Bà bầu có ăn mận được không?
Vào mùa nóng thì mận như được “lên ngôi” trong danh sách các loại quả được yêu thích nhất. Với mùi vị thanh ngọt của mận sẽ dễ hấp dẫn những bà bầu thèm đồ chua một chút. Nhưng bà bầu ăn quá nhiều mận có tốt không? Hãy tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây nhé!
1. Bà bầu ăn mận đem lại những lợi ích gì?
Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể dẫn đến sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mận chứa hơn 93% là nước, thích hợp để bà bầu bổ sung lượng nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
Duy trì hoạt động của mắt: Trong quá trình mang thai, mắt mẹ có xu hướng hoạt động yếu hơn bình thường, nhất là những chị em văn phòng, do phải thường xuyên sử dụng máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận là loại quả lý tưởng giúp mẹ bầu bổ sung lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể.
Tốt cho hệ tim mạch: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng trong mận giúp giảm đáng kể lượng cholesrerol xấu trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Giúp da sáng đẹp hơn: Trong mậncũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa (tiêu biểu là vitamin A và C). Chính vì thế, việc ăn mận mổi ngày sẽ không chỉ khiến sức khỏe của mẹ bầu cải thiện mà làn da, mái tóc cũng được nuôi dưỡng sâu từ bên trong.
Video đang HOT
Giảm ốm nghén: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị nghén và có cảm giác chán ăn. Vậy thì mận chính là một giải pháp hữu ích mà các mẹ có thể thử để giảm tình trạng này. Trước mỗi bữa ăn, các mẹ có thể nhấm nháp một quả mận để ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa.
Hấp thụ sắt: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi nên dễ mắc hội chứng thiếu máu. Mẹ bầu nên uống viên bổ sung hoặc ăn các thực phẩm trái cây giàu sắt để bồi bổ cơ thể. Vitamin C trong quả mận sẽ giúp cơ thể bà bầu hấp thu sắt dễ dàng hơn.
2. Những lưu ý cần thiết khi bà bầu ăn mận
Để đảm bảo an toàn, bà bầu cần rửa sạch mận, ngâm nước muối loãng trước khi ăn.
- Không nên gọt vỏ: Chất chống oxy hóa trong mận thường tập trung nhiều ở phần vỏ. Vì vậy khi ăn, mẹ bầu không nên gọt vỏ, nên rửa sach và ngâm qua nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi ăn.
- Chỉ nên ăn tối đa 10 quả mận mỗi lần để không ảnh hưởng đến chức năng thận, gây nóng cơ thể và giảm tác dụng của một số loại thuốc.
- Nên chọn những trái mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Đặc biệt, mẹ bầu nên ưu tiên những trái còn nguyên cuống, lá.
Qua bài viết trên, chỉ có vài lưu ý nhỏ đối với bà bầu có nên ăn mận hay không? và ăn như thế nào tốt nhất? Hãy là người phụ nữ thông minh khi bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé!
PV
Theo www.phunutoday.vn
Ngừa nhiều bệnh từ quả mận
Cơ bắp và xương cần boron, khoáng chất có nhiều trong nước ép từ quả mận. Đó là lý do tại sao uống nước ép mận giảm nguy cơ loãng xương.
Nước mận chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Quả mận giàu chất xơ, sorbitol và đường thiên nhiên, giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Theo trang tin healthmeup.com, nước ép mận (loại mận Hà Nội) giàu vitamin B, vitamin C, cùng nhiều khoáng chất như kali cần thiết cho cơ thể.
Nước ép mận tốt cho tóc, ngăn chặn tổn hại cho các nang tóc. Uống nước mận ép thường xuyên cải thiện làn da, ngăn chặn các vấn đề về da như mụn trứng cá, nếp nhăn.
Cơ bắp và xương cần boron, khoáng chất có nhiều trong nước ép từ quả mận. Đó là lý do tại sao uống nước ép mận giảm nguy cơ loãng xương.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước mận ép có công dụng ngừa bệnh trĩ.
Uống nước mận ép cũng giúp đẩy lùi táo bón vì có hàm lượng chất xơ cao, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Nước mận ép cũng giúp thanh lọc động mạch và ngừa nhồi máu cơ tim. Hàm lượng kali trong quả mận giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
Nước ép mận còn giúp hạ cholesterol vì chứa nhiều hợp chất giảm thiểu sản sinh cholesterol.
Thế Phương
Theo Thanhnien
Bà bầu ăn thịt gà được không? Thịt gà là một loại thực phẩm phổ biến, thường xuất hiện trong bữa ăn của gia đình Việt Nam và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi mang bầu người ta lại lo lắng rằng ăn thịt gà có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của mẹ không. Bài viết này sẽ giải thích những điều đó....