Bà bầu thiếu máu: Chậm cứu là nguy!
Thiếu máu là bệnh quen của chị em khi mang bầu, song rất nhiều người còn thiếu hiểu biết.
“Tập 1″ chưa tròn năm mà mình đã dính bầu gần 3 tháng rồi. Mình thì chẳng nghén ngẩm gì đâu, ăn uống thì cũng không &’kén cá chọn canh’ nhưng ‘nhan sắc’ vẫn xuống cấp trầm trọng – da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi và chóng mặt. Khi kể triệu chứng &’bệnh’ cho ‘ả’ bạn thân nghe thì &’ả’ hồn nhiên phán: Bệnh chết người rồi, vào phụ sản khám gấp nếu không muốn chồng &’mồ côi’ vợ. Dẫu biết rằng &’ả’ đùa nhưng vẫn sởn da gà. Sau không dưới 2 lần giục giã, cuối cùng lão chồng già cũng đưa vào phụ sản Hà Nội khám. Kết quả, tất cả những ốm đau, mệt mỏi… là thiếu máu do thiếu sắt. Ôi, bầu bí lần 2 rồi mà còn &’ngốc’ quá.
Sau một phen ’sợ mất mật’ vì thiếu hiểu biết, mình chia sẻ ra đây một số kiến thức về bệnh thiếu máu khi mang thai, rất mong sẽ giúp ích phần nào cho chị em.
Thiếu máu là &’bệnh’ quen của chị em khi mang bầu. Điều này lý giải vì sao khi đi khám thai định kỳ, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào quý đầu thai kỳ. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai phần đa là do thiếu sắt.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ thiếu máu?
- Bé càng phát triển thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Chỉ ăn các loại thực phẩm năng lượng thấp hoặc kiêng khem quá đà.
- Nghén nặng, ăn vào là nôn nên sợ ăn, lười ăn
- 2 lần sinh đẻ quá gần nhau
- Mang đa thai; xuất huyết trước sinh…
Thiếu máu là bệnh quen của chị em khi mang thai (Ảnh minh họa).
Dấu hiệu của thiếu máu
- Mệt mỏi, sức khỏe sa sút. Da xanh, yếu ớt
- Khó chịu, bức bối trong người, dễ nóng giận, bực tức
- Khó thở, thở dốc dù chỉ đi bộ vận động nhẹ nhàng
- Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Video đang HOT
Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai nếu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.
Hơn thế nữa, mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.
Làm thế nào để phòng tránh thiếu máu?
Nếu là thiếu máu do thiếu sắt, thì chỉ cần uống bổ sung viên sắt là được. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của mỗi chị em, khoảng từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày.
Để hấp thụ sắt tốt nhất, chị em nên uống khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống viên sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.
Một số lưu ý khi uống viên sắt:
- Nên uống giữa hai bữa ăn và không uống sau bữa tối trước khi đi ngủ.
- Nếu lỡ quên ngày nào thì sau đó cứ tiếp tục uống bình thường, không uống bù.
- Không dùng nước trà, nước ngọt hay sữa để uống viên sắt.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt:
- Đi đại tiện phân đen: Đây là hệ quả phổ biến khi uống viên sắt. Do đó, chị em không cần quá lo sợ. Ngưng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường.
- Bị xót ruột, buồn nôn hoặc nôn: Uống thuốc lúc no hoặc sau bữa ăn khoảng một tiếng
- Táo bón: Là ‘bệnh’ quen khi uống viên sắt. Để trị ‘bệnh’, chị em cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày và chăm chỉ vận động hơn (đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng với động tác phù hợp).
Thực phẩm nào chứa hàm lượng sắt cao?
Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, chị em cần có chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và phong phú hơn. Thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà… là thực phẩm ‘vàng’không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn rất bổ dưỡng cho mẹ bầu.
Lưu ý: Không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo Khampha
Thực phẩm mẹ ăn nhiều, con kém khôn
Mẹ bầu cần hạn chế ăn bột ngọt, kẹo cao su, đậu phụ lên men... vì chúng có thể gây hại đến sự phát triển trí não bé.
Sinh con thông minh, khỏe mạnh luôn là niềm mong mỏi của tất cả các cặp đôi. Tuy nhiên rất nhiều người vô tình khiến não thai nhi bị tổn thương từ khi còn nằm trong bụng mẹ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là danh sách những thực phẩm có nhiều khả năng làm tổn hại đến chỉ số IQ của thai nhi, mẹ nên tránh xa nhé.
