Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh

Theo dõi VGT trên

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Azerbaijan chú trọng giải pháp vũ lực quân sự nhằm thu hồi vùng Nagorno- Karabakh đã mất vào tay người Armenia.

Bối cảnh lịch sử từ khi Liên Xô tan rã

Khu vực Nagorno-Karabakh nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan ở vùng Nam Kavkaz (sát Nga) là một điểm nóng thường trực giữa Azerbaijan và Armenia trong suốt 3 thập kỷ qua. Khu vực với địa hình chủ yếu núi non này được quốc tế và Liên Hợp Quốc công nhận là lãnh thổ thuộc Azerbaijan. Tuy nhiên, từ cuối năm 1991 (thời điểm Liên Xô tan rã) đến nay, nó nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của một nhà nước tự xưng là “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” (còn gọi là “ Cộng hòa Artsakh”). Nhà nước tự xưng này không được Azerbaijan và cộng đồng quốc tế công nhận. Thậm chí Armenia – quốc gia ủng hộ toàn diện cho “Cộng hòa Artsakh” cũng không chính thức công nhận “quốc gia này”. Khu vực Nagorno-Karabakh có thành phần dân cư đa phần là người tộc Armenia, với tôn giáo chính là đạo Kitô.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 1
Pháo binh Azerbaijan bắn vào vị trí của “quân ly khai” ở Karabakh (ảnh trích xuất từ video của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, 28/9/2020).

Cuối thập niên 1980, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa khu vực tự trị Nagorno-Karabakh (thuộc Azerbaijan) với chính quyền Azerbaijan. Đến khi Liên Xô sụp đổ và Azerbaijan tuyên bố độc lập (tách ra từ Liên Xô) thì khu vực Nagorno-Karabakh cũng tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Azerbaijan. “Cộng hòa Artsakh” nhận được sự hậu thuẫn của Armenia. Cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc đã nổ ra với sự tham gia của nhiều phe, trong đó chủ yếu là Azerbaijan, “Cộng hòa Artsakh” tự xưng, và Armenia. Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1994, toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh và 7 vùng lân cận (vốn thuộc Azerbaijan) đã nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của người Armenia, cụ thể là “Cộng hòa Artsakh” (không được quốc tế công nhận).

Trước khi gia nhập Liên Xô, các nước Azerbaijan và Armenia từng nổ ra chiến tranh (vào năm 1920) để giành quyền kiểm soát đối với vùng Nagorno-Karabakh. Sau khi Azerbaijan và Armenia trở thành các nước thành viên bên trong Liên Xô, vùng Nagorno-Karabakh đã được Liên Xô và lãnh tụ Stalin giao về cho Azerbaijan quản lý (từ năm 1923). Liên Xô và Stalin làm vậy dựa trên những tính toán chính trị nhất định. Tình hình Nagorno-Karabakh tạm yên từ đó cho đến cuối thập niên 1980, khi Liên Xô bắt đầu suy yếu và khủng hoảng.

Sau khi Liên Xô tan rã, cộng đồng quốc tế tiếp tục công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorno-Karabakh. Vào năm 1993, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lần lượt thông qua 4 nghị quyết (822, 853, 874, và 884) về Nagorno-Karabakh, theo đó họ yêu cầu các lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng vùng này phải rút ngay, hoàn toàn, và vô điều kiện khỏi đây. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra theo 4 nghị quyết đó của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mối quan hệ giữa Armenia và “Cộng hòa Artsakh” là mối quan hệ hai mà một, một mà hai. Truyền thông phương Tây nhìn chung xem “Cộng hòa Artsakh” đơn thuần là tổ chức ly khai của tộc người Armenia chiếm đa số ở Nagorno-Karabakh. Nhưng Azerbaijan coi “Cộng hòa Artsakh” là “chính quyền ngụy” do Armenia lập nên ở vùng đất Nagorno-Karabakh. Azerbaijan xác định những xung đột quân sự của họ ở vùng Nagorno-Karabakh là xung đột giữa họ và nhà nước Armenia. Azerbaijan cũng tung ra bằng chứng chỉ ra rằng các quân nhân thiệt mạng khi giao tranh với quân đội Azerbaijan là những quân nhân thuộc quân đội chính quy của Armenia.

Azerbaijan bắt đầu mất kiên nhẫn, muốn thay đổi thực trạng

Sau khi không thành công lắm với giải pháp quân sự trong Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh đẫm máu, Azerbaijan đã theo đuổi giải pháp ngoại giao chủ động, tích cực để khôi phục lại chủ quyền đối với vùng Nagorno-Karabakh (và cả 7 vùng cận kề khu vực này). Azerbaijan nhấn mạnh đến luật pháp quốc tế, Công ước Geneva 1949, và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1993 trong xử lý vấn đề này. Họ kêu gọi quốc tế gây sức ép lên Armenia để trao trả các vùng chiếm đóng. Họ cũng sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn đề này. Họ hứa hẹn sẽ trao quyền tự trị ở mức độ cao cho Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên 29 năm đã trôi qua mà tình hình vẫn không thay đổi căn bản. Và Azerbaijan bắt đầu bộc lộ sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận vấn đề này.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 2
Phi cơ cảm tử không người lái Harop do Israel sản xuất, được cho là có trong kho vũ khí của quân đội Azerbaijan. Ảnh: Twitter.

Video đang HOT

Một mặt Azerbaijan vẫn kêu gọi giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế cho Nagorno-Karabakh, mặt khác họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến phương án sử dụng vũ lực quân sự để khôi phục lại các lãnh thổ đã mất vào tay người Armenia. Học thuyết quân sự của Azerbaijan được thông qua vào năm 2010 nhấn mạnh đến quyền sử dụng sức mạnh quân sự để lấy lại Nagorno-Karabakh.

Sau gần 3 thập kỷ khá yên tĩnh, các vụ đụng độ quân sự quyết liệt đã xuất hiện trở lại ở Nagorno-Karabakh. Đợt 1 là vào tháng 4/2016, đợt 2 vào tháng 7/2020, và đợt 3 vào tháng 9/2020. Tính chất xung đột vũ trang ngày càng khốc liệt hơn. Số lượng thương vong (cả quân sự và dân sự) tăng lên. Nhiều vũ khí hạng nặng và hiện đại hơn được huy động. Như vừa qua, trong đợt giao tranh hồi tháng 7 và tháng 9/2020 ở khu vực cận kề Nagorno-Karabakh, hai phe đã sử dụng pháo, tên lửa, xe tăng, và cả phi cơ không người lái vũ trang (UAV). Hình thức tác chiến theo kiểu binh chủng hợp thành, trên quy mô lớn hơn.

Trong cả 3 đợt giao tranh nói trên, hai phía Azerbaijan và Armenia đều đổ lỗi cho nhau là bên khơi mào xung đột. Vẫn có một bức màn phủ lên sự thật bên nào nổ súng trước. Tuy nhiên, theo logic thông thường, Armenia sẽ có xu hướng duy trì hiện trạng nhiều hơn và họ ở thế thủ nhiều hơn. Nếu họ khiêu khích, họ sẽ có nguy cơ bị mất nhiều thứ.

Trong đợt xung đột tháng 4/2016, theo Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov, quân đội Azerbaijan đã tái chiếm một số ngọn đồi ở rìa phía trong của khu vực chiếm đóng mà từ đó phía Armenia đã nã pháo sang vùng kiểm soát của Azerbaijan. Hồi đó, ông Imanov cho biết: Vì các điểm cao này vốn nằm trong lãnh thổ đương nhiên thuộc Azerbaijan (nhưng bị Armenia “chiếm đóng” trên thực tế), nên dù có ký thỏa thuận ngừng bắn, phía Azerbaijan cũng không quay trở lại vị trí ban đầu trước khi bùng phát đụng độ chết người. Nói cách khác, quân đội Azerbaijan sẽ “không trả lại” một số điểm cao mà họ vừa mới “lấy lại” từ tay Armenia.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 3
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov (ở giữa) tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.

