Bà bầu mắc sốt xuất huyết nguy hiểm ra sao?
25% bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai là phụ nữ mang thai. Nhiều bà bầu lo lắng về sự ảnh hưởng của bệnh với thai nhi.
Sản phụ Hải Loan (25 tuổi, quê Nam Định) mang thai ở tuần thứ 22. Đây là lần mang thai đầu tiên của chị.
Đêm 6/9, thấy có biểu hiện sốt, mệt mỏi, vì lo lắng nên chị Loan vào viện trong đêm. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, chị Loan được các bác sĩ cho bù đủ nước, điện giải, theo dõi sát chỉ số trong máu và tình trạng thai. Những xét nghiệm sau đó cho thấy chị Loan bị sốt xuất huyết. Điều chị Loan lo nhất là mắc bệnh khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến con.
Một thai phụ bị sốt xuất huyết đang điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
Nằm phòng kế bên, chị Bích Hạnh (23 tuổi, Gia Lai) cũng nơm nớp lo sợ vì mắc sốt xuất huyết khi mang thai. Bà bầu mang thai 13 tuần này cũng biểu hiện ban đầu bằng triệu chứng sốt, nhức mỏi cơ thể. Hai vợ chồng chị Hạnh thuê trọ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Biết là “điểm nóng” sốt xuất huyết nên sốt hai ngày, chị vào viện kiểm tra luôn.
“Hai hôm nhập viện đến nay tôi đã hạ sốt, chỉ mong không ảnh hưởng đến con trong bụng vì đang mang thai những tháng đầu. Ra viện, có lẽ gia đình phải tính chuyện thuê trọ nơi khác”, chị Hạnh chia sẻ.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, từ đầu năm đến nay, số ca phải nhập viện điều trị sốt xuất huyết tăng cao hơn so với năm 2018. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm, chỉ riêng tháng 8, số lượng bệnh nhân vào viện điều trị nội trú là 66 trường hợp. Mỗi ngày có hàng chục người đến khám và nhiều trường hợp điều trị ngoại trú. Trong số các bệnh nhân nhập viện, 25% số mắc sốt xuất huyết là phụ nữ mang thai.
Video đang HOT
Bà bầu bị sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Chia sẻ về sự nguy hiểm khi bà mẹ mang thai mắc sốt xuất huyết, BS Nguyễn Quang Huy, Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho hay, sốt xuất huyết những ngày đầu rất cao, mệt mỏi, mất nước, mất điện giải sẽ ảnh hưởng đến thai. Sốt cao làm tăng nhịp tim của mẹ dẫn tới tăng nhịp tim của con, sẽ có nguy cơ suy thai.
Các bác sĩ lưu ý, khi có bầu, sức đề kháng của chị em giảm xuống nên dễ mắc bệnh, trong đó có sốt xuất huyết. Đặc biệt, diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên thai phụ rất khó lường. Đây là bệnh hết sức nguy hiểm vì thế nếu nghi ngờ mắc bệnh thai phụ sẽ được nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận, tình trạng của thai nhi hàng ngày. Qua đó, bác sĩ đánh giá xem người bệnh có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.
Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như: ra máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.
Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Một số thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh nhân ra máu, cộng với việc ra máu trong lúc sinh nở sẽ có thể dẫn đến bệnh nhân bị rối loạn đông máu dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.
Có nên bỏ thai khi mẹ mắc sốt xuất huyết?
Thông thường, bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. Trên thực tế, các em bé sinh ra từ bà mẹ bị sốt xuất huyết không bị ảnh hưởng gì. Do đó, khi mắc bệnh, chị em cần bình tĩnh, không nên quá thấp thỏm lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến em bé.
Điều quan trọng nhất là mẹ và thai nhi được theo dõi chặt chẽ, bản thân mẹ không được dùng bất kỳ thuốc gì khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Chuyên gia cũng cho biết thêm đối với bà bầu mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu cảnh báo chỉ cần theo dõi, bù nước đường uống, tăng cường nước ép trái cây. Nếu chưa sốt quá 38 độ C, chỉ cần chườm mát, lau người, vùng trán, bẹn, nách, thái dương để hạ nhiệt.
Thu Nguyên
Theo giadinh.net
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới hiện nay đang điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, đáng nói là các bệnh nhân này đều để bệnh biến chứng nặng mới vào viện điều trị.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Ảnh: L.N
Nguyên nhân là do có sự chủ quan và chưa hiểu biết hết về các dấu hiệu bệnh, nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban.
Bác sĩ Cường chia sẻ, sốt xuất huyết là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không nhận biết cũng như có hướng xử lý điều trị đúng thì sốt xuất huyết có thể từ nhẹ, trở nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân có sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rác trên da, những ngày sau ban dày người nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Với người bị sốt xuất huyết nặng hơn thì dẫn đến hiện tượng trụy mạch, tay chân lạnh, xuất huyết nội tạng...
Đối với người lớn khi mắc sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, ra máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Vì vậy, khi sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để được chẩn đoán sớm. Để phát bệnh nặng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây thoát huyết tương, trụy tim mạch.
Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban như sau: nếu là sốt xuất huyết thì ngày đầu người bệnh chưa phát ban, thường thì ngày thứ 3-5 trở đi sẽ xuất hiện các nốt đỏ, da xung huyết với chấm li ti và đặc biệt không ngứa. Với bệnh sốt phát ban, trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các ban đỏ nhưng kèm ngứa và khi ấn tay vào, các nốt đỏ không biến mất.
TS Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus truyền bệnh từ muỗi vằn, vì thế việc đầu tiên là phải phòng tránh muỗi đốt. Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ đọng nước như lọ hoa, nước vật dụng đọng nước trong nhà do đó cần vệ sinh nhà cửa diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy...Khi nằm ngủ phải mắc màn tránh muỗi đốt, nếu phải làm việc những nơi ẩm thấp nên mặc quần áo dài tay thoa kem chống côn trùng đốt.
Bs Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Người phụ nữ Hà Nội nguy kịch vì muỗi đốt Thấy sốt cao liên tục trên 39 độ, chị Minh tự mua thuốc hạ sốt về uống 8-10 viên/ngày. Hậu quả, bệnh nhân nguy kịch phải nhập viện cấp cứu. Số trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã bắt đầu tăng mạnh, nửa năm đã có gần 80.000 c mắc. Đặc biệt tại 20 tỉnh phía nam, đã ghi nhận...