Azerbaijan cảnh báo phản ứng cứng rắn với việc Armenia triển khai quân tới biên giới
Armenia đang “bắn một mũi tên trúng 2 đích” bằng cách di chuyển lực lượng quân sự đến biên giới với Azerbaijan.
Binh sĩ Azerbaijan gác tại trạm kiểm soát Lachin ngày 26/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Armenia đang triển khai thiết bị quân sự, hệ thống pháo binh và nhân sự đến biên giới với Azerbaijan và Baku sẽ đáp trả kiên quyết bất kỳ hành động khiêu khích nào, tờ Vedomosti ngày 1/4 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết.
Một ngày trước đó, các tài khoản trên kênh Telegram ở Armenia đã đăng tải đoạn video về hành động được cho là việc di chuyển lực lượng Armenia đến biên giới gần làng Yeraskh, điều mà Yerevan phủ nhận.
Bộ Quốc phòng Armenia cho biết trong một thông cáo: “Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Azerbaijan rằng lực lượng vũ trang Armenia đang tập trung nhân lực, khí tài và pháo binh gần khu vực biên giới là không liên quan gì đến tình hình thực tế”.
Theo Bộ Quốc phòng Armenia, thông tin và hình ảnh đoàn xe của lực lượng vũ trang nước này tham gia quá trình huấn luyện đã được phổ biến trên một số kênh Telegram, miêu tả rằng đây là hành động quân sự hướng tới biên giới là sai sự thật. Yerevan đánh giá tình hình hiện nay ở biên giới Armenia-Azerbaijan là ổn định và cho rằng không cần thêm biện pháp nào để bảo vệ biên giới.
Nhận định về vấn đề trên, Niyazi Niyazov, Tiến sĩ khoa học lịch sử và chuyên gia người Azerbaijan về an ninh quân sự của các nước Nam Caucasus, cho rằng Armenia đang “bắn một mũi tên trúng 2 đích” bằng cách di chuyển lực lượng quân sự đến biên giới với Azerbaijan.
Một mặt, chính quyền Armenia đang tìm cách thuyết phục công chúng về sự cần thiết phải trả lại các khu định cư từ Azerbaijan bằng cách tạo ra mối lo ngại về việc nối lại các hoạt động quân sự với Baku. Mặt khác, Yerevan đang nỗ lực giành được sự hỗ trợ về quân sự và tài chính từ các nước phương Tây bằng cách lợi dụng mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mới.
Về phần mình, Stanislav Pritchin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Hậu Xô Viết tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS), nhận định căng thẳng ở biên giới Armenia-Azerbaijan thỉnh thoảng xảy ra khi Yerevan tìm cách ngăn cản đạt được thỏa thuận với Baku. Mặc dù chính quyền Armenia đã thể hiện rằng họ sẵn sàng ký kết một hiệp ước hòa bình với Azerbaijan, nhưng trên thực tế, các bên thậm chí còn chưa tiến gần đến triển vọng này.
“Các ngôi làng tranh chấp ở cả hai bên [biên giới] là trở ngại trong vấn đề phân định cắm mốc biên giới. Mặc dù các bên đã tổ chức nhiều cuộc họp để giải quyết vấn đề này nhưng các cuộc đàm phán không đạt được kết quả cụ thể nào. Quá trình phân giới cắm mốc chưa có kết quả cụ thể và thậm chí không có gì đảm bảo rằng nó sẽ bắt đầu trong tương lai gần”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
Thủ tướng Armenia nói Azerbaijan có thể tấn công nếu không có thỏa hiệp
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng Armenia có thể phải đối mặt chiến tranh nếu không thỏa hiệp với Azerbaijan trong việc trả lại một số vùng lãnh thổ thuộc Azerbaijan mà Yerevan đã kiểm soát từ đầu thập niên 1990.
Thủ tướng Pashinyan đưa ra cảnh báo như trên trong cuộc họp hôm 18.3 với người dân của các khu vực biên giới trong vùng Tavush thuộc phía bắc Armenia, gần những ngôi làng bỏ hoang thuộc Azerbaijan mà Yerevan đã kiểm soát kể từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột kéo dài 3 thập niên giữa hai nước trong đầu thập niên 1990.
"Bây giờ chúng ta có thể rời khỏi đây, chúng ta hãy đi và nói với [Azerbaijan] rằng không, chúng tôi sẽ không làm gì cả", Hãng tin TASS dẫn lời ông Pashinyan nói trong một đoạn video về cuộc họp do chính phủ của ông công bố.
Thủ tướng Armenia nói Azerbaijan có thể tấn công nếu không có thỏa hiệp
TASS còn dẫn lời ông Pashinyan cho rằng nếu Armenia từ chối thỏa hiệp với Azerbaijan về vấn đề các làng biên giới, Azerbaijan sẽ bắt đầu chiến tranh vào cuối tuần, theo Reuters.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Azerbaijan đối với phát ngôn trên của Thủ tướng Pashinyan.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh Reuters
Trước đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 17.3 cho hay Azerbaijan "đang trong giai đoạn tích cực của cuộc đàm phán hòa bình với Armenia".
"Lúc này chúng tôi đang tiến gần đến hòa bình hơn bao giờ hết", ông Aliyev cho hay sau khi gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở Baku, theo Reuters. Ông Stoltenberg cho hay ông hoan nghênh động thái hướng tới hòa bình của Azerbaijan và Armenia.
Trong những tuần gần đây, ông Pashinyan đã nhiều lần phát tín hiệu cho thấy ông sẵn sàng trả lại những ngôi làng nói trên cho Azerbaijan.
Azerbaijan nhấn mạnh rằng việc trả lại đất đai của mình là điều kiện tiên quyết cần thiết cho một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 3 thập niên xung đột về vùng Nagorno-Karabakh mà Azerbaijan đã chiếm lại vào tháng 9.2023.
Hai bên cho hay họ muốn ký một hiệp ước hòa bình chính thức, nhưng các cuộc đàm phán đã bị sa lầy vào các vấn đề bao gồm phân định biên giới dài 1.000 km giữa hai nước, vốn đã bị đóng cửa và quân sự hóa nặng nề, theo Reuters.
Israel, Hezbollah đấu súng 3 ngày liền ở biên giới Căng thẳng bạo lực giữa Israel và Hezbollah leo thang với đợt đấu súng xuyên biên giới 3 ngày liên tiếp, gây nhiều thương vong cho cả hai bên. Tính đến ngày 3-12, Lực lượng Phòng vệ Israel đã đấu súng xuyên biên giới với các chiến binh nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon) ngày thứ ba liên tiếp, theo hãng tin Reuters. Cụ...