Bà bầu đẻ con “mặt đỏ”, mẹ chồng tức tối trách: “Tại không giữ cái miệng”
Bà mẹ này đã rất thất vọng khi nhìn mặt con sau sinh.
Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn sinh con khỏe mạnh, vẻ ngoài sáng sủa, bụ bẫm. Vậy nhưng đôi khi mẹ cũng không thể lường được vấn đề có thể xảy ra với em bé trong bụng. Chẳng hạn như trường hợp của bà mẹ dưới đây.
Tiểu Mỹ (tên nhân vật đã được thay đổi) là một bà mẹ 9X kết hôn vào năm ngoái. Sau đám cưới 1 tháng, cô đã phát hiện tin vui mang thai con đầu lòng. Suốt thai kỳ, Tiểu Mỹ không hề bị ốm nghén, mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt nên cả gia đình đều rất vui mừng. Đến cả ca sinh của Tiểu Mỹ cũng khá nhẹ nhàng, suôn sẻ.
Vậy nhưng khi nhận bé sơ sinh từ tay y tá, Tiểu Mỹ chết sững nhìn mặt con bị bao trùm gần hết bởi vết bớt đỏ au như máu. Bà mẹ trẻ ôm con mà khóc òa ngay trên bàn đẻ, cô lo lắng khi bé là con gái mà lại có vết bớt như vậy, sau này dung mạo sẽ bị ảnh hưởng.
Bà mẹ sững sờ khi đẻ con có vết bớt đỏ gần che hết mặt. (Ảnh minh họa)
Cũng như Tiểu Mỹ, gia đình cô đã rất suy sụp, thất vọng khi nhìn em bé mới chào đời. Mẹ chồng cô còn lên tiếng trách móc: “Tại cô mang bầu mà không giữ được cái miệng, suốt ngày ăn cay nên con đẻ ra mới thế này đó”. Tiểu Mỹ nghe vậy lại càng thêm đau lòng. Đúng là trong thai kỳ, cô thường xuyên ăn cay vì đó là sở thích từ khi còn trẻ, bầu bí không nghén ngẩm nên cô cũng thoải mái trong việc ăn uống.
Ôm trong lòng sự hối hận tột cùng, Tiểu Mỹ đến tìm gặp bác sĩ để hỏi xem có phải việc bé bị bớt trên mặt là do lỗi ăn uống của mình khi mang thai không. Bác sĩ sau khi nghe Tiểu Mỹ trình bày thì cho biết hiện chưa có nghiên cứ nào rõ ràng về việc bà bầu ăn cay khi mang thai sẽ sinh con có vết bớt. Nguyên nhân xuất hiện các loại bớt ở trẻ sơ sinh có thể do di truyền nhưng cũng có thể do phản ứng biểu bì ở những trẻ có làn da bị nhạy cảm hoặc sự kết tụ của các mạch máu dưới da.
Mẹ chồng trách cứ nguyên nhân là do cô ăn nhiều đồ cay nóng khi mang thai.
Bác sĩ cũng cho biết vết bớt cũng không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé và khuyên Tiểu Mỹ nên tập trung chăm sóc con cho tốt, nghỉ ngơi để phục hồi sau sinh thay vì mãi lăn tăn về nguyên nhân gây ra vết bớt của con.
Video đang HOT
Mẹ bầu cần tránh gì để con sinh ra không bị bớt, chàm?
Việc trẻ sơ sinh có bớt, chàm trên cơ thể có thể do di truyền và không thể tránh khỏi. Vậy nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh những hành vi có thể làm tăng tỉ lệ sinh con có bớt, chàm dưới đây:
- Ăn nhiều hoa quả trái mùa: Hoa quả trái mùa có thể phải dử dụng nhiều thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng. Ăn nhiều những loại hoa quả này c thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu và gây ra những tác hại đến thai nhi.
Dễ thấy nhất trong số đó chính là hiện tượng các sắc tố tích tụ trên da tăng mạnh có thể khiến bé bị các vết bớt chàm vô cùng mất thẩm mĩ.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất: Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất là một trong những nguyên nhân bé bị vết bớt chàm vì lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố dính trên cơ thể bé.
- Va đập: Do cơ thể nặng nề, cồng kềnh, chỉ một chút bất cẩn hoặc gắng sức trong quá trình đi lại, làm việc, bà bầu cũng có thể bị ngã, gây nguy hiểm cho em bé. Theo các bác sĩ, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể tác động đến việc hình thành các vết bớt ở em bé.
Mắc phải một hội chứng hiếm gặp, mẹ bầu nôn ói liên tục, sụt liền 12kg
Không chỉ có thế, nhau thai của bà mẹ còn bong non khiến cho thai nhi không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng.
Nghén là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây ra tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống kém... Tuy nhiên, tình trạng nghén ở mỗi người lại khác nhau, có người sẽ chỉ có cảm giác nghén "nhè nhẹ" như mệt mỏi, chán ăn nhưng cũng có mẹ bầu rơi vào tình trạng nghén nặng gọi là hội chứng Hyperemesis Gravidarum giống như bà mẹ Ashleigh Kirkwood, sinh sống ở East Kilbride, Scotland (Anh).
Theo lời chị Ashleigh kể thì tình trạng này xảy ra khi chị mang thai vào năm 2013, và đã bị ốm nghén suốt 9 tháng trời. Tình trạng nghén nặng này đã khiến bà mẹ này không những không lên cân mà còn giảm đến 12,7kg. Đã thế chị còn liên tục nôn nửa đến mức nhau thai bị bóc tách gần hết.
Chị Ashleigh đang mang thai ở tháng thứ 8, chị đã sụt cân liên tục trong suốt thai kỳ.