Trứng tái sống
Trong trứng tái sống có chứa một lượng chì nhất định, nếu mẹ ăn nhiều có thể gây ra nhiễm độ chì. Nhiễm độc chì sẽ khiến mẹ bị mất ngủ, tăng động và suy sụp tinh thần... Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý ăn trứng đã được nấu chín và không nên ăn quá nhiều nhé!
Kẹo cao su
Mẹ bầu thường có thói quen nhai kẹo cao su sau bữa ăn hoặc nhai kẹo khi có cảm giác buồn nôn với hy vọng sẽ hết buồn nôn ói. Tuy nhiên kẹo cao su không phải là thực phẩm tốt.
Không chỉ vậy, trong kẹo cao su cũng có chứa chất phụ gia chống oxy hóa. Nếu như ăn quá lượng chất béo oxy hóa trong thời gian dài, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể khiến một số hệ thống chất xúc tác trong cơ thể bị tổn thương, dẫn đến não bộ kém phát triển hoặc sớm thoái hóa. Đây là lý do kẹo cao su là thực phầm làm giảm chỉ số IQ của trẻ.
Trong kẹo cao su cũng có chứa chất phụ gia chống oxy hóa, không tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi. (ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi bà bầu nhai kẹo cao su, không khí sẽ bị nuốt nhiều vào bụng dẫn đến đầy hơi, gây khó chịu cho mẹ bầu.
Thực tế, có một số mẹ bầu bị chứng tiết nhiều nước miếng trong thời kì mang thai. Khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân của hiện tượng này. Và nếu bạn không may là một trong số ít người bị triệu chứng này thì lời khuyên dành cho bạn chính là không nên nhai kẹo cao su vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Cách tốt nhất để vệ sinh răng miệng sau ăn đó là đánh răng hoặc súc miệng bằng nước ấm.
Đậu phụ lên men
Trong quá trình lên men, đậu phụ dễ dàng bị nhiễm vi sinh vật và chứa rất nhiều ni tơ cơ bản dễ bay hơi. Chất này có thể phân hủy protein và gây tổn hại sức khỏe cho thai phụ.
Đậu phụ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi, làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Vì vậy mẹ bầu cần cẩn trọng khi chọn thực phẩm này trong thực đơn ăn uống nhé.
Bột ngọt
Mỗi ngày các mẹ chỉ nên tiêu thụ khoảng 6 gram bột ngọt. Nếu lượng bột ngọt được hấp thụ quá nhiều sẽ khiến lượng glutamate tăng lên và gây hạn chế hấp thụ canxi, magiê và gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đánh trống ngực hoặc gây tác dụng phụ trong hệ thống sinh sản của con người.
Vì vậy các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên hạn chế tối đa bột ngọt cho vào thức ăn.
Cà phê
Cà phê có chứa lượng caffeine lớn, khi mẹ bầu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch và bài tiết nước tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, caffeine còn có thể làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất qua nhau thai giữa bà mẹ và thai nhi. Theo đó, một vài dưỡng chất quan trọng sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển từ mẹ sang con, gây ảnh hưởng tới cân nặng và làm giảm chỉ số IQ của trẻ.
Dưa chua
Trong quá trình dưa muối lên men (những ngày đầu), vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Mẹ bầu không nên ăn nhiều dưa chua. (ảnh minh họa)
Bỏng ngô
Trong quá trình chế biến, bỏng rất dễ bị nhiễm chì, trong khi chì lại là nguyên tố kim loại nặng có hại cho hệ thần kinh, sau khi ngấm vào máu sẽ gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tổn hại đến hệ thống thần kinh. Không những thế còn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của khu thần kinh trung khu não, khiến trí lực của thai nhi bị giảm sút.
Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên rán sau một thời gian sẽ bị biến chất, những chất này sau khi được hấp thụ sẽ biến chuyển thành những chất ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, không tốt cho não và quá trình phát triển của thai nhi. Đồ chiên rán cũng không tốt cho mẹ bầu vì chúng chứa ít dưỡng chất mà lại làm mẹ tăng cân nhiều.
Tôm, cá khô
Tôm, cá khô chứa hàm lượng muối khá cao nên khi ăn vào có thể khiến cơ thể tăng tuyến nước bọt, pha loãng dịch dạ dày và làm giảm khả năng tiêu hóa. gây ra bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, hơn nữa còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp.
Theo Khampha
Vì sao bà bầu nên uống nước chanh? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ đang mang thai nên uống nước ép trái cây, vì chúng không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của cả mẹ và con. Nước chanh rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Nước chanh là một trong những lựa chọn...