Áy náy vì đi xin việc cùng bạn thân mà chỉ có mình tôi trúng tuyển
Được gọi đi làm nhưng lòng tôi lại rối bời.
Ảnh minh họa
Tôi và Hiền là bạn thân từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp chúng tôi cùng bán hàng trong một siêu thị. Trong suốt 2 năm làm việc cùng nhau, tình bạn của chúng tôi càng thân thiết hơn.
Gia đình Hiền ở quê khó khăn lắm, nhiều lần chưa đến ngày lĩnh lương mà người nhà đã hối thúc gửi tiền về trả nợ. Những lