Azerbaijan mở ‘Chiến dịch Báo thù’ nhằm phi quân sự hóa khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh
Ngày 3/8, Azerbaijan tuyên bố sự hiện diện của binh sĩ Armenia và các nhóm vũ trang bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ của Azerbaijan tiếp tục là một mối đe dọa.
Thành viên các nhóm vũ trang bị Baku cáo buộc là ‘bất hợp pháp’ hiện diện tại khu vực giới tuyến ở Nagorno-Karabakh tháng 4/2015. Ảnh: RT/Brendan Hoffman
Hãng tin RT (Nga) cho biết Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 3/8 tuyên bố nước này mở “Chiến dịch Báo thù” (Operation Revenge) tại vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh trong bối cảnh căng thẳng mới nhất có dấu hiệu leo thang giữa hai nước.
Tuyên bố của bộ trên nhấn mạnh việc “ phi quân sự hóa” khu vực Nagorno-Karabakh là “điều đương nhiên bắt buộc”. Baku nhắc lại tuyên bố rằng sự hiện diện của binh sĩ Armenia và các nhóm vũ trang bất hợp pháp tại “các vùng lãnh thổ Azerbaijan” vẫn là một mối đe dọa. Azerbaijan xem xét việc “triệt thoái hoàn toàn” các lực lượng Armenia và giải giáp các nhóm vũ trang tại đây là điều bắt buộc.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Azerbaijan vừa mở một chiến dịch quân sự tại khu vực này nhằm đáp trả điều mà Baku cáo buộc là sự vi phạm trắng trợn lệnh ngừng bắn của các nhóm tay súng bản địa hòng tìm cách thiết lập các vị trí chiến đấu mới tại Nagorno-Karabakh. Theo nguồn tin trên, vụ tấn công đã bị các lực lượng Azerbaijan đẩy lùi.
Video đang HOT
Hãng tin TASS của Nga ngày 30/7 đưa tin Azerbaijan đã cáo buộc Armenia pháo kích vào các vị trí gần khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia. Theo phía Azerbaijan, các vị trí bị pháo kích là các vùng Lachin và Kalbajar phía Tây khu vực Nagorno-Karabakh. Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết quân đội nước này đã bắn trả. Trong khi đó, hãng tin Interfax cho biết Bộ Quốc phòng Armenia đã bác bỏ lời cáo buộc của Azerbaijan.
Trước đó, Armenia hôm 27/7 đã đệ đơn kiện các hành động của Azerbaijan tại các làng Parukh và Khramort ở Nagorny-Karabakh lên Tòa án Nhân quyền châu Âu. Vụ kiện cũng đề cập đến hành động của Các Lực lượng vũ trang Azerbaijan chống lại người dân Nagorny-Karabakh giai đoạn 2021-2022.
Thư ký Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigoryan ngày 3/8 tuyên bố yêu cầu của Azerbaijan về việc tổ chức hoạt động giao thông giữa Armenia và Nagorno-Karabakh bằng một tuyến đường khác thay cho hành lang Lachin là bất hợp pháp.
Phát biểu với báo chí, ông Grigoryan nói: “Điểm 6 trong Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Armenia, Liên bang Nga và Azerbaijan từ năm 2020, xác định các vấn đề liên quan đến việc hình thành và hoạt động của hành lang Lachin nối Nagorno-Karabakh với Armenia, đã nêu rõ, theo thỏa thuận giữa các bên, trong 3 năm tới sẽ quyết định kế hoạch xây dựng một tuyến đường mới qua hành lang Lachin để nối liền Armenia với Nagorno-Karabakh cùng với việc tái triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga để bảo vệ tuyến đường này”.
Ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Zakir Hasanov, thảo luận vấn đề đảm bảo an ninh khu vực và các chủ đề khác mà 2 bên cùng quan tâm. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, trước đó cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận về tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập khu vực này vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước láng giềng mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, song chưa tìm được giải pháp do cả 2 đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp này thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Armenia đề nghị Nga giúp bảo vệ lãnh thổ khi bùng phát giao tranh với Azerbaijan
Thư ký Hội đồng An ninh Armenia, ông Armen Grigoryan, hy vọng Nga sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự đầy đủ cho Armenia trong trường hợp đàm phán xử lý tranh chấp biến giới với Azerbaijan không mang lại kết quả.
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình ngày 16/11, ông Grigoryan cho biết chính quyền Armenia đề nghị Nga giúp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước khả năng bị lực lượng vũ trang của Azerbaijan tấn công. "Do đã xuất hiện một cuộc tấn công nhằm vào chủ quyền lãnh thổ của Armenia, theo Hiệp ước ký năm 1997, chúng tôi đang gửi tới Nga đề nghị trợ giúp bảo vệ thống nhất lãnh thổ của Armenia. Đề nghị bằng văn bản này đang được chuẩn bị", ông Grigoryan chia sẻ.
Thư ký Hội đồng An ninh Armenia cũng hy vọng Nga sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự đầy đủ cho Armenia trong trường hợp đàm phán xử lý tranh chấp biến giới với Azerbaijan không mang lại kết quả.
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương hỗ giữa Nga và Armenia được ký kết vào ngày 29/8/1997, giữa hai Tổng thống lúc đó là Boris Yeltsin và Levon Ter-Petrosian. Hiệp ước có thời hạn hiệu lực ban đầu là 25 năm và sẽ được tự động kéo dài 10 năm một lần nếu như không bên nào bày tỏ ý định hủy thỏa thuận.
Xuất hiện diễn biến leo thang tại khu vực Nagorno-Karabakh và một số điểm trên tuyến biên giới Armenia-Azerbaijan thời gian gần đây. Hai bên đều nói rằng đã xảy ra các vụ đụng độ bạo lực, khiến nhiều người thiệt mạng.
Mới nhất là cuộc đụng độ tại biên giới ngày 16/11, Bộ Quốc phòng Armenia tố cáo Azerbaijan đã tấn công trước. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết đang xảy ra căng thẳng tại biên giới với Armenia, đồng thời thừa nhận Baku đang tổ chức chiến dịch quân sự nhằm đẩy lùi động thái khiêu khích quy mô lớn của đối phương.
Sự phụ thuộc vào khí đốt của EU vào Nga giảm 50% Các nước EU đã đạt được nhiều bước tiến trong việc mua thêm khí đốt từ Na Uy, Algeria và Azerbaijan. Tuy nhiên, nỗ lực đa dạng hóa sẽ không đủ để bù đắp tất cả lượng khí đốt bị thiếu hụt từ Nga. Giảm tiêu thụ khí đốt vẫn là một trụ cột quan trọng trong nỗ lực của EU nhằm loại...