“Ấy” với Tây cũng không sung sướng như chị em tưởng đâu
Hơn một năm nay, tôi và Alex chưa bao giờ vượt qua ngưỡng tình bạn để “ qua đêm” với nhau.
Tôi quen Alex hơn 1 năm nay, anh là một trong số rất nhiều người bạn nước ngoài mà tôi có. Do tính chất công việc ngoại giao và thói quen tụ tập ở các quán bar nên mối quan hệ của tôi khá rộng nhưng tôi đặc biệt yêu quý Alex vì anh đẹp trai, ga lăng, chu đáo, một người Mỹ theo tôi là hoàn hảo.
Mẫu người như thế này, thật ra tôi mới chỉ gặp một lần, khi đó tôi đang du học ngắn hạn tại Australia, anh bạn cùng lớp với tôi là một việt kiểu, cũng với những phẩm chất quý ông không thể cưỡng lại được, tôi ngay lập tức say nắng và rơi vào vòng tay của người đàn ông đó. Nhưng những ngày du học kết thúc, tôi trở về Việt Nam và tìm mọi cách để quên đi chuyện tình trong mơ ấy bằng cách mở cửa cho những người đàn ông Việt đến với mình, nhưng vài cuộc tình cứ đến và đi không để lại chút dấu ấn nào. Tôi cảm thấy đàn ông Việt thiếu đi sự ân cần mà phụ nữ mong muốn, trong khi đó đàn ông nước ngoài lại chiều chuộng không kể hết. Vậy thì, có lý do gì có thể ngăn cản được tình yêu đây?
Không sung sướng đâu…(Ảnh minh hoạ)
Nhưng hơn một năm nay, tôi và Alex chưa bao giờ vượt qua ngưỡng tình bạn để “qua đêm” với nhau. Tôi là một cô gái thuần Việt, trọng nguyên tắchôn nhân gia đình, nên nếu không xác định cưới thì nhất định không đi quá giới hạn. Rồi đến một ngày nọ anh ấy thổ lộ tình cảm với tôi, tôi sung sướng vô bờ và nhận lời làm bạn gái anh ấy. Alex hiện đang làm giáo viên dạy tiếng Anh tại một trung tâm ở Hà Nội, thu nhập khá ổn định và cũng bày tỏ nguyện vọng ở đây lâu dài.
Với những lợi thế như vậy, tôi nghĩ cuộc tình của chúng tôi sẽ đi đến cuối đường. Alex cũng thế, anh đặt nhiều kì vọng vào mối quan hệ này và bày tỏ nguyện vọng muốn trở lại Mỹ thưa chuyện với bố mẹ, sau đó sẽ đón tôi qua đó chào hỏi rồi mới tính chuyện định cư ở đâu. Tôi thấy cũng hợp lý nên gật đầu.
Video đang HOT
Rồi Alex bảo rằng anh đang đầu tư kinh doanh, mở lớp dạy tiếng Anh riêng với bạn bè nên hơi bí tiền, lại còn phải tính chuyện về Mỹ nên không ngần ngại gì, tôi rút cho anh vay 150 triệu, đấy là số tiền tôi tích cóp và vay mượn bạn bè. Anh nói cảm ơn và sẽ trả lại rất sớm, sau khi anh trở về từ Mỹ, vì gia đình anh ở đó cũng “không đến nỗi nào”.
Rồi anh lên đường về Mỹ, chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên, cho đến một ngày tôi không thể gọi được cho anh, rồi rất nhiều ngày sau tôi cũng không thể liên lạc được, tôi như phát điên dại và tìm đến địa chỉ làm việc cũ của anh thì hay tin anh bị sa thải và đã trở về Mỹ, một số người nói rằng anh sẽ không quay lại Việt Nam đâu, vì nghe bảo ở quê nhà có bạn gái đã đính hôn rồi.
Tôi chết lặng khi biết thông tin đó, cầm dao không biết cầm đằng chuôi để bây giờ bị lừa cả tình lẫn tiền mà không biết phải làm thế nào , chẳng lẽ bay sang Mỹ tìm và đòi nợ, cũng chẳng ai biết địa chỉ ở Mỹ của anh ta chính xác được bao nhiêu % nữa. Thà là 1 anh người Việt thì mình truy ra ngay, nhưng đây thì…Đấy, đừng tưởng cứ người nước ngoài là ngon lành, tôi đã có một bài học để đời như thế, và giờ thì ta về ta tắm ao ta thôi…
Theo Phunutoday
Vợ chồng hiện đại và chuyện san sẻ vai trò trụ cột trong gia đình
Vất vả và trách nhiệm to lớn đi kèm, đó là những khó khăn khiến bất cứ chị em nào cũng phải e dè khi nhắc đến vai trò là người trụ cột gia đình.
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn cho rằng vị trí quan trọng nhất trong nhà phải dành cho người đàn ông. Tuy nhiên, ở cuộc sống hiện tại với rất nhiều thay đổi, quan điểm về người trụ cột trong các gia đình trẻ đã có thêm nhiều nét mới mẻ.
Ở vị trí trụ cột, người vợ phải tự trở nên sắt đá
Đã có một tổ ấm hạnh phúc bên chồng con, Bùi Thị Mây (32 tuổi) từng trải qua cảm giác trở thành người trụ cột gia đình nên phần nào thấu hiểu rằng phụ nữ khi ở vai trò đó sẽ rất vất vả. Mây cho rằng dù người vợ vẫn làm tốt vai trò đó nhưng vị trí trụ cột vẫn nên dành cho các đấng mày râu: "Theo quan điểm của mình, trụ cột không đơn giản chỉ là người kiếm tiền chính mà còn mang lại sự vững tâm cho các thành viên còn lại. Từ xưa tới nay, chúng ta không thể phủ nhận thiên chức của người phụ nữ đó là chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các thành viên trong gia đình. Mình chưa bao giờ muốn phủ nhận vị trí của người đàn ông nhưng đôi khi có những người vợ kiếm được nhiều tiền hơn, vị trí cao hơn chồng nhưng sự uy phong vẫn nhường lại để chồng nắm giữ".
San sẻ trách nhiệm trong gia đình.
Về việc san sẻ các trách nhiệm trong nhà, Mây thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Một gia đình nên có thứ bậc rõ ràng. Người đàn ông nên là người đương đầu với sóng gió vì họ không thể lệ thuộc vào vợ. Ngược lại, nếu vợ phải thay chồng lo kinh tế thì đương nhiên thiên chức của họ sẽ bị xao nhãng, một khi có thể làm tốt được cả hai việc thì có lẽ chồng sẽ trở thành người thừa?",
Nói về những trải nghiệm của bản thân, cô gái 32 tuổi tâm sự: "Đã có lúc mình phải cùng lúc kiêm luôn nhiệm vụ chăm lo gia đình và trở thành trụ cột kinh tế, nhưng chính những khi đó, mình lại tự thấy bản thân phải sắt đá hơn, giống như buộc phải gồng mình lên vậy, và không thể tránh khỏi suy nghĩ về vị trí nhạt nhòa của chồng trong nhà. Chính vì vậy, khi đã vượt qua giai đoạn đó, mình càng nhận rằng vị trí trụ cột luôn nên dành cho đàn ông. Dù rằng thời nay, vợ rất cần chia sẻ với chồng về mọi thứ nhưng hãy chỉ đơn giản là góp phần giúp chồng tự tin hơn thôi, chứ không phải thay thế hoàn toàn vai trò của chồng". Mây cũng thẳng thắn cho biết bản thân mình không thấy thích thú gì khi nhìn vào một gia đình mà người vợ phải lăn lộn kiếm tiền, còn chồng thì ở nhà làm nội trợ.
"Ở nhà mình, tuy vai trò trụ cột của chồng chưa thật sự được phát huy hết nhưng bất cứ lúc nào, mình luôn không ngừng tìm cơ hội để trả lại nhiệm vụ này cho ông xã. Hai cánh tay trái và phải, luôn có một cánh tay mạnh hơn theo cách giải thích của y học. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng cánh tay không thuận kia không quan trọng. Khi làm đúng chức năng của mình thì mọi sự ắt sẽ trở nên êm đẹp", Mây phân tích.
Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu vẫn cần một người đàn ông làm trụ cột
Cùng quan điểm với , qua những kinh nghiệm của bản thân, Thiên Thiên (28 tuổi) cũng cho rằng vị trí trụ cột gia đình vẫn nên dành cho đàn ông, đặc biệt là về mặt tinh thần. "Mình nghĩ rằng đàn ông có thể xử lý mọi việc trong gia đình tốt hơn phụ nữ, người ta vẫn nói rằng &'đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm' là vì thế. Thứ hai, đàn ông thường giỏi kiếm tiền hơn phụ nữ, và khi đã cùng chung sống trong một gia đình, phụ nữ thường thiên về chăm lo cho con cái nhiều hơn, thay vào đó, đàn ông lo việc chính sự. Và dù phụ nữ có mạnh mẽ đến đâu, thì vẫn nên cần một người đàn ông làm trụ cột, trong bất cứ tình huống nào", Thiên Thiên cho hay.
Theo xu hướng chung, Thiên Thiên cũng cho rằng các gia đình hiện đại đã ít nhiều có sự thay đổi về quan điểm trụ cột trong nhà. Tuy nhiên, kể cả khi hai vợ chồng đều được xem là trụ cột thì người chồng vẫn luôn là &'cây cột' vững chắc nhất: "Dù phụ nữ có giỏi đến đâu, thì bản thân mình nghĩ họ cũng không thể toàn diện bằng đàn ông. Ngược lại, phụ nữ cũng không nên quá phụ thuộc vào đàn ông, nhất là về mặt tài chính vì cuộc sống hiện đại đòi hỏi phụ nữ cũng cần xông pha chiến trường như nam giới. Khi cả vợ lẫn chồng đều có công việc ngoài xã hội, thì vấn đề vật chất cũng như tinh thần trong gia đình sẽ ổn định hơn".
Chia sẻ về những trải nghiệm của chính mình, Thiên Thiên cho biết cũng giống như nhiều gia đình trẻ khác, người chồng vẫn là chỗ dựa cho cả nhà, từ vấn đề tài chính đến tinh thần. "Chồng mình luôn là chỗ dựa vững vàng cho hai mẹ con. Tuy nhiên, chồng luôn rất ủng hộ mình theo đuổi sự nghiệp riêng, dù là công việc gì, miễn là bản thân vợ cảm thấy thích. Gia đình mình luôn chia sẻ mọi thứ", bà mẹ một con hạnh phúc bày tỏ.
Vợ chồng không nên để riêng ai nhận phần gánh nặng
Không chung quan điểm với Bùi Mây và Thiên Thiên, Thu Ngọc (28 tuổi) lại có ý kiến tương đối khác biệt về người trụ cột gia đình. Bởi lẽ sau khi kết hôn, tức là hai người đều phải có trách nhiệm san sẻ với nhau mọi thứ. "Đã là vợ chồng thì trách nhiệm lo cho gia đình nên được chia cho cả hai người, có thể người có khả năng hơn sẽ lo nhiều hơn, người còn lại sẽ lo ít hơn nhưng mình vẫn nhấn mạnh là tất cả mọi công việc nên được chia sẻ và bàn bạc. Mình nghĩ rằng đàn ông hay đàn bà đều như nhau, không ai mong muốn sẽ gánh trách nhiệm nặng nề trên vai trong suốt một thời gian dài, cảm giác giống như trở nên cô đơn trong chính ngôi nhà mình vậy", Thu Ngọc tâm sự.
Cô gái 28 tuổi cho rằng xã hội thay đổi, những quan niệm cũ trước kia cũng không còn hoàn toàn đúng, trong đó bao gồm suy nghĩ về người trụ cột gia đình. "Thời xưa, phụ nữ thường gắn liền với những công việc bếp núc, chăm sóc con cái, làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ. Nhưng ngày nay, phụ nữ đã khẳng định được vai trò của mình, giỏi giang không kém nam giới trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, mình nghĩ, vị trí trụ cột gia đình cũng không còn hoàn toàn là sở hữu của đàn ông nữa. Nếu muốn, các chị em cũng có thể quản lý gia đình giỏi giang như bất kỳ ai".
Tuy vậy, Thu Ngọc cũng cho rằng trên thực tế, một gia đình êm ấm, hòa thuận không phụ thuộc vào việc phân định rõ ràng ai là trụ cột. Thay vào đó, mỗi thành viên đều tự giác đóng góp phần trách nhiệm của mình để cùng vươn tới cái đích cuối cùng: tổ ấm đủ đầy, hạnh phúc. "Mình không mấy để tâm đến việc người nào là trụ cột gia đình, người nào trách nhiệm nhiều, trách nhiệm ít. Thay vào đó là để mọi việc diễn ra tự nhiên hết sức có thể. Nhưng mình luôn nghĩ rằng, phụ nữ giỏi giang nhưng không cần lúc nào cũng phải chứng tỏ điều đó. Chẳng phải vô cớ mà trong nhà, dù chồng nhiều tuổi hơn, bằng tuổi hay kém tuổi vợ nhưng người vợ vẫn gọi là anh. Một phần đó là sự tôn trọng, phần còn lại là bởi họ trông đợi được bao bọc, chở che từ chính người trụ cột tinh thần đó", Ngọc phân tích.
Theo Afamily
Bắt quả tang chồng qua đêm với ôsin trả thù vợ sinh con trai Thất vọng vì vợ báo tin mang thai con trai, chồng tôi trút giận bằng cách lên giường với ô sin đáng tuổi mẹ. Hạnh phúc tan vỡ theo cách khó tin. Trước kia tôi từng cười khẩy với câu chuyện trong nam kinh nữ và tin rằng mình sẽ không rơi vào tình trạng đó. Thế nhưng sự đời thật chớ trêu....