Bà bầu nên hạn chế uống nước mía nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe
Nước mía rất tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều lợi ích. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
Trong nước mía có thành phần chủ yếu là đường saccaro, ngoài ra còn chứa nhiều đồng, kali, kẽm… Chưa hết, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng khá nhiều các phytonutrient, chất chống ôxy hóa, protein và chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ đối với người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến cáo:
Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc:
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Đường ruột yếu không uống nước mía thường xuyên:
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.
Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng nước mía kém vệ sinh thường xuyên chính là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn, nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc. Ảnh minh họa
Những chất bẩn, các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Không uống khi muốn giảm cân:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột.
Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân, người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
Không dùng nhiều khi mang thai:
Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường.
Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Theo Lao động
Đường ruột của bạn đang gặp vấn đề nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau
Cơ quan ruột nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe tổng thể nên khi gặp phải một trong những vấn đề sau thì bạn hãy chủ động di khám ngay.
Đường ruột khỏe cũng góp phần đáng kể giúp nâng đỡ sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết đường ruột của bạn có khỏe mạnh hay không? Dưới đây là một vài cách nhận biết đường ruột của bạn đang không khỏe mạnh để giúp bạn khắc phục ngay từ sớm.
Luôn cảm thấy căng thẳng
Một đường ruột không lành mạnh sẽ không thể hỗ trợ cho bạn trong thời gian bạn gặp căng thẳng do số lợi khuẩn trong cơ thể không đủ. Lúc này, nồng độ hormone cortisol trong cơ thể cũng tăng cao lên, từ đó dễ khiến bạn gặp chứng trầm cảm hoặc một số tình trạng sức khỏe bất thường khác.
Để cải thiện thì bạn nên thay bằng một chế độ ăn uống lành mạnh để bù đắp số lượng vi khuẩn tốt trong cơ thể. Điều này vừa giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, vừa đẩy lùi mức cortisol xấu trong cơ thể ra ngoài và giúp bạn kiểm soát tình trạng căng thẳng hiệu quả.
Bị đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau hoặc xì hơi quá mức
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng rối loạn chức năng đường ruột là đầy hơi, xì hơi, đau nhức, tiêu chảy, táo bón... Khi sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột bị đảo lộn hoặc sức khỏe và sự đa dạng của hệ sinh thái ruột bị mất đi thì ruột sẽ hiển thị các triệu chứng như bất ngờ xì hơi để báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn từ bên trong. Ngay lúc này, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng thể của mình.
Có cảm giác thèm đường
Một chế độ ăn nhiều đường tinh chế và thực phẩm chế biến có thể làm gia tăng các vi khuẩn xấu trong đường ruột của bạn, từ đó khiến chúng sản sinh "dân số" lên nhiều hơn. Từ sự mất cân bằng này có thể dẫn đến cảm giác thèm đường, bởi vi khuẩn xấu dựa vào đường để sống.
Mức vi khuẩn xấu cao đồng nghĩa với việc chúng sẽ làm hại đường ruột của bạn, từ đó khiến các phân tử rò rỉ vào máu, dẫn đến chứng viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm này cũng có liên quan đến hầu hết các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
Dễ mắc bệnh, sức đề kháng yếu
Bị bệnh thường xuyên hoặc nhiễm trùng là dấu hiệu cho thấy chức năng đường ruột của bạn đang bị tổn hại. Lúc này, một chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất có nguồn gốc thực vật như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu sẽ giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt hơn, từ đó gia tăng số lượng các vi khuẩn này và tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể bạn.
Cơ thể không dung nạp thực phẩm
Hãy phân biệt rõ giữa tình trạng không dung nạp thực phẩm với dị ứng thực phẩm. Đặc biệt, tình trạng cơ thể không dung nạp thực phẩm thường dễ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nó có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, xì hơi, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn... hoặc thậm chí là một số vấn đề về da. Các chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng và sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột có thể đóng một vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề này.
Source (Nguồn): Body & Soul/Helino
Loại rau tưởng chỉ làm gia vị không ngờ lại trị được nhiều bệnh "nan y", không biết là phí cả đời Ngoài là nguyên liệu để chế biến các món ăn thì rau ngổ còn được biết là thần dược cho sức khỏe. Rau ngổ hay còn gọi ngò om là một loại rau rất quen thuộc với các bà nội trợ để thêm vào các món canh, lẩu nhằm giúp tăng mùi thơm cho món ăn. Rau ngổ còn có thể dùng ăn...