Bà bầu nhiễm khuẩn, thai nhi dễ nguy hiểm
Trẻ vừa sinh ra cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết rất nặng, thậm chí tử vong. Vi khuẩn âm đạo người mẹ là tác nhân chính trong những trường hợp nhiễm khuẩn này.
Tại hội thảo về nhiễm khuẩn sản phụ khoa và trẻ sơ sinh diễn ra ở Hà Nội hôm 1/3,Tiến sĩ Trần Hữu Thăng, Phó chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam cho biết, cách đây gần 200 năm một nhà bác học người Áo đã đưa ra một khái niệm hết sức quan trọng. Đó là khi chăm sóc người phụ nữ trong lúc sinh nở, nếu nhà hộ sinh, phòng đẻ, đặc biệt là dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ càng sạch sẽ bao nhiêu, càng được tiệt trùng bao nhiêu thì tỷ lệ tử vong và tai biến sản khoa cũng giảm đi bấy nhiêu. Điều này cũng giúp giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở những tuần đầu, tháng đầu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện thực sự là nỗi sợ hãi với bác sĩ, ca bệnh thường rất nặng nề, các vi khuẩn kháng nhiều thuốc kháng sinh. Vì thế trong những năm gần đây, ngành y tế rất quan tâm chống nhiễm khuẩn không chỉ trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai nghén hoặc sau đẻ có thể do nhiều loại vi sinh vật phối hợp. Trong sản khoa, nhiễm khuẩn làm thai chết trong tử cung, sảy thai; thai nhi đang ở bụng mẹ chưa sinh ra đã bị nhiễm khuẩn. Thậm chí, có trẻ vừa sinh ra đã bị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết từ trong bụng mẹ. Vi khuẩn có thể từ âm đạo người mẹ đi vào trong tử cung gây bệnh thai nhi. Trong quá trình sinh nở đôi khi trẻ cũng có thể bị nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước đang phát triển nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong giai đoạn sơ sinh (32%). Dù có rất nhiều kháng sinh được sản xuất để điều trị chống nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao 20-55%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 0,5% đến 1% trên tổng số trẻ sinh ra, Vi khuẩn âm đạo người mẹ là tác nhân chính gây bệnh.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm trùng ối xuất hiện từ 8 đến 12 phụ nữ trong số 1000 ca sinh và 96% những trường hợp nhiễm trùng ối là do nhiễm trùng ngược dòng. Tính trên những ca sinh nở diễn tiến tự nhiên, 1% đến 4% phụ nữ bị viêm nội tâm mạc trong thời kỳ hậu sản.
Theo VNE
Trẻ lỡ uống sữa nghi nhiễm khuẩn, làm sao?
Clostridium botulinum là vi khuẩn có trong tự nhiên, hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với chúng, ví dụ trong rau củ, gia cầm, hải sản, mật ong... Clostridium botulinum chỉ gây bệnh khi sinh ra đủ lượng độc tố, và độc tố đó gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Như vậy, bệnh xảy ra nếu chúng ta ăn phải thức ăn nhiễm nhiều vi khuẩn hay độc tố nhưng không được tiệt trùng ở nhiệt độ và áp suất đủ cao, đồng thời có nước, không axít, không oxy, ở nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn... Đây thường là thực phẩm đóng gói thủ công.
Bệnh cũng có thể xảy ra nếu vi khuẩn có điều kiện tiếp tục sinh trưởng trong cơ thể để sinh đủ lượng độc tố gây bệnh. Với những người khoẻ mạnh, khi vi khuẩn qua môi trường axít ở dạ dày (pH 2 - 4) sẽ chuyển sang dạng bào tử. Khi vào ruột, nếu hệ khuẩn ruột khoẻ mạnh thì vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ cạnh tranh chỗ bám vào tế bào niêm mạc ruột, do đó clostridium botulinum không có nhiều cơ hội phát triển. Và như vậy, dễ mắc bệnh là người có hệ miễn dịch kém, dùng kháng sinh dài ngày nên hệ khuẩn ruột rối loạn, dùng thuốc giảm tiết axít kéo dài.
Thực phẩm cho trẻ phải tuyệt đối an toàn vì các cơ quan của trẻ còn non yếu. Ảnh: The Torque
Trong sữa đóng gói công nghiệp, trải qua các công đoạn tiệt trùng với nhiệt độ cao (170 độ C), sấy khô và có kiểm soát vệ sinh, vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoặc không phát triển được. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu bị báo cáo nhiễm khuẩn là đạm whey cô đặc, chỉ chiếm lượng nhỏ trong sữa. Ví dụ, các loại sữa cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi có khoảng 0,5 - 1,2g whey/100ml sữa, và sữa cho trẻ 1 - 3 tuổi có khoảng 0,5 - 0,66g whey/100ml sữa. Hiện nay cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm clostridium botulinum từ nguồn whey này.
Đối với trẻ nhỏ, chúng ta phải rất thận trọng vì các cơ quan của trẻ còn non yếu. Vì vậy, mặc dù nguy cơ mắc bệnh thấp nhưng chúng ta vẫn không nên dùng sản phẩm đã bị nghi ngờ nhiễm khuẩn cho tới khi có thông báo chính thức từ cơ quan quản lý. Nếu đã từng sử dụng sữa trong lô bị nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên theo dõi sát xem bé có những dấu hiệu liệt thần kinh đặc trưng của bệnh mới xuất hiện không, bắt đầu là thần kinh sọ não, thực vật, sau đó đến chi trên, hô hấp rồi đến chi dưới. Đó là nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mi, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn, táo bón, yếu cơ dần từ cổ sau đó đến tay, lan dần xuống chân. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 18 - 36 giờ sau khi uống sữa nhiễm khuẩn, nhưng dao động từ 6 giờ đến 8 - 10 ngày sau. Theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC), nếu sau mười ngày mà không có dấu hiệu bệnh thì hiếm có khả năng mắc bệnh.
Nếu bé có biểu hiện mắc bệnh, bạn cho bé đến ngay bệnh viện để được giúp đỡ. Hiện nay ở các bệnh viện, việc xét nghiệm tìm clostridium botulinum còn rất hạn chế, cấy vi khuẩn yếm khí khó mọc và lâu cho kết quả, không làm đại trà. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên khai thác bệnh sử, gợi ý đến nhiễm vi khuẩn, khám lâm sàng và loại trừ các nguyên nhân khác. Nguy cơ lớn nhất gây ra tử vong là liệt hô hấp, do đó điều trị chủ yếu là hỗ trợ hô hấp.
Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Mong rằng bạn sẽ an tâm hơn.
Theo VNE
Tỏi chống nhiễm khuẩn ở trẻ em Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Canada cho thấy tỏi có chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm, cụ thể là từ sữa bột. Tỏi chứa hợp chất có tác dụng chống nhiễm khuẩn - Ảnh: Thái Nguyên Các nhà khoa học thuộc Trường đại học British Columbia (Canada) phát hiện...