườn mình đảm bảo cây giống chất lượng. Phải kiên quyết như thế mới tạo dựng thị trường và thương hiệu riêng của hoa lan Củ Chi”, bà chia sẻ.
Nguyên Chủ tịch UBND TP.HHCM Lê Hoàng Quân trong một lần đến thăm vườn lan Minh Dũng và động viên tiếp tục phat triển cây con nhiều giống mới để cung cấp giống cho bà con nông dân.
Hiện vườn lan Minh Dũng sở hữu diện tích 10.000m2 đất trồng, mỗi năm xuất bán hơn 10.000 cây giống. Sau các đợt xuất giống đi Khánh Hòa, Đà Nẵng, Ninh Bình… đợt giao 1.800 cây đi Tân Ninh hôm đầu tháng 6 là đơn hàng lớn cuối cùng của vườn Minh Dũng trong năm. Riêng tiền bán lan giống, bà Bé thu gần nửa tỷ mỗi năm.
Ông Mai Quốc Thái, Phó Chủ tịch Hội Trang trại và làm vườn TP.HCM: Việc tạo ra giống mới phải đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và tương thích với thị trường. Chỉ có giống Mokara là hơn Thái Lan chứ Denrobium thì chưa. Giống này trồng tập trung ở Củ Chi, khả năng mở rộng diện tích cũng nhanh vì khả năng chiết cây con bán giống. Năm 2016, 24.000 cây giống lan Mokara được xuất khẩu sang Campuchia.
Theo Danviet
Chỉ đạo làm rõ vụ chủ khách sạn "giam" xe thượng tá công an
Nhà của thượng tá công an nằm trong hẻm cụt từng bị chủ khách sạn ở phía ngoài tấn công bằng trứng thối, đập xe và tấn công người. Mới đây, chủ khách sạn cho người lấy lưới thép nhốt luôn chiếc ô tô của ông thượng tá...
Ngày 18.3, ông Huỳnh Văn Nhịn - Phó chủ tịch UBND TP.Tân An, tỉnh Long An - cho biết đã chỉ đạo làm rõ vụ chủ khách sạn Mỹ Đình (phường 2, TP.Tân An) dùng lưới thép nhốt chiếc xe của thượng tá Lâm Tấn Phát (56 tuổi, nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An, đã nghỉ hưu). Gia đình ông Phát có cửa hàng bán đồ trang trí nội thất, lối đi bên hông khách sạn Mỹ Đình.
"Chúng tôi chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường kiểm tra lại hồ sơ đất đai của chủ khách sạn Mỹ Đình. Đồng thời, chỉ đạo UBND phường 2, nơi xảy ra vụ việc, xử lý cái hàng rào xây trái phép. Theo báo cáo, hàng rào này do chủ khách sạn tự ý xây dựng", ông Nhịn nói.
Chiếc ô tô của thượng tá công an bị nhốt phía trong.
Theo hồ sơ, gia đình ông Phát bị chủ khách sạn là bà Nguyễn Thị Bé tấn công nhiều lần. Cụ thể, ngày 13.8.2016, bà Bé tấn công vào nhà ông Phát khiến nhân viên của ông phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Long An. Chiếc xe ben mới mua đời 2016 của ông Phát bị con trai bà Bé đập nát kính.
Công an TP.Tân An cũng lưu giữ nhiều clip do camera an ninh ghi lại cảnh bà Bé dùng chất bẩn, trứng thối ném vào cửa hàng của ông Phát (4 lần).
Theo hồ sơ lưu tại UBND tỉnh Long An, năm 2005, UBND tỉnh từng giải quyết mâu thuẫn giữa ông Phát với ông Võ Công Bình (chồng bà Bé).
Theo đó, đây là lối đi công cộng nhưng ông Bình tự ý san lấp, xây dựng làm bãi đậu xe để dùng riêng. Bị mất lối đi, các hộ phía trong khiếu nại. Ngày 18.1.2005, ông Dương Quốc Xuân - Chủ tịch UBND tỉnh Long An mời các bên có liên quan dự cuộc họp, sau đó quyết định giữ nguyên hiện trạng lối đi công cộng và bồi hoàn chi phí mà ông Bình đã đầu tư làm đường.
Tuy nhiên, hơn 12 năm nay mâu thuẫn vẫn kéo dài. Cách đây hơn một tháng, ngày 16.2, khi xe của gia đình ông Phát đang đậu trong nhà thì một nhóm thợ xuất hiện, rào bít tất cả các lối ra.
Theo Danviet
Bà chủ sạp vải chết trong tư thế chân tay bị trói Bà chủ sạp vải sống một mình trong ngôi nhà ở xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang được phát hiện chết trong tư thế chân tay bị trói. Cổng rào nhà bà Bé vẫn còn khóa nhưng bà đã bị chết bên trong nhà Ngày 21-12, công an tỉnh Tiền Giang đã khám nghiệm hiện trường và điều tra làm...