B-1b Mỹ sẵn sàng dội bom Triều Tiên khi ông Trump ra lệnh
Các sỹ quan Mỹ trên đảo Guam nói đã sẵn sàng ném bom Triều Tiên nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định lựa chọn hành động quân sự.
Oanh tạc cơ B-1b Mỹ tiếp nhiên liệu trên không.
Các sỹ quan và phi công Mỹ ở 3 căn cứ quân sự trên đảo Guam nói với phóng viên Sky News (Anh) rằng, họ “sẵn sàng chiến đấu” ngay khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh.
Phóng viên Sky News mới đây đã có mặt tại căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam, chứng kiến cảnh các oanh tạc cơ B-1b cất và hạ cánh trong các nhiệm vụ huấn luyện thường ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước cảnh báo, “Triều Tiên sẽ phải đối mặt với hỏa lực mạnh chưa từng có, nếu tiếp tục có hành động đe dọa Mỹ”.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford, cho biết, ông Trump đã trực tiếp yêu cầu quân đội xây dựng các phương án quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Theo Sky News, nếu ông Trump quyết định lựa chọn giải pháp quân sự, các máy bay ném bom chiến lược trên đảo Guam sẽ là vũ khí hàng đầu.
Oanh tạc cơ siêu thanh B-1b của Mỹ.
Có mặt tại đường băng nơi các oanh tạc cơ B-1b cất cánh, phóng viên Sky News cảm nhận được tiếng ồn chói tai và mặt đất bên dưới dường như rung động. Không giống như các chiến đấu cơ khác, nhiệm vụ duy nhất của B-1b là oanh tạc mục tiêu dưới đất.
Video đang HOT
Chiếc B-1b sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, bay với vận tốc nhanh hơn âm thanh để trải qua quãng đường dài khoảng 3.200km, từ đảo Guam đến Triều Tiên.
Oanh tạc cơ B-1b có thể mang theo tới 57 tấn bom đạn, tổng trọng lượng tối đa khi máy bay cất cánh là 216 tấn.
Trả lời với Sky News, một sỹ quan chỉ huy Mỹ giấu tên nói các phi công có mặt tại căn cứ Guam đều được đặt trong tình trạng chiến đấu, sẵn sàng chờ lệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một phi công lái B-1b mang tên Whiskey Pete được chỉ huy ra lệnh dẫn đoàn phóng viên đi tham quan căn cứ. Người lính này được đặt tên theo chiếc máy bay ném bom trong Thế chiến 2 từng tấn công Tokyo sau trận Trân Châu Cảng.
Đảo Guam nhìn từ trên cao.
Các phóng viên không được phép ghi hình phi công vì lý do an ninh. Pete mô tả cảm giác khi ngồi trên oanh tạc cơ B1-b: “Cảm giác giống như khi bạn lái máy bay chiến đấu nhưng mang theo bên mình hàng chục tấn bom đạn”.
Sỹ quan chỉ huy Mỹ ở căn cứ không quân Anderson không tiết lộ về số lượng máy bay ném bom chiến lược B-1b có mặt tại căn cứ.
Nhưng trong chuyến thăm, phóng viên Sky News đếm được khoảng 6 chiếc, cùng nhiều chiến đấu cơ khác và máy bay tiếp nhiên liệu KC-135.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng bố trí hàng loạt các tổ hợp tên lửa phòng không, kích thước tương đương một chiếc xe buýt chở học sinh. Các hệ thống này có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Triều Tiên nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết định tấn công Guam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 17.8 khẳng định, Mỹ sẽ có các hành động cụ thể và ngay lập tức bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nếu hướng về lãnh thổ của Mỹ hoặc đồng minh.
Theo Danviet
Chiến dịch dội bão lửa xuống thành phố Đức của 1.000 oanh tạc cơ Anh
Anh đã huy động 1.047 oanh tạc cơ tham gia chiến dịch Millennium nhằm hủy diệt thành phố Cologne của phát xít Đức.
Chiến dịch Millenium huy động hơn 1.000 máy bay ném bom thành phố Cologne. Ảnh: Wikipedia.
Ngay khi Thế chiến II nổ ra, không quân Anh tin rằng việc ném bom ồ ạt và kiên trì vào hàng loạt mục tiêu của phát xít Đức có thể giúp họ giành chiến thắng. Tuy nhiên, chiến lược này đã thất bại, buộc Anh phải chuyển sang chiến thuật tập kích một mục tiêu duy nhất bằng 1.000 oanh tạc cơ, theo War History.
