Bà bầu không muốn sinh mổ nên làm gì?
Ngày nay, sinh mổ đang dần phổ biến hơn. Tuy vậy, xét theo tự nhiên thì đẻ thường có những ưu điểm riêng với mẹ và bé. Nếu bạn cũng mong muốn mình có thể sinh thường thì hãy thực hành theo 9 lời khuyên dưới đây.
1. Bắt đầu đọc sách về sinh con tự nhiên càng sớm càng tốt
Trong suốt quá trình bầu bí, bạn có thể tìm đọc những cuốn sách về sinh nở tự nhiên của một số tác giả lớn như Sheila Kitzinger, Ina Gaskin, Marie Mongan và Jennifer. Đọc những cuốn sách này, bạn sẽ thấy sự kỳ diệu cũng như những lợi ích to lớn của việc sinh thường.
2. Tìm một bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe khi mang thai
Cố gắng tìm một bác sĩ chăm sóc sức khỏe bà bầu và sinh nở để hỗ trợ sự lựa chọn sinh con tự nhiên của bạn. Bạn có thể tìm một nữ hộ sinh hoặc bác sĩ địa phương, bác sĩ gia đình… miễn là đó phải là những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
3. Tham dự một lớp hướng dẫn chăm sóc mang thai và sinh nở tự nhiên
Tìm một lớp hướng dẫn chăm sóc toàn bộ thai kỳ cũng như hướng dẫn sinh con tự nhiên khi bạn đang mang bầu. Đăng ký theo học các lớp học này ở ngay 3 tháng đầu của thai kỳ là tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn biết tới các lớp học này muộn thì quyết định tham gia bất cứ lúc nào cũng đều tốt hơn cho bạn. Bởi hầu hết các lớp học này đều có những chương trình hướng dẫn chăm sóc mang bầu và hướng dẫn sinh nở tự nhiên cấp tốc.
Sinh nở tự nhiên bao giờ cũng tốt cho cả mẹ lẫn con hơn là sinh mổ.
Video đang HOT
4. Nói chuyện với bạn bè và gia đình
Hoặc thậm chí là những người đã có kinh nghiệm sinh đẻ tự nhiên và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những gì họ đã làm, những gì mà họ nhìn thấy, những gì họ đã học … Ít ra khi nói chuyện và chia sẻ với những người này, bạn sẽ có thêm chút hiểu biết cũng như cái nhìn khách quan về việc này.
5. Chăm sóc cơ thể khỏe mạnh
Bất cứ điều gì bạn ăn cho mình cũng sẽ tác động đến em bé. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên lấy ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống lành mạnh và điều độ nhất.
Duy trì một cơ thể khỏe mạnh với những chất dinh dưỡng tốt nhất sẽ đáp ứng được mọi hoạt động bình thường của khi bạn mang bầu và đáp ứng quá trình sinh nở tự nhiên.
6. Tập thể dục đều đặn trong thai kỳ
Nếu bạn đã tập thể dục trước đó, bạn có thể tiếp tục tập luyện những gì đang tập, nhưng chú ý đến những tư thế và tần suất thể dục thể thao hợp lý.
Nếu bạn muốn bắt đầu một chế độ tập thể dục mới trong thời gian mang thai, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như các lớp học yoga, đi bộ, đạp xe và bơi lội là các lựa chọn khá phù hợp với sức khỏe và thể trạng bà bầu.
7. Thực hành kỹ thuật thở mà bạn đã học được trong lớp học trước khi sinh
Bạn có thể tập thực hành bất kỳ những kỹ thuật thở nào mà bạn đã học được ở các lớp học dạy sinh nở tự nhiên trước khi sinh.
Ngoài ra, giữ cơ thể và em bé của bạn tốt nhất, tránh mọi hiện tượng của sự sinh sớm để duy trì sinh con khỏe mạnh.
8. Không xem những bộ phim tiêu cực hoặc phim miêu tả sự đau đớn của sinh đẻ
Hãy nhớ rằng nếu bạn xem, nghe những hình ảnh tiêu cực mô tả về quá trình sinh nở tự nhiên một cách đau đớn, khó nhọc nó sẽ ám ảnh bạn và dễ tạo cho bạn hình dung cho trường hợp của chính mình và con mình. Vì thế, tốt nhất là chỉ nên xem những gì tích cực để hỗ trợ tốt nhất khi sinh.