Trong các năm gần đây, quân đội Azerbaijan đã gia tăng sức mạnh đáng kể, mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại không chỉ từ Nga mà còn cả từ Israel và một số nguồn khác nữa. Đã nhiều lần, lãnh đạo Azerbaijan và Đại sứ Azerbaijan Imanov khẳng định, quân đội Azerbaijan đủ sức tái chiếm Nagorno-Karabakh.

Trong năm 2020, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Azerbaijan tiếp tục dâng cao trong vấn đề Nagorno-Karabakh. Tại thủ đô Baku đã nổ ra những cuộc biểu tình đòi phải lấy lại Nagorno-Karabakh. Vùng đất này được người dân và lãnh đạo Azerbaijan nhìn nhận không chỉ là chủ quyền, lãnh thổ mà còn là danh dự của họ.

Trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 15/7/2020, Đại sứ Azerbaijan Imanov cho biết, nhiều người dân Azerbaijan đã chán nản trước thực trạng đàm phán về Nagorno-Karabakh giậm chân tại chỗ và mong muốn chính quyền của họ áp dụng biện pháp cứng rắn để giải quyết mâu thuẫn.

“Không muốn ngừng bắn”

Còn trong cuộc họp báo ngày 1/10/2020 tại Hà Nội, trước các phóng viên Việt Nam, Đại sứ Azerbaijan Imanov kêu gọi các đối tác quốc tế (trong đó có Việt Nam) như sau: “Không cần kêu gọi ngừng bắn nữa, xin đừng kêu gọi ngừng bắn nữa. Chúng tôi không cần ngừng bắn vào lúc này. Đã có sự ngừng bắn đó trong suốt 3 thập kỷ và các lực lượng chiếm đóng vẫn ở trên đất của chúng tôi. Thay vào đó, quý vị hãy kêu gọi hòa bình ở khu vực của chúng tôi thông qua việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu việc rút khẩn cấp, hoàn toàn, và vô điều kiện các lực lượng chiếm đóng Armenia khỏi Nagorno-Karabakh”.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 4
Đại sứ Azerbaijan Imanov (bìa trái) giới thiệu về chiến sự tại vùng cận kề khu Nagorno-Karabakh trên bản đồ, trong cuộc họp báo tổ chức bên trong Đại sứ quán Azerbaijan ở Hà Nội vào hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.

Đại sứ Imanov tuyên bố tiếp: “Vấn đề này không phải ngày một ngày hai. Chịu đựng cảnh chiếm đóng trong gần 30 năm, người dân Azerbaijan mất dần hy vọng vào cộng đồng quốc tế và biện pháp đàm phán để giải quyết vấn đề này, nên đã lựa chọn hành động giải phóng vùng đất bị chiếm đóng”.

Cũng trong buổi họp báo này, ông Imanov nói rằng “Azerbaijan đang hành động trên vùng đất thuộc chủ quyền của mình và thực thi các biện pháp cần thiết để đẩy lui mối đe dọa cận kề đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình”.

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề Nagorno-Karabakh, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố: “Chúng tôi đang chiến đấu trên các mảnh đất của chúng tôi. Tôi chắc rằng trong cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ đạt được điều chúng tôi muốn. Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình”.

Tổng thống Ilham Aliyev hứa rằng sẽ “dừng các hành động quân sự ở khu vực Karabakh và vùng cận kề nếu lực lượng Armenia rút hoàn toàn và vô điều kiện khỏi khu vực này”.

Như vậy, qua diễn biến trên thực địa chiến trường và các tuyên bố của lãnh đạo và đại diện ngoại giao của Azerbaijan, có thể thấy rõ quốc gia này đã không còn kiên nhẫn như trước đây và có nhiều điều chỉnh trong cách xử lý vấn đề Nagorno-Karabakh, theo hướng cứng rắn hơn, quyết liệt hơn, sẵn sàng chủ động sử dụng vũ lực.

Dự báo tình hình Nagorno-Karabakh sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa trong các năm tới, khi hai phía Armenia và Azerbaijan đều khăng khăng bảo vệ lập trường của mình và có thông tin nói rằng trên chiến trường Nagorno-Karabakh và vùng cận kề đã xuất hiện các phần tử cực đoan đến từ vùng Trung Đông. Chiến sự Nagorno-Karabakh nếu lan rộng có thể lôi kéo sự tham gia trực tiếp của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran cùng nhiều nhân tố khó lường khác, có nguy cơ biến thành một lò lửa bạo lực mạn tính nữa của thế giới. Cộng đồng quốc tế một lần nữa cần phải chung tay một cách thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn tình hình ở đây xấu đi./.

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm

Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng, Lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong các trận chiến ở đường giới tuyến với Nagorno-Karabakh.

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm - Hình 1

Baku cho rằng, Yerevan đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong xung đột Armenia-Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Mil.ru)

Đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết: "Một thời gian trước, lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U. Do thiết bị quân sự của đối phương không phù hợp và chất lượng thấp, 3 trong số các tên lửa bắn đi đã không phát nổ".

Cùng ngày, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố, Armenia rút quân là điều kiện duy nhất để chấm dứt các hành động thù địch.

Tổng thống Aliyev lưu ý, ông đã ra lệnh không được thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại dân thường Armenia, đồng thời chỉ rõ, người Armenia không có vấn đề gì trong lãnh thổ của Azerbaijan, hàng nghìn người Armenia quốc tịch Azerbaijan sống ở nước cộng hòa này.

Nhấn mạnh Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình, Tổng thống Aliyev cho rằng, đàm phán về Karabakh đã không mang lại kết quả và không cần thiết phải kêu gọi đối thoại.

Trong một diễn biến liên quan, bà Bouthaina Shaaban, Cố vấn chính trị và truyền thông cho Tổng thống Syria Bashar Assad đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng đứng sau cuộc xung đột hiện nay tại vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Cố vấn của Tổng thống Syria cho rẳng, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng xâm phạm chủ quyền của các nước khác và đã từng "nhúng tay" vào Iraq, Lebanon và Syria.

"Giờ đây chúng ta cũng có thể thấy, tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực sự kích động xung đột và tuyên bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho thấy, họ ủng hộ việc kích động cuộc xung đột này giữa Azerbaijan và Armenia", bà Bouthaina Shaaban nêu rõ.

Theo Cố vấn Shaaban, việc Thổ Nhĩ Kỳ kích động và ủng hộ xung đột là do nước này muốn có vai trò tại khu vực và quốc tế lớn hơn.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ làm "những gì cần thiết" nếu Azerbaijan đề nghị sự hỗ trợ quân sự từ Ankara trong cuộc xung đột với Armenia ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Liên quan tình hình xung đột Nagorno-Karabakh, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, hai bên đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn lập tức và hoàn toàn, thể hiện sự kiềm chế tối đa của các bên xung đột và các quốc gia khác.

Nga cũng đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan tránh sử dụng "lính đánh thuê và các phần tử khủng bố nước ngoài" trong cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia.

Trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Azerbaijan và Armenia, Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định Nga "sẵn sàng" tổ chức các cuộc tiếp xúc cần thiết và đề xuất tổ chức hòa đàm ở thủ đô Moscow, mặc dù trước đó, cả Armenia và Azerbaijan đều bác bỏ phương án này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tếTổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'
21:46:40 06/02/2025
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025
Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?
21:52:29 06/02/2025
Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?
19:35:54 07/02/2025
Mỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của UkraineMỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của Ukraine
16:17:55 07/02/2025

Tin đang nóng

Nóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xaNóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xa
10:15:34 08/02/2025
Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầuSao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
08:10:10 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
Anh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ vềAnh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ về
06:05:35 08/02/2025
Nam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủngNam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủng
07:30:24 08/02/2025

Tin mới nhất

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

09:53:46 08/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài 3 năm.
Hàn Quốc yêu cầu tất cả sân bay lắp camera, radar phát hiện chim

Hàn Quốc yêu cầu tất cả sân bay lắp camera, radar phát hiện chim

09:51:19 08/02/2025
Ngày 6/2, cơ quan chức năng Hàn Quốc cho biết tất cả các sân bay trên toàn quốc sẽ được yêu cầu lắp đặt camera và radar phát hiện chim sau vụ tai nạn máy bay của Jeju Air khiến 179 người thiệt mạng.
Nga không chấp nhận ngừng bắn tạm thời với Ukraine

Nga không chấp nhận ngừng bắn tạm thời với Ukraine

09:38:44 08/02/2025
Nga sẽ không chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời như một giải pháp cho xung đột Ukraine, thay vào đó chỉ tìm kiếm một giải pháp lâu dài.
Trung Quốc ca ngợi Thái Lan nỗ lực dẹp hang ổ lừa đảo qua mạng

Trung Quốc ca ngợi Thái Lan nỗ lực dẹp hang ổ lừa đảo qua mạng

09:36:38 08/02/2025
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao các động thái của Thái Lan trong việc ngăn chặn các trung tâm tội phạm mạng ở biên giới quốc gia Đông Nam Á với Myanmar.
Lô tiêm kích Mirage đầu tiên từ Pháp đã tới Ukraine: Nga thêm đối thủ mạnh

Lô tiêm kích Mirage đầu tiên từ Pháp đã tới Ukraine: Nga thêm đối thủ mạnh

09:27:26 08/02/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu ngày 6/2 cho biết, Paris đã chuyển giao những máy bay chiến đấu Mirage-2000 đầu tiên cho Ukraine.
Ông Trump: Israel sẽ bàn giao Gaza cho Mỹ

Ông Trump: Israel sẽ bàn giao Gaza cho Mỹ

09:19:22 08/02/2025
Tổng thống Donald Trump nói rằng Israel sẽ chuyển giao Dải Gaza cho Washington sau khi giao tranh kết thúc và tới lúc không cần lính Mỹ ở đó.
Ukraine bất ngờ ồ ạt tấn công, "vòng cung Kursk" đang rung chuyển dữ dội

Ukraine bất ngờ ồ ạt tấn công, "vòng cung Kursk" đang rung chuyển dữ dội

09:14:27 08/02/2025
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sáng nay 6/2, Ukraine bất ngờ ồ ạt tấn công theo hướng Cherkasskaya Konopelka và Ulanok ở vùng Kursk. Các nhóm xung kích của Kiev liên tục phát động nhiều đợt xung phong.
EU có thể chịu thiệt hại nặng nề nếu thương chiến Mỹ - Trung tái diễn

EU có thể chịu thiệt hại nặng nề nếu thương chiến Mỹ - Trung tái diễn

09:09:51 08/02/2025
Với sự trở lại của ông Donald Trump, cuộc chiến thương mại lần hai giữa Mỹ và Trung Quốc đang tới gần hơn bao giờ hết và Liên minh châu Âu (EU) có thể phải chịu thiệt hại nặng nề nếu điều này xảy ra.
Nga đang cạn kiệt xe tăng chiến đấu chủ lực ở Ukraine?

Nga đang cạn kiệt xe tăng chiến đấu chủ lực ở Ukraine?

09:02:36 08/02/2025
Một số chuyên gia cho rằng số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga ở Ukraine có xu hướng giảm vì Moscow đang cạn kiệt loại phương tiện này.
Tín hiệu đáng lo ngại với Ukraine: Nga giành được bàn đạp ở sông Oskol

Tín hiệu đáng lo ngại với Ukraine: Nga giành được bàn đạp ở sông Oskol

08:59:39 08/02/2025
Kênh DeepState có liên hệ với Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, quân đội Nga tiếp tục nỗ lực chiếm sông Oskol tại khu vực Kharkov.
Tiêm kích Nga ra đòn "dằn mặt" F-16 Ukraine?

Tiêm kích Nga ra đòn "dằn mặt" F-16 Ukraine?

08:52:28 08/02/2025
Hôm 2/2, tiêm kích Su-30SM2 Nga được cho là đã bắn hạ Su-27 của Ukraine. Liệu chiến đấu cơ F-16 mà Kiev vừa tiếp nhận có nhiều cơ hội khi chạm trán với đối thủ sừng sỏ?
Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Belarus

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Belarus

08:36:53 08/02/2025
Quốc hội Nga sẽ xem xét dự thảo hiệp ước với Belarus cho phép Moscow dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ quốc gia đồng minh này trong trường hợp nhất định.

Có thể bạn quan tâm

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

Tin nổi bật

11:42:04 08/02/2025
Theo Ban ATGT tỉnh Phú Yên, nguyên nhân vụ tai nạn là do xe khách tự tông vào dải phân cách khiến xe bị lật. Vụ tai nạn khiến xe khách hư hỏng nặng. Một bộ biển báo hư hại và hơn 20m dải phân cách văng ra khỏi vị trí.
Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Trắc nghiệm

11:11:19 08/02/2025
Chuyên gia phong thủy người Trung Quốc - Tạ Vịnh cho biết nhà ở có 6 dấu hiệu này được cho là mang lại may mắn, tài lộc, và sự thịnh vượng cho gia chủ và con cái.
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Sao việt

11:08:08 08/02/2025
Trong 4 năm qua, Hải Tú và Sơn Tùng nhiều lần bị soi hint diện đồ đôi, ở chung nhà nhưng cả hai không lên tiếng phản hồi về mối quan hệ.
Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Sáng tạo

10:51:22 08/02/2025
Gia tộc Lý Quí nắm giữ chuỗi nhà hàng xa hoa, biệt thự và khối tài sản khổng lồ. Những nhà hàng, cafe nổi tiếng như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim s Nam An, An, An Viên,
Doãn Hải My vào vai "vợ đảm" chăm nhà Văn Hậu, hình ảnh phản chiếu qua tivi tiết lộ thái độ của mẹ chồng

Doãn Hải My vào vai "vợ đảm" chăm nhà Văn Hậu, hình ảnh phản chiếu qua tivi tiết lộ thái độ của mẹ chồng

Sao thể thao

10:43:35 08/02/2025
Mới đây, nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ Đoàn Văn Hậu thu hút sự yêu thích của cộng đồng mạng khi chia sẻ những hình ảnh trong căn hộ chung cư cao cấp - là tổ ấm của cô và Văn Hậu từ khi kết hôn vào năm 2023.
Sao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy Viên

Sao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy Viên

Sao châu á

10:34:24 08/02/2025
Tranh chấp giữa doanh nhân Uông Tiểu Phi và mẹ ruột là bà Trương Lan một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi

Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi

Lạ vui

10:33:41 08/02/2025
Những từ đầy tổn thương ghi trên giấy đã khiến người bố sững sờ. Làm cha mẹ luôn có lúc thăng lúc trầm, và một ông bố gần đây đã trải qua cả hai điều đó chỉ trong vòng 10 phút.
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Sức khỏe

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Mọt game

10:32:11 08/02/2025
Nhóm khoa họcdẫn đầu bởi nhà khảocổ Clément Zanolli từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã dùng các phương tiện hiện đại để phân tích lại SK 15, một hàm răng khá giống răng con người hiện đại,
Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Phim châu á

10:30:33 08/02/2025
Ngày 7/2, sau một thời gian dài khiến khán giả chờ đợi không yên, cuối cùng bộ phim Newtopia của Jisoo (BLACKPINK) cũng đã chính thức lên sóng 2 tập đầu tiên.
Đức Phúc tung tin "chấn động": Ra mắt nhóm nhạc Anh Trai Say Hi

Đức Phúc tung tin "chấn động": Ra mắt nhóm nhạc Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

10:24:23 08/02/2025
Nhóm nam Đức Phúc hé lộ có 5 thành viên, trong đó chính chủ là một mảnh ghép. Và nhóm nhạc này sẽ xuất hiện trong MV Chăm Em Một Đời ra mắt vào 11/2.