Azerbaijan tham gia nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng
Azerbaijan đang tham gia nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, như đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Jeyhan, đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Arzurum, tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars và các dự án khác góp phần vào sự phát triển của khu vực Nam Caucasus cũng như an ninh năng lượng châu Âu.
Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov thuyết trình tại Viện Nghiên cứu Con người
Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam, ông Anar Imanov, đã cho biết như vậy trong buổi thuyết trình về “Lịch sử đương đại Azerbaijan: thách thức và thành tựu” tại Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam ngày 2/6.
Ban Giám đốc, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ của Viện Nghiên cứu Con người và Viện nghiên cứu châu Âu đã tới dự sự kiện này.
Trong bài thuyết trình, ông Imanov đã đưa thông tin rộng rãi về các phong trào quốc gia độc lập của người Azerbaijan, bi kịch ngày 20/1/1992, sự phục hồi nền độc lập của nhà nước Azerbaijan, xung đột Nagorno Karabakh Armenia-Azerbaijan, diệt chủng Khojaly, vai trò của nhà lãnh tụ dân tộc của Azerbaijan Heydar Aliyev trong việc thành lập một nhà nước hiện đại, phát triển kinh tế-xã hội của Azerbaijan, và sự kế tục thành công của chính sách này bởi Tổng thống đương nhiệm Ilham Aliyev.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự buổi thuyết trình
Đại sứ Imanov cho hay Azerbaijan đang tham gia nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, như đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Jeyhan, đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Arzurum, tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars và các dự án khác góp phần vào sự phát triển của khu vực Nam Caucasus cũng như an ninh năng lượng châu Âu.
Ông Imanov nhấn mạnh rằng vị trí của Azerbaijan ở đấu trường quốc tế đang được tăng cường. Về vấn đề này, Đại sứ nhấn mạnh Azerbaijan được bầu cử vào vị trí thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về 2012-2013. Đại sứ nhấn mạnh rằng Azerbaijan đã tổ chức các sự kiện quốc tế có uy tín và cho biết từ ngày 12-28/6, Azerbaijan sẽ tổ chức thế vận hội châu Âu đầu tiên.
Bên cạnh đó, ông Imanov cũng nói về mối quan hệ giữa Azerbaijan và Việt Nam, và nhấn mạnh rằng quan hệ song phương về kinh tế, lĩnh vực nhân đạo chính trị đang được phát triển. Đại sứ nhấn mạnh rằng việc trao đổi các chuyến thăm của Tổng thống Azerbaijan và Việt Nam trong một năm qua đã đóng góp vào hợp tác phát triển giữa hai nước.
Trong suốt buổi thuyết trình, các đoạn video khác nhau về lịch sử đương đại của Azerbaijan cũng như về Thế vận hội châu Âu được tổ chức cũng đã được trình chiếu. Đại sứ đã trả lời các câu hỏi của những người tham dự sự kiện. Cũng tại sự kiện này, các cuốn sách khác nhau được phiên dịch sang tiếng Việt do Đại sứ quán Azerbaijan xuất bản đã giới thiệu với những người tham dự.
An Bình
Ảnh: Đại sứ quán Azerbaijan tại Hà Nội
Theo Dantri
Thái Lan khai thác lợi ích từ Nhật và Trung Quốc
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật), chuyên gia Shang Wu-su ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định các thỏa thuận Thái Lan vừa ký kết với Trung Quốc (TQ) và Nhật nhằm nâng cấp đường sắt Thái Lan sẽ giúp Thái Lan trở thành đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.
Ảnh minh họa
Tuyến thứ nhất được xây dựng với vốn vay và công nghệ của TQ sẽ nối Bangkok, Ma Ta Phut qua Lào đến Côn Minh, Vân Nam (TQ). Tuyến thứ hai sử dụng nguồn vốn và công nghệ Nhật, bắt đầu từ Dawei (Myanmar) qua Bangkok đến Phnom Penh (Campuchia) và có thể kết nối với TP.HCM và Vũng Tàu.
Hai tuyến này cùng nhiều tuyến đường quốc tế khác đang lên kế hoạch sẽ biến Bangkok thành đầu mối giao thông lớn giúp tăng cường kết nối giữa Thái Lan với TQ, Nhật và ASEAN. Tuyến Bangkok-Côn Minh sẽ khởi công vào năm tới và hoàn thành vào năm 2020, có chiều dài 734 km trên đất Thái với chi phí 12 tỉ USD. Ngược lại, tuyến Dawei-Phnom Penh vẫn đang được nghiên cứu nhưng phần giữa Thái Lan và Myanmar sẽ được xây dựng trước để hỗ trợ cho các dự án của đặc khu kinh tế Dawei ở Myanmar.
Hai tuyến được tài trợ vốn vay với lãi suất thấp, thiết kế theo khổ tiêu chuẩn đường sắt hiện nay (1,435 m) cho phép tàu chạy 160-180 km/giờ. Thái Lan phải mua tàu hỏa, hệ thống tín hiệu và thiết bị liên quan từ TQ và Nhật theo các gói thầu riêng.
Sự kiện Nhật và TQ đầu tư vào hệ thống đường sắt mới ở Thái Lan cho thấy Thái Lan đã khéo léo giữ được cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Tokyo. Đối với các tỉnh ven biển TQ như Quảng Đông và Vân Nam, đường sắt chưa phải là lợi thế vì không hoàn toàn thay thế được đường biển giá rẻ. Do đó ý đồ của Bắc Kinh là xây dựng đường sắt nhằm xuất khẩu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ra nước ngoài. Và tuyến đường sắt tới Bangkok sẽ là cách tiếp thị tốt nhất.
Trong khi đó, đối với tuyến thứ hai, tình hình thông thương giữa Campuchia, Myanmar và Thái Lan sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tất nhiên dự án sẽ ưu tiên phục vụ cho lợi ích của Nhật. Nhật sẽ tăng vốn đầu tư vào ba quốc gia này và nhiều nhất là vào Thái Lan.
Ngoài hai dự án kể trên, Thái Lan cũng đang kêu gọi nguồn vốn nước ngoài cho tuyến đường sắt cao tốc Đông-Tây khác nối liền Myanmar, Lào và Việt Nam cũng như một tuyến nữa ở phía Nam nối với Malaysia. Pháp, Đức và Hàn Quốc đã bày tỏ quan tâm. Dù vậy, các bên liên quan vẫn tỏ ý lo ngại cho khả năng trì hoãn, thậm chí là hủy bỏ các dự án do vấn đề chính trị hoặc tranh chấp lãnh thổ.
Tuy nhiên, một khi thách thức được khắc phục và các dự án đường sắt quốc tế ở Đông Dương được hoàn thành như dự kiến, Thái Lan sẽ trở thành trung tâm giao thông quan trọng, hội đủ yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế và chính trị với các nước láng giềng, tăng cường vai trò kết nối trong ASEAN và đẩy mạnh hợp tác khu vực với TQ và Nhật.
Theo Nhật Vũ
Pháp luật TPHCM
Tham vọng đường sắt TQ: Muốn kiểm soát kinh tế toàn cầu? TQ tiếp tục có hàng loạt dự án đường sắt trị giá nhiều tỷ USD trên khắp thế giới. Bắc Kinh muốn dùng đường sắt nhằm kiểm soát kinh tế toàn cầu? Thêm hợp đồng nhiều tỷ USD Ngày 20/11/2014, Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) tuyên bố họ vừa có hợp đồng chính thức với Chính phủ Nigeria để...