Azerbaijan nộp đơn xin gia nhập BRICS
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Bộ Ngoại giao Azerbaijan xác nhận nước này đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Khối BRICS vào ngày 20/8.
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN
Động thái diễn ra sau khi Nga bày tỏ ủng hộ nguyện vọng của Azerbaijan gia nhập BRICS. Điều này được nêu trong tuyên bố chung ngày 19/8 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhân chuyến công du của nhà lãnh đạo Nga.
Trước đó, hồi tháng 7, Azerbaijan và Trung Quốc cũng đã thông qua tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, trong đó Azerbaijan bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, và Bắc Kinh hoan nghênh hợp tác với Baku trong khuôn khổ tổ chức này.
Video đang HOT
BRICS được thành lập năm 2009, hiện có 9 thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Azerbaijan nêu lý do từ chối đàm phán hòa bình với Armenia tại Mỹ
Azerbaijan đã bác bỏ tiến hành đàm phán hòa bình với Armenia tại Mỹ vì "nhận xét thiên vị" của Washington.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (phải). Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Azerbaijan ngày 16/11 đã từ chối tham gia đàm phán bình thường hóa với Armenia vốn đã được lên kế hoạch tại Mỹ trong tháng này vì điều mà Baku cho là quan điểm "thiên vị" của Washington.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi cho rằng không thể tổ chức cuộc gặp được đề xuất cấp Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan và Armenia tại Washington vào ngày 20/11/2023".
Động thái này diễn ra sau phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 15/11, nơi Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho rằng Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James O'Brien đã đưa ra "những nhận xét một chiều và thiên vị" về Azerbaijan.
Ông O'Brien nói với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ rằng: "Sẽ không bình thường với Azerbaijan sau sự kiện ngày 19/9 cho đến khi chúng ta thấy được tiến bộ trên con đường hòa bình. Chúng tôi đã hủy một số chuyến thăm cấp cao và lên án các hành động của Baku".
Bộ Ngoại giao Azerbaijan nêu rõ: "Cách tiếp cận đơn phương như vậy của Mỹ có thể khiến Mỹ mất vai trò hòa giải".
Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan sau đó một ngày nói rằng "ý chí chính trị của Yerevan về việc ký kết một thỏa thuận hòa bình với Baku trong những tháng tới vẫn không lay chuyển".
Ông Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã tổ chức nhiều vòng đàm phán dưới sự hòa giải của EU. Nhưng tháng trước, Tổng thống Aliyev đã từ chối tham dự vòng đàm phán với ông Pashinyan ở Tây Ban Nha, với lý do "quan điểm thiên vị" của Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã được lên kế hoạch tham gia cùng Chủ tịch Hội đồng chuâ Âu Charles Michel với tư cách là người hòa giải tại các cuộc đàm phán đó. Cho đến nay, nỗ lực của EU nhằm tổ chức một vòng đàm phán mới vẫn chưa có tiến triển rõ ràng.
Azerbaijan và Armenia đã mắc kẹt trong cuộc xung đột lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ trên khu vực Nagorny-Karabakh, vùng đất mà Baku đã giành lại quyền kiểm soát vào tháng 9 vừa qua sau một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào các nhóm vũ trang người Armenia.
Các cuộc đàm phán hòa bình do quốc tế làm trung gian giữa hai nước từng thuộc Liên Xô cũ này có rất ít tiến triển nhưng lãnh đạo cả hai nước đều cho biết một thỏa thuận hòa bình toàn diện có thể được ký kết vào cuối năm nay.
Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 28/6 đã ký sắc lệnh giải tán Quốc hội khóa VI và ấn định thời điểm tiến hành bầu cử quốc hội sớm vào ngày 1/9 tới. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức...