Ba ‘bà’ chị chồng
Khi nghe tôi kể chuyện nhà chồng, các chị cùng công ty vẫn không tin, vẫn nói hồi sau mới rõ… Hồi sau, hẳn nhiên là ai mà tiên đoán được.
Ngày tôi lấy chồng, ai cũng ái ngại bởi gia đình chồng có tới tận ba chị gái. Chồng tôi con út, là thứ tư, đúng kiểu các cụ xưa đẻ cố để có thêm một thằng con trai chống gậy. Chúng tôi lấy nhau rồi ở xa, chuyện nhà chồng ra sao thực ra qua lời chồng kể và những cuộc điện thoại thăm hỏi, tôi không tường tận lắm. Ngày tìm hiểu nhau, tôi chỉ nghĩ thôi thì mình cứ sống thật lòng, hẳn là người cũng sẽ thương ta. Nhưng những chị chung cơ quan luôn nghe tôi nói thì cười, rất ẩn dụ: sống cùng rồi em sẽ hiểu, cuộc đời không đơn giản thế. Tôi tặc lưỡi kệ. Bởi thực tế tôi và chồng cùng làm việc ở thành phố. Bố mẹ chồng và ba bà chị đều ở quê. Sự va chạm chắc sẽ có nhưng xa xôi chắc sẽ không nhiều.
Ngày cưới tôi về, chị cả vốn hiền không nói gì, nhưng chị và hai chị ba bảo: Mợ có gì ấm ức cứ nói với các chị, các chị sẽ xử lí cho. Cậu từ bé đã được ông bà chiều lắm đấy... Tôi cười, mối quan hệ chị chồng em dâu sau đấy cũng cởi mở. Tôi bớt e dè với các chị hơn vì thấy các chị chia sẻ thật lòng.
Mợ có gì ấm ức cứ nói với các chị, các chị sẽ xử lí cho… Ảnh minh họa
Nhưng các bà, các thím bên chồng thì thào: Thằng Hoàng rách giời rơi xuống, chả biết vợ nó ra sao? Những lời thì thào ấy cứ như cố tình lọt vào tai tôi, rất khó chịu. Tôi hỏi thẳng: “Xưa anh nghịch lắm à mà lí lịch thời thơ ấu các cụ nhắc mãi thế?”. Anh cười hì hì: “Cũng tương đối, nhưng đấy là thời cấp hai, cấp ba. Lên đại học đi xa nhà biết thương bố mẹ rồi, sống ngoan thì các cụ lại không tin..” .
Đúng là bố mẹ chồng tôi rất chiều con trai, cái này tôi biết. Nhưng may mắn là vì chiều con trai nên các cụ không vì thế mà xét nét con dâu mà ngược lại chiều luôn cả con dâu nữa. Chúng tôi lấy nhau rồi ở luôn trên thành phố làm việc, thỉnh thoảng rảnh rỗi mới về quê. Nhưng tuần nào bố mẹ cũng gửi ra đủ các thức nọ, thức kia với những lời dặn dò rất thật tâm của người già. Tôi rất cảm động vì điều đó.
Ngày sinh con, tôi đắn đo mãi rồi cũng quyết định xuất viện là về quê ngay. Bởi dù gì chồng tôi cũng con độc đinh, mà con tôi là cháu nội đầu, lại là cháu đích tôn nên các cụ ở nhà mong lắm. Tôi và con vừa vào nhà đã thấy ba chị tề tựu đủ cả. Tôi hoảng: “Các chị cứ về đi, ở nhà có mẹ rồi…” Nhưng chị ba nói: “Không, để các chị thay nhau chăm hai mẹ con, mẹ già rồi để mẹ nghỉ, mợ cũng chả mấy khi ở nhà cả, chị em có dịp này gặp nhau cho tình cảm…”. Tôi đành vâng, nhưng đủ cũng thấy ngại. Tôi nói nhỏ với chồng: “Các chị ở đây, em thấy lo lo…”. Anh cười to: “Kệ đi, rồi em sẽ thấy“.
Video đang HOT
Kệ đi, rồi em sẽ thấy… Ảnh minh họa
Rồi tôi đã thấy điều như chồng nói thật. Chị cả ở gần nhất, sáng dậy chị đi chợ mua thức ăn nhà chị thì mua luôn đồ ăn mang sang cho mẹ nấu nướng. Chị hai, công việc nhàn hạ hơn nên giữa buổi tạt qua giặt chậu đồ cho cả mẹ lẫn con trẻ. Chị nói: Quần áo của thằng bé, em để đấy chị giặt tay, đừng bỏ máy… Tôi cảm động vô cùng. Chị ba ở xa hơn, công việc cũng bận rộn, nhưng rảnh chị cũng chạy về thăm em và cháu. Lần nào cũng tay xách nách mang thứ này thứ kia. Ba chị chồng đều đối đãi và chăm sóc tôi rất chân tình. Đến nỗi mẹ ruột tôi, khi đến ở với con gái mấy ngày cũng phải thốt lên: Con thật là may mắn… Tôi thú nhận với các chị: Em vụng về chuyện lặt vặt trong nhà lắm… Chị ba cười: Tập rồi sẽ quen! Không làm được thì nhờ. Xưa chị về nhà chồng cũng lóng nga lóng ngóng, thế mà bây giờ cũng gọn gàng đâu vào đấy hết rồi.
Con ốm, tôi cho đi viện khám, đúng hôm chồng tôi đi công tác. Hai mẹ con tự xoay xở. Được nửa ngày thì thấy chị thứ hai đưa mẹ chồng lên. Vừa nhìn thấy tôi, chị đã mắng: Sao cháu ốm, cậu đi vắng mà mợ không gọi về nhà báo một câu? Tôi ngạc nhiên: “Cháu sốt, em định cho vào khám rồi về thôi”. “Khám cũng phải gọi chứ? Ở nhà có bao nhiêu người mà ở đây có hai mẹ con thì xoay xở làm sao?” Tôi nhìn mẹ chồng rồi nhìn chị, dù bị mắng mà lòng tôi lại rưng rưng cảm động. Hóa ra chồng tôi sốt ruột nên gọi về nhà báo cáo tình hình, thế là ngay lập tức chị đưa mẹ lên hỗ trợ mẹ con tôi.
Khi nghe tôi kể chuyện nhà chồng, các chị cùng công ty vẫn không tin, vẫn nói hồi sau mới rõ… Hồi sau, hẳn nhiên là ai mà tiên đoán được. Ở đời có biết bao chuyện con người không thể nào dự liệu, đoán định được. Mà tôi cũng không mất thời gian làm gì cho việc ngồi đoán định cho tương lai như thế. Tôi chỉ biết tôi có đến ba chị chồng, người hiền lành ít nói, người bộc trực thấy đâu là nói, người lo toan từ nhà chồng đến nhà đẻ mọi việc băng băng. Nhưng tất cả các chị đều cùng mẹ chồng hỗ trợ, bao bọc mẹ con tôi từ ngày tôi bước chân về đó làm dâu.
Có lẽ vì thế mà với các chị, tôi không hề ái ngại. Cũng không phải con tôi là cháu đích tôn mà bố mẹ chồng hay các chị giành lấy để gạt tôi ra, mọi việc của gia đình riêng, của thằng bé tôi đều được quyền tự quyết. Khỏi nói chỉ sau gần hai năm lấy chồng rồi làm dâu, tôi đã biết ơn số phận đến nhường nào.
Đinh Hương
Theo phunuonline.com.vn
Con dâu phát hoảng về quy định ngày Tết của mẹ chồng, bật lại thì nhận được câu này
Vân không thể tưởng tượng được, mẹ chồng cô có thể nói ra câu ấy.
Vân và Hoàng cưới nhau trong sự e ngại của mẹ cô. Nhà cô cách nhà Hoàng 200km. Cô con một, bố lại mất sớm nên mẹ dành tất cả tình yêu thương cho cô. Hoàng là cháu trai duy nhất của cả họ. Mẹ lo lắng cô lấy chồng xa, lại là con trai độc đinh thì sau này vất vả. Nhưng trong cơn say của tình yêu, đương nhiên đôi trẻ đã sống chết lấy nhau.
Cưới nhau được vài tháng vì Vân có bầu, cái thai yếu và dọa sảy khiến cô phải nghỉ việc ở nhà. Nhiều khi mẹ ốm mà cô không thể về thăm. Còn mẹ cô thương con gái thì e ngại thông gia khó tính nên đến thăm chỉ dám đến ở một hai hôm là về.
Tết năm đầu tiên, cô khóc ngay trong đêm giao thừa vì nhớ mẹ. Bụng chửa gần 8 tháng, cô không thể về nhà chúc Tết mẹ. Mẹ chồng khó chịu cảnh cô rơi nước mắt, lúc không có cô bà mắng chồng cô: "Đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng. Bụng mang dạ chửa mà đòi về quê xa để ăn Tết hay sao? Mới đầu năm đã khóc lóc, năm nay mà làm ăn xui xẻo đừng trách tôi sống không biết điều". Cô lặng người sau cánh cửa. Bà nghĩ cô khóc vì nhớ nhà là điềm xấu đến thế ư?
(Ảnh minh họa)
Cuộc sống sau khi sinh con của Vân không được thoải mái. Sau khi con được 6 tháng cô không thể đi làm vì con hay ốm. Ông bà nội xót cháu đích tôn, lại bận rộn việc kinh doanh, giao cho người giúp việc thì không yên tâm. Thế là cô phải ở nhà chăm con. Sống trong nhà lo việc nội trợ, bố mẹ chồng lại kén ăn và kỹ tính. Cô vừa vật lộn với con vừa lo cơm nước, chợ búa. Nhiều lúc muốn xả cơn giận thì chồng cô lại vô tâm không thèm đáp lại.
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến tết. Thằng bé con cũng sắp được một tuổi. Cô xin phép mẹ chồng cho về thăm nhà mẹ đẻ chục ngày, sáng mùng 1 Tết cô sẽ quay lại để ăn cái Tết trọn vẹn với gia đình chồng. Không ngờ bà quát luôn: " Con nói cái gì? Con gái đi lấy chồng còn đòi về đón giao thừa với mẹ đẻ. Ngày tết nhất bố mẹ bận kinh doanh, con còn phải lo chuẩn bị lễ lạt để mẹ đi biếu các nơi, rồi đồ ăn thức uống mấy ngày Tết. Gần Tết lạnh như thế, con tha thằng bé đi 200km là không được. Nhà này không có chuyện con dâu về ngoại ăn Tết đâu".
Cô ức quá bật lại: "Cả năm nay con ở cùng bố mẹ, chăm lo việc nhà còn không đủ hay sao? Đến người giúp việc làm thuê còn được nghỉ về quê với gia đình. Mẹ con chỉ có một mình, hai năm con không về mẹ thấy có chấp nhận được không? Mẹ cũng là mẹ, mẹ hiểu tình cảm mẹ con quan trọng như thế nào mà". Vừa nói cô vừa khóc nức nở.
Những tưởng bà sẽ áy náy mà cho cô về, không ngờ bà làm ầm ĩ lên gọi chồng và con trai lên phòng đôi co. Bà kể lể, khóc lóc là con dâu không biết điều, xúc phạm mẹ chồng sống không có tình người. Hoang vung tay tát cô một cái rồi đỏ mắt hằn học quát: "Cô cút ngay, về với mẹ cô. Còn thằng bé, cô có làm ra tiền nuôi nó không mà đòi mang theo".
(Ảnh minh họa)
Vân ôm mặt chạy ra khỏi nhà. Trong buổi chiều chạng vạng cô chỉ có hơn 500 nghìn đồng trong người, bắt vội chuyến xe khách cô trở về với mẹ. Mẹ rơi cả rổ rau khi thấy cô ăn mặc nhếch nhác đứng trước cổng, mắt đỏ hoe và đầu tóc rối bời. Cô ôm lấy mẹ để tìm hơi ấm từ bà và run rẩy kể lại mọi chuyện.
Mẹ nấu cho cô bữa cơm, ăn xong, bà mang theo hành lý đưa cô quay về nhà chồng. Bà phải đứng chờ hơn 1 tiếng bố chồng cô mới lạnh lùng ra mở cửa.
Mẹ chồng Vân vừa gặp mẹ cô đã nói: "Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Nhà tôi đối xử với nó không tệ nhưng thằng Hoàng là độc đinh của cả họ. Tết Nguyên Đán cả gia đình có nhiều trách nhiệm lễ lạt không thể không chu đáo. Chị đừng gọi nó về mà ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng nó. Hàng năm tôi sẽ cho nó về vào ngày giỗ bố".
Tết này, và những cái Tết sau, cô mãi mãi không được đòi về thăm mẹ. Nếu không, đừng mong quay lại cửa nhà này nữa. Vân đau đớn ôm con khóc. Cô sẽ phải sống thế nào trong gia đình này?
Theo afamily.vn
Nhìn bố mẹ chồng phờ phạc vì trông cháu, tôi ngỏ ý muốn mang con theo nhưng ông bà nhất quyết từ chối Nhìn con say ngủ không biết chuyện gì sắp xảy ra, tôi ứa nước mắt nhưng vẫn quyết tâm ra đi. Tôi và Quân kết hôn ngay khi vừa tốt nghiệp. Chúng tôi muốn phát triển sự nghiệp nhưng mẹ chồng luôn thúc ép chuyện sinh cháu đích tôn cho ông bà. Tôi sức khỏe yếu, từ lúc bầu bốn tháng đã dọa...