Bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi?
Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm nhất ở ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Quai bị ở bà bầu nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật,…
Bà bầu mắc quai bị thường xuất hiện các triệu chứng nặng hơn so với người thường. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt cao, nhức đầu, suy nhược, hàm sưng to ở một hoặc hai bên, đau đớn khi ăn hoặc nói chuyện,… Quai bị rất nguy hiểm cho bà bầu nếu không được phát hiện sớm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như suy tim, viêm màng não,…ở mẹ. Gây sảy thai, thai sinh non hoặc thai chết lưu,…nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi không?
1. Bà bầu mắc quai bị thường có biểu hiện gì?
Quai bị là một loại bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân ở trẻ em, phụ nữ mang thai và những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Bàu bầu mắc quai bị thường có triệu chứng nặng hơn so với trẻ em hoặc người bình thường. Nguyên nhân mắc bệnh thường là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh qua đường hô hấp, ăn uống, vật dụng cá nhân,…
Thời gian lây bệnh quai bị có thể kéo dài từ 6 ngày đến 2 tuần với các dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao từ 38 – 40 độ trong giai đoạn khởi phát. Kèm theo nhức đầu buồn nôn, suy nhược cơ thể.
Xuất hiện viêm tuyến mang tai, sưng đau ở một hoặc cả hai bên, căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau sau sốt từ 24 – 48 tiếng.
Nước bọt ít, quánh, đau khi há miệng, nhai nuốt, họng viêm đỏ,…
Các chuyên gia cho biết có tới 1/3 trường hợp thai phụ mắc quai bị không có biểu hiện. Đây là những trường hợp dễ gặp biến chứng nguy hiểm nhất do không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi? – Ảnh: Internet
2. Bà bầu mắc quai bị ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Các chuyên gia cho biết bà mầu mắc quai bị vô cùng nguy hiểm. Bởi bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ qua những dấu hiệu nặng mà còn ngăn cản sự phát triển của thai nhi. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai nhi dị dạng. Đặc biệt là khi bà bầu mắc quai bị vào ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ.
Virus quai bị có tính hoà tan tế bào, gây viêm nhiễm buồng trứng. Không chỉ vậy, nó còn khiến tế bào trứng bị phá huỷ, thậm chí lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai. Phụ nữ mang thai mắc quai bị dẫn đến cơ thể suy nhược, khó khăn khi ăn uống. Vì thế dẫn đến trường hợp thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
2.1. Bà bầu mắc quai bị vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có làm tăng nguy cơ dị tật?
Trong trường hợp mẹ bầu mắc quai bị vào 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Bà bầu mắc quai bị vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Mặc dù mắc quai bị trong thời kỳ mang thai khiến tình trạng nhiễm siêu vi mạnh hơn, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở người mẹ. Tuy nhiên nó không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đồng thời không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này.
Bà bầu mắc quai bị ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi – Ảnh: Internet
2.2. Bà bầu mắc quai bị ở 3 tháng giữa thai kỳ có gây dị tật cho thai nhi không?
Một số trường hợp bà bầu mắc quai bị vào các tháng 4, 5, 6 của thai kỳ mặc dù cũng nguy hiểm nhưng ít nguy cơ biến chứng hơn. Đồng thời cũng ít ảnh hưởng hơn đến sự phát triển của bào thai.
Các bác sĩ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại rất hiếm gặp trường hợp trẻ em bị dị tật sau sinh do mẹ mắc quai bị. Thậm chí chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus quai bị có tính tức gây biến đổi thai nhi. Chỉ một vài trường hợp cực kỳ hiếm cho thấy trẻ em có thể bị di tật viêm tuyến mang tai sau sinh hoặc 10 ngày sau khi sinh.
Điều này cho thấy tỉ lệ dị tật thai nhi rất hiếm gặp. Do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu mắc quai bị vào các tháng giữa thai kỳ.
3. Cách xử lý khi bà bầu mắc quai bị
Nếu chẳng may bị mắc quai bị khi mang thai, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi chỉ cần phát hiện sớm và điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó khi được chẩn đoán quai bị các mẹ nên xử lý như sau:
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị, theo dõi chặt chẽ các tình huống bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Tiến hành cách ly ít nhất 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Không đến nơi đông người hoặc khu vực công cộng.
- Kiêng nước lạnh, kiêng gió, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Kiêng đồ chua, đồ uống có chất kích thích, không ăn đồ nếp và các loại thực phẩm khó tiêu.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi quai bị được điều trị khỏi, bà bầu cần thường xuyên khám thai để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
Bà bầu mắc quai bị tuy rất nguy hiểm nhưng nếu được theo dõi, điều trị tốt vẫn sinh con khoẻ mạnh bình thường. Tỷ lệ di tật thai nhi do quai bị ở mẹ không đáng kể nên bạn có thể yên tâm.
Đau đẻ 7 tiếng thì vỡ ối, bác sĩ sốc khi sản phụ mang song thai nhưng sinh ra 1 túi cứng như hóa thạch
Nhập viện trong tình trạng sắp sinh, nhưng gần 7 tiếng đồng hồ, tử cung của người mẹ mở hết cỡ song em bé vẫn chưa thể chào đời, sốc hơn là sau đó có một dị vật lòi ra.
Khi mang thai, tất cả mẹ bầu cần phải đi khám định kỳ. Điều này rất quan trọng trong việc có thể ngăn ngừa và kiểm soát những trường hợp bị dị tật thai nhi. Đặc biệt là trong các trường hợp mang thai đôi hoặc thai 3, việc thăm khám này rất quan trọng để bác sĩ xác định được tình trạng em bé có khỏe mạnh hay không. Mới đây, một trường hợp hy hữu xảy ra khi một người mẹ mang thai đôi ở Đài Loan, khiến nhiều cảm thấy sợ hãi.
Lý Duy Hào, bác sĩ tại khoa Phụ sản của Bệnh viện Trấn Hưng, Đài Loan chia sẻ trong chương trình "Mom Good God: Secular Female Housework" rằng, các bác sĩ và y tá sợ nhất là những phụ nữ chuyển dạ vào đêm khuya. Bác sĩ Lý kể lại trước đây anh từng tiếp nhận một ca cấp cứu lúc 8 giờ tối, sản phụ có dấu hiệu sắp sinh. Khi hỏi người phụ nữ này từng khám thai ở đâu, cô ấy trả lời ấp úng và nói chỉ khám ở quê.
Bác sĩ Lý Duy Hào chia sẻ trường hợp sinh đẻ hy hữu mình từng tiếp nhận.
Khi nhập viện cấp cứu, tử cung của người phụ nữ này đã mở được 5 phân. Lúc 10h tối, bác sĩ Lý hỏi y tá tình trạng của sản phụ kia thì nhận được câu trả lời: " Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng bác sĩ ơi, có cái gì đó rất lạ. Khi sờ vào bên trong, đáng lẽ đó là đầu em bé nhưng lại rất cứng. Có vẻ như tôi chạm được vào màng ối, nhưng cảm giác rất khác so với bình thường ".
Sau đó, bác sĩ Lý nói rằng mình không được y tá thông báo gì cả cho tới 3,4 giờ sáng. Lúc này, linh tính cảm thấy không ổn, nếu đứa trẻ không được sinh ra trong vòng 2-4 tiếng nữa sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng cả 2 mẹ con.
Mang song thai nhưng người mẹ chỉ sinh được một em bé (Ảnh minh họa).
Một lúc sau đó, y tá hốt hoảng chạy đến thông báo sản phụ đã vỡ ối, sờ vào vẫn thấy lạ, cảm giác khó có thể giải thích được. Bác sĩ Lý quyết định đến trực tiếp kiểm tra. Đáng nhẽ ra, da đầu em bé bây giờ phải trơn trượt, đã quay ngôi và chờ chui ra khỏi bụng mẹ.
Thế nhưng, khi chạm vào, anh cảm thấy có một vật thể rất cứng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Anh sử dụng dụng cụ hút chân không kéo ra, kết quả đó không phải là một em bé mà là một mảnh vôi cứng màu vàng trắng rơi xuống. Sau đó, một bọc ối khác phình ra và bị vỡ, em bé thực sự mới chào đời vào lúc này.
Bác sĩ Lý giải thích rằng, sau khi quan sát kỹ hơn, anh phát hiện mảnh vôi cứng hóa ra là một đứa bé đã chết, teo tóp lại như xác ướp. Sở dĩ nó cứng là do xương chưa phát triển hết, lại bị chèn ép nên bẹp dúm. Người mẹ sau đó kể lại rằng, lần đầu tiên đi khám, bác sĩ bảo rằng cô mang song thai, nhưng sau đó siêu âm lại chỉ còn một em bé, không ngờ đứa bé còn lại vẫn ở trong bào thai và bị vôi hóa như thế.
Vôi hóa là hiện tượng tích tụ can xi ở vùng mô hoặc cơ quan nào đó trong cơ thể. Thai lưu lâu ngày có thể hóa vôi, thường thai trên 13 tuần bị chết lưu 1 thời gian dài không phát hiện được nên bị vôi hóa.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải những nguy cơ gì? Cách phòng tránh quai bị tốt nhất là tiêm vaccin MMR. Tuy nhiên, với phụ nữ bạn nên tiêm loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Vậy phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải nguy cơ gì? Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể dẫn đến nguy...