9. Tin tưởng bản thân đã đưa ra quyết định đúng
Hẳn có nhiều người sẽ phản đối khi bạn quyết định sinh thường tự nhiên với rất nhiều lý do. Nhưng bạn hãy tin tưởng vào quyết định đúng đắn và tuyệt vời của bản thân vì nó sẽ cho 2 mẹ con bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Và hãy nhớ rằng ngay cả trong trường hợp biến chứng hiếm gặp, bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn xử lý việc sinh nở diễn ra một cách tự nhiên nhất có thể!
Theo SKDS
Bạn sắp sinh đôi?
Khi có mang đơn thai thì bạn đã có rất nhiều điều phải lo lắng về việc sinh nở rồi. Vậy nên khi bạn mang song thai, những sự lo lắng này sẽ càng bộn bề hơn. Bạn sẽ phải lo lắng vì sự nguy hiểm thường cao hơn, việc chăm sóc 2 đứa trẻ sẽ vất vả hơn...
Thực tế của nghiên cứu khoa học cho thấy, rõ ràng việc bạn sinh đôi cũng mang lại cho bạn một số vấn đề nhất định. Chẳng hạn, việc mang song thai dễ xảy ra nguy hiểm vì nó dễ xảy ra những biến chứng so với việc bạn sinh một. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì điều này chỉ gặp khi bạn có những dấu hiệu bất thường. Còn nếu không có bất thường đặc biệt, quá trình sinh nở các cặp song sinh cũng không có gì khác với những cuộc sinh nở một con. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến việc bạn sẽ đẻ một cặp song sinh.
Đẻ thường hay đẻ mổ?
Khi các bà mẹ không có vấn đề sức khỏe và song thai đang ở vị trí ngôi thai thuận lợi thì các bác sỹ sẽ không chỉ định cho bạn đẻ mổ mà vẫn đẻ thường qua đường âm đạo. Việc yếu tố nào quyết định đến vấn đề đẻ mổ hay đẻ thường? Điều này cũng hoàn toàn giống với việc bạn sinh một vậy.
Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai.
Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai. Bình thường, quá trình sinh đôi cũng khá dễ dàng bởi vì kích thước của song thai lại thường nhỏ hơn bình thường với đơn thai. Nếu cả hai em bé cùng hướng đầu xuống phía dưới, âm đạo của sản phụ có thể dễ dàng đưa lần lượt từng em bé ra ngoài. Nhưng cũng có trường hợp chỉ một em bé hướng đầu xuống dưới và một lát sau em bé còn lại sẽ tự động chuyển hướng (quay đầu xuống dưới) để chui ra khỏi bụng mẹ. Khi đó tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ, nếu bạn khỏe mạnh, em bé đầu ngôi thuận bác sỹ sẽ cho bạn sinh thường vì sau khi em bé đầu ra đời thì em bé thứ hai sẽ tự chuyển ngôi ngay sau đó và cuộc đẻ thường tiếp tục. Nhưng nếu trong quá trình thăm khám các bác sỹ phát hiện ra ngôi thai không thuận thì bạn sẽ được chỉ định sinh mổ.
Những lưu ý trong quá trình sinh đôi
Khi không có dự kiến sinh mổ, thì sự ra đời của cặp song sinh cũng xảy ra giống như một cuộc sinh nở bình thường.
Khi em bé đầu tiên được sinh ra, và sau khi cắt dây rốn, hoặc nữ hộ sinh chăm sóc bé thứ nhất thì bác sĩ tiếp tục đỡ đẻ bé thứ hai, nếu sau khi kiểm tra thấy ngôi thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định người mẹ tiếp tục rặn đẻ nếu thấy người mẹ kiệt sức hoặc ngôi không thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ bé thứ hai.
Hầu hết, các cặp song sinh thường ra đời khi được nằm trong bụng mẹ khoảng 37 tuần. Cân nặng của các em bé trong trường hợp này cũng thấp hơn trẻ bình thường (hầu hết các bé chỉ nặng từ 2,5 kg trở xuống). Ngoài ra, 40% những em bé song sinh cần được chăm sóc đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường, em bé thứ hai thường chui ra khoảng vài giây sau đó, nhưng bạn cũng không cần phải vội vàng vì nhiều trường hợp có thể lâu hơn. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều em bé sinh đôi ra đời cách nhau vài ngày nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.
Sau khi hai em bé được sinh ra, bác sĩ giám sát việc trục xuất của nhau thai và chảy máu âm đạo. Nhau thai và hiện tượng chảy máu âm đạo ở sản phụ sinh đôi.
Theo SKDS
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối 3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu...