Ba ba nuôi ‘khủng’ nhất miền Bắc
Một thương lái chuyên kinh doanh ba ba quê vừa sở hữu con ba ba gai lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực miền Bắc. Con ba ba khủng này nặng tới 22kg.
Anh Phạm Thế Giỏi (Thái Thịnh, Kinh Môn, Hải Dương) cho biết, ngày 21/12, theo đơn hàng đặt, anh tới thôn Mỹ Động (Hiến Thành, Kinh Môn) để mua ba ba quê giao cho các nhà hàng, khách sạn theo yêu cầu.
Ao ba ba này đã được chủ nhân nuôi liên tục trong vòng 12 năm. Thức ăn chủ yếu được sử dụng là ốc và các loại cá tạp. Đây là ba ba thuộc giống ba ba gai (có 2 chùm gai lớn ở cổ).
Sau khi nước trong ao được bơm bớt, còn đến ngực người lớn, khi lội xuống ao mò thử, hai thanh niên trong nhóm mò ba ba khẳng định có một con rất to. Họ xác định con ba ba này lớn hơn bình thường, không phải bằng vành nón, mà bằng cái nia.
Anh Giỏi mất 30 phút mới đưa được con ba ba này lên bờ
Tuy nhiên, sau nhiều giờ, hai thanh niên vẫn không đưa nổi con ba ba lên khỏi mặt nước. Anh Phạm Thế Giỏi đã lội xuống kiểm tra thử, sau 30 phút đã mang được conba ba khổng lồ này lên bờ.
Hiện tại, có người trả con ba ba này với giá 18 triệu đồng. Nhiều nhà hàng, khách sạn lớn đã có ý định mua về để trưng làm hàng mẫu.
Video đang HOT
Khác với những con ba ba nhập từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch hoặc nuôi bằng thức ăn công nghiệp, loại ba ba được nuôi bằng phương pháp truyền thống này thường được bán sau 2 năm, thịt thơm, chắc, không chảy nước.
Người nuôi con ba ba cho hay, họ cũng chỉ biết là trong ao có con ba ba rất lớn vì thỉnh thoảng thấy nó ngoi đầu lên mặt nước, nhưng không nghĩ nó lại lớn đến vậy. Điều đặc biệt, dù nuôi nhiều năm nhưng da dẻ, độ bóng của mai, bụng vẫn như những con ba ba non khác.
Yên Ba
Theo_VietNamNet
Dự trữ ngoại hối kỷ lục là tín hiệu mừng của nền kinh tế
Báo cáo mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Dự trữ ngoại hối cao kỷ lục
Theo báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang lớn nhất từ trước tới nay
Báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 cho biết, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua. Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011; dư nợ tín dụng tăng 17%, cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện. Tỷ giá được điều chỉnh phù hợp; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên; khắc phục một bước quan trọng tình trạng đô-la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế.
Nên đọc
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh; nhập khẩu tăng 15%/năm; tỷ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
Tín hiệu tích cực của nền kinh tế
Trước báo cáo của Thủ tướng về tình hình dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế.
Theo chuyên gia này, dự trữ ngoại hối tăng là do có thể xuất khẩu tăng lên, kiều hối tăng mạnh, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều (bao gồm cả những dòng vốn ODA).
Dự trữ ngoại hối quốc gia lớn là tín hiệu tốt cho nền kinh tế
Lý giải tín hiệu tốt từ dự trữ ngoại hối, ông Hiếu chia sẻ, dự trữ ngoại hối càng nhiều càng thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ vững thanh khoản quốc gia.
Theo ông Hiếu, một quốc gia cần dự trữ ngoại hối để "trang trải" được cho ít nhất nhất 3 tháng nhập khẩu bởi theo lý thuyết, nếu không đủ ngoại hối cho 3 tháng nhập khẩu, quốc gia đó dễ rơi vào tình trạng thiếu, mất thanh khoản.
Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối quốc gia còn dùng để thanh toán nợ nước ngoài.
"Dự trữ chưa bao giờ đủ cả nhất là trong tình trạng chúng ta đang nhập siêu lớn. Dự trữ ngoại hối cần lớn hơn nữa", ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến hết tháng 7/2015 là 40 tỷ USD (tính cả dự trữ vàng).
"Theo tôi, lượng dự trữ quốc gia của chúng ta vẫn còn rất mỏng. Chúng ta ít nhất phải có dự trữ có tính thanh khoản đủ 3 tháng nhập khẩu; tối thiểu phải có 10% /dự trữ ngoại hối 3 tháng nhập khẩu để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối và ổn định tỷ giá; phải có một lượng ngoại hối để đủ trả nợ nước ngoài hàng năm", ông Hiếu khuyến nghị.
Theo_Vietq
Nam sinh 15 tuổi đi bán ba ba, "tiện thể" trộm iPhone 6 Theo bố đi bán ba ba, nam sinh 15 tuổi, trú huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhìn thấy chiếc điện thoại iPhone 6 của chủ cửa hàng đã nảy sinh ý định trộm cắp. Tin tức cho biết, vào khoảng 8h ngày 10/10, khi cùng bố đến một cửa hàng ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bán ba ba,...