Ban đầu, Anh tin rằng việc oanh tạc trên diện rộng sẽ hủy diệt các mục tiêu chiến lược, khiến Đức mất khả năng chiến đấu. Khi tham chiến, máy bay Anh chỉ nhắm vào các căn cứ quân sự. Việc phi cơ Đức vô tình ném bom trúng mục tiêu dân sự tại London năm 1940 tạo cớ cho Anh trả đũa bằng việc oanh tạc các thành phố của đối phương.
Tuy nhiên, chiến dịch không kích của Anh nhằm vào Đức trong giai đoạn 1941-1942 bộc lộ nhiều hạn chế. Máy bay ném bom Anh thường bị tiêm kích và pháo phòng không Đức bắn hạ, gây tổn thất lớn về người và của. Những quả bom có kích thước quá nhỏ, không đủ gây thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Nhiều oanh tạc cơ không thể mang bom cỡ lớn, hệ thống dẫn đường lạc hậu khiến việc ném bom thường không chính xác. Ngoài ra, Anh hoàn toàn không có thông tin tình báo để xác định mục tiêu. Trinh sát không ảnh cho thấy 90% số bom lệch mục tiêu trên 8 km, không thể gây thiệt hại cho Đức.
Đầu năm 1942, Anh bắt đầu thay đổi chiến thuật, mở đầu bằng chiến dịch Millennium. Thay vì triển khai oanh tạc cơ tập kích nhiều mục tiêu khác nhau, London tập trung 1.000 máy bay nhắm vào một mục tiêu duy nhất. Bộ chỉ huy Anh cho rằng lượng lớn oanh tạc cơ sẽ áp đảo hệ thống phòng không của Đức và giảm thương vong cho Anh, trong khi đảm bảo mục đích gây thiệt hại nặng cho đối phương.
Thành phố Cologne bị thiệt hại nặng sau trận ném bom. Ảnh: Wikipedia.
Anh huy động mọi máy bay và phi công tham gia chiến dịch. Milennium được xem là màn phô trương sức mạnh, đặt nền móng cho các trận không kích quy mô lớn trong tương lai. Đêm 30/5/1942, 1.047 máy bay ném bom lợi dụng đêm tối tiến vào không phận Đức. Trong lần triển khai này, Anh đã thay đổi mục tiêu tấn công vào phút chót.
Phi đội ném bom lúc đầu hướng đến thành phố Hamburg để phá hủy cảng và các căn cứ hải quân của Đức. Tuy nhiên, thời tiết xấu buộc Anh chuyển hướng sang Cologne, thành phố lớn thứ ba nhưng không phải trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đức. Vì thế, nhiệm vụ chiến lược trong đòn đánh này là khủng bố tinh thần.
Thách thức lớn nhất của chiến dịch Milennium là bảo đảm 1.047 oanh tạc cơ tiếp cận mục tiêu, trong khi hạn chế tối đa sự can thiệp của Đức trên hành trình. Để làm được điều này, phi công Anh phải giữ đội hình chặt chẽ, dọc theo các đường bay được lên kế hoạch từ trước. Họ phải bay ở các độ cao quy định trước và sử dụng hệ thống định vị mới nhất để tránh va chạm.
Trong cuộc tập kích kéo dài suốt 90 sau đó, các máy bay Anh thi nhau dội bão lửa, ném bom cháy xuống thành phố Cologne. Lưới phòng không và lực lượng cứu hỏa Đức đều bị quá tải. Mục tiêu của trận ném bom không phải phá hủy các cơ sở quân sự, mà là gây thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần cho đối phương.
Nhiều khu vực bị san phẳng hoàn toàn trong trận tập kích. Ảnh: Wikipedia.
411 thường dân và 58 lính Đức thiệt mạng, 5.000 người bị thương, 45.000 người mất nhà cửa, gần 700.000 người phải rời bỏ thành phố sau trận tập kích này. Chiến dịch Millennium cũng để lại hậu quả tâm lý to lớn, khiến nhiều người dân Đức hoang mang. Tuy nhiên, nó cũng gây nhiều tranh cãi, khi phần lớn nhằm vào thường dân, thay vì những mục tiêu chiến tranh như căn cứ quân sự và nhà máy công nghiệp.
Thương vong trong chiến dịch chỉ ở mức 4%, thấp hơn con số 10% dự đoán của thủ tướng Anh Winston Churchill. Mức độ tàn phá và tác động tâm lý của Millennium chứng tỏ chiến thuật mới của Anh phát huy hiệu quả, thúc đẩy họ tiến hành thêm 12 trận tập kích tương tự.
Duy Sơn
Theo VNE
Đô đốc Mỹ nói sẵn sàng tấn công hạt nhân TQ nếu có lệnh Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ngày 27.7 nói sẵn sàng giáng đòn hạt nhân vào Trung Quốc ngay tuần tới, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc John Swift. Theo ABC News, thông điệp này được đưa ra khi Đô đốc Scott Swift trả lời các câu hỏi tại...