Phát biểu trước ngày nhận thức về Hyperemesis Gravidarum, chị Ashleigh kể: "Tôi bắt đầu bị nghén ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Tôi ói một vài lần một ngày. Sau đó, bắt đầu từ tuần thứ 8, cứ mở mắt ra vào buổi sáng là tôi ói. Thậm chí trong vòng 1 giờ, tôi đi ói từ 2 đến 3 lần. Thông thường tôi sẽ đi bộ đến nơi làm việc, nhưng thật xấu hổ khi tôi phải dừng lại không biết bao nhiêu lần chỉ để nôn ói".
Bác sĩ chẩn đoán chị Ashleigh bị mắc chứng nghén nặng Hyperemesis Gravidarum khi mang thai khiến cho thai phụ buồn nôn, nôn mửa liên tục, sụt cân và mất nước. Vậy là bà mẹ 3 con đành phải nghỉ việc ở nhà cho đến khi sinh con.
"Cả ngày tôi chỉ ở trong nhà mà không thể đi đâu được vì nôn ói liên tục. Tình trạng này khiến tôi tự hỏi làm thế nào mà tôi vẫn có thể sống khi mà trong người còn cái gì. Cuối cùng, tôi phải nhập viện và truyền dịch, nhưng bên cạnh luôn có sẵn một cái chậu nhỏ vì càng truyền dịch tôi càng ói, và càng ói tôi càng ốm. Tôi hoàn toàn không có bụng, tôi sụt cân đến nỗi mỗi khi đi siêu âm, em bé lại nhỏ đi trông thấy. Đây thật sự là một vấn đề đáng lo lắng. Cho đến tuần thứ 32, tôi mới có thể giữ được một bữa ăn trong người" , bà mẹ 3 con chia sẻ.
Thế nên lúc chào đời, Jacob chỉ nặng 2,8kg. Cậu bé trông rất nhỏ.
Bé Jacob được sinh ra tại Bệnh viện Đa khoa Wishaw với cân nặng 2,8kg. Nhưng điều làm chị Ashleigh kinh ngạc đó chính là phát hiện ra mình đã sụt đến 12,7kg so với trước khi mang thai. Bác sĩ cũng nói rằng Jacob còn sống sót sau một thai kỳ thiếu dinh dưỡng là một điều may mắn.
Chị Ashleigh tâm sự thêm: "Khi tôi nói chuyện với một nhà tư vấn, cô ấy nói rằng tôi đã rất may mắn vì Jacob còn sống khỏe mạnh, do lượng máu và oxy mà nhau thai của tôi nhận được rất kém. Tuy cân nặng lúc chào đời của con trai tôi không thấp nhưng trông con rất nhỏ. Còn tôi, sau khi sinh con xong đã mặc vừa bộ đồ mà tôi đã không mặc trong 3 năm qua".
Thế nhưng, bây giờ Jacob đã là anh hai của hai đứa em nhỏ.
Gia đình 5 người của chị Ashleigh.
Sau khi sinh Jacob, chị Ashleigh tiếp tục sinh thêm Jessica (5 tuổi) và Romeo (9 tuần tuổi), nhưng may mắn là chị không bị lặp lại tình trạng nghén nặng. Tuy vậy, bà mẹ 3 con vẫn muốn cảnh báo đến những phụ nữ khác rằng ốm nghén nặng là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến cả mẹ và em bé gặp nguy hiểm.
Hội chứng Hyperemesis Gravidarum là gì ?
Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 0,3 - 3% phụ nữ mang thai bị nghén nặng, còn gọi là hội chứng Hyperemesis gravidarum. Tình trạng này khiến cho mẹ bầu nôn ói nhiều, làm giảm trên 5% cân nặng và các biến chứng khác của tình trạng mất nước.
Những bà mẹ mang đa thai hay có mẹ hoặc chị em gái bị nghén nặng hoặc có tiền sử chóng mặt khi thay đổi tư thế sẽ dễ rơi vào tình trạng bị ốm nghén nặng. Tuy nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại nghén còn là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ nghén quá nặng, bị sụt cân thì sẽ sinh con nhẹ cân do trẻ không nhận được đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Để giảm bớt tình trạng nghén khi mang thai, các mẹ bầu cần:
- Không ăn quá no hoặc để quá đói: vì điều này làm tăng cảm giác buồn nôn: Mẹ bầu nên chia nhỏ cữ ăn ra thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Bạn hãy thử ăn vài cái bánh quy vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa axit trong dạ dày sau một đêm dài không ăn.
- Tránh xa những loại mùi gây khó chịu: Những mùi khiến bạn cảm thấy buồn nôn như mùi cơm, mùi cá, mùi nước hoa, mùi tỏi, cà phê... thì bạn nên hạn chế ngửi.
- Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt: Mẹ bầu nên ăn các loại thức ăn dễ ăn, không mùi như chuối, bánh mì, mì ý, khoai tây, sữa chua, trái cây...
- Thử ngậm gừng tươi, mứt gừng, kẹo gừng, trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn.
- Uống nhiều nước: Các loại nước lạnh, chua, có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam, bạc hà, trà xanh...có thể làm mẹ dễ chịu hơn. Nên uống nước 30p trước và sau khi ăn thức ăn đặc để tránh làm dạ dày quá đầy sau ăn.
Đừng thắc mắc sao thai nhẹ cân nếu mẹ bầu vẫn đang làm 5 hành động này thường xuyên Đây là 5 hành động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi mà các mẹ bầu nên hạn chế tối đa trong lúc bầu bí. Người ta thường hay bảo "Con vào dạ, mạ đi tu". "Mạ" ở đây nghĩa là Mẹ. Còn "đi tu" không phải là xuống tóc hay đi vào chùa, mà là kể từ khi...