Bà bầu tắm trong thai kỳ: Những điều nên và không nên làm để bảo vệ thai nhi
Bài viết sẽ giúp bà bầu tìm hiểu thông tin nên và không nên làm gì trong khi tắm để mẹ và thai nhi luôn an toàn.
Cách tắm an toàn cho bà bầu theo từng giai đoạn
Tắm không chỉ giúp bà bầu thư giãn khi mang thai mà còn là một cách tuyệt vời để làm dịu các cơ bắp mệt mỏi sau một ngày dài làm việc.
Bà bầu vẫn có thể tắm một cách bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên cần hạn chế thói quen tắm bằng nước nóng. Ngâm trong bồn nước nóng hoặc tắm nước nóng có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể bà bầu, dẫn đến một số biến chứng có hại cho mẹ và bé.
Dưới đây là một số cách an toàn để tắm trong khi mang thai và các biện pháp phòng ngừa được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm rất quan trọng đối với thai nhi vì ở giai đoạn này, các cơ quan của bé bắt đầu phát triển. Nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Tắm gội đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi – Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu trong ba tháng đầu khi tắm cần chú ý:
Video đang HOT
- Tắm nước ấm trong thời kỳ đầu mang thai.
- Không ngâm mình trong bồn tắm thời gian dài
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch hữu cơ, an toàn cho bà bầu.
Thai kỳ của bạn đã ổn định hơn trong giai đoạn này. Tắm là khoảng thời gian bà bầu có thể thư giãn cơ thể. Bà bầu có thể tắm hàng ngày, kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm đồng thời giới hạn tắm nhất định.
Trong trường hợp sưng đau chân, bà bầu có thể ngâm chân bằng nước nóng thay vì ngâm toàn bộ cơ thể.
3. Tam cá nguyệt thứ ba
Bà bầu nên đi lại cẩn thận trong nhà tắm để tránh nguy cơ trượt ngã – Ảnh minh họa: Internet
Trong tam cá nguyệt cuối này, cơ thể bà bầu đã có nhiều thay đổi. Hoạt động tắm sẽ giúp tinh thần mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ở giai đoạn này, bà bầu cần chú ý việc đi lại, tránh trơn trượt, té ngã trong nhà tắm. Nếu việc đi lại khó khăn, bà bầu nên nhờ người thân giúp đỡ.
Những điều bà bầu cần tránh khi tắm
Mang thai là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống đòi hỏi người mẹ phải thận trọng trong mọi việc làm, kể cả thói quen hàng ngày như tắm gội. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bà bầu cần lưu ý:
Không nên tắm nước nóng, không nên tắm quá lâu.
Không ngâm mình trong bồn tắm thời gian dài vì nó có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo. Bên cạnh đó, nên giới hạn thời gian tắm của bạn trong khoảng 15 – 20 phút.
Loại bỏ các sản phẩm làm sạch chứa các thành phần hóa chất độc hại như phthalates, BPA và các hóa chất độc hại khác.
Không nên bỏ qua thảm tắm. Phòng tắm là nơi bà bầu có nguy cơ bị trơn trượt, té ngã do bề mặt trơn trượt. Do đó, cách tốt nhất hãy đặt thảm tắm chống trượt ở nhà vệ sinh.
Bà bầu không nên tắm bồn trong thai kỳ – Ảnh minh họa: Internet
Không nên sử dụng tẩy tế bào chết. Mang thai làm cơ thể bạn nhạy cảm và hầu hết các loại tẩy tế bào chết cho cơ thể có thể chứa muối Epsom. Thành phần này có thể khiến da bà bầu khô, mất cân bằng độ ẩm. Nếu muốn tẩy tế bào chết, bà bầu chỉ nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như đường nâu hoặc các sản phẩm hữu cơ.
Không sử dụng miếng bọt biển xơ mướp để loại bỏ các tế bào da chết. Mang thai làm thay đổi kết cấu da, các sản phẩm tắm thô ráp có thể gây tổn hại cho làn da bà bầu.
Không sử dụng nước tắm chưa được lọc kỹ nếu bà bầu sinh sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Trong trường hợp này, bà bầu nên tiến hành lọc nước trước khi sử dụng.
Theo phunusuckhoe
Ca mổ cứu thai nhi thò một tay ra ngoài bụng mẹ
Thai phụ ở Quảng Ninh bị vỡ ối, một bàn tay của em bé đã lọt ra ngoài bụng mẹ và đang có dấu hiệu suy thai cấp.
Thai phụ được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí ngày 27/1 trong tình trạng vỡ ối, thai nhi ngôi ngang đang suy cấp, một bàn tay của bé đã lọt ra ngoài. Mẹ vốn bị đa u xơ tử cung.
Bác sĩ Nguyễn Minh Thuyết, Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, cho biết đây là trường hợp rất hy hữu. Thai phụ lại đang có khối u xơ lớn tại tử cung, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Sức khoẻ hai mẹ con sản phụ hiện ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Thai phụ được bác sĩ nhanh chóng cấp cứu mổ lấy thai. Khối u xơ rất lớn chiếm toàn bộ từ eo tử cung đến đáy tử cung, khiến cho thành tử cung rất dày, gây khó khăn cho việc phẫu thuật và tiếp cận lấy thai nhi. Bác sĩ đã rất vất vả mới đưa được em bé nặng 2,2 kg ra ngoài an toàn.
Hiện, sức khỏe hai mẹ con sản phụ ổn định.
Bác sĩ Thuyết cho biết các trường hợp thai phụ có nguy cơ đẻ non, ngôi thai bất thường cần được theo dõi và quản lý thai kỳ chặt chẽ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu về sản khoa, bởi nếu không được hỗ trợ kịp thời sẽ gây sang chấn cho thai nhi, mất tim thai do sa dây rốn.
Lê Nga
Theo VNE
Con sinh ra không có dấu hiệu sự sống, mẹ tố bệnh viện tắc trách Trước khi nhập viện, sản phụ và thai nhi hoàn toàn bình thường. Sau ca sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ, em bé không có dấu hiệu sự sống và tử vong khi 5 ngày tuổi. Phản ánh tới Zing.vn, ông Nguyễn Duy Chinh (cha đẻ của sản phụ Nguyễn Thị Hồng, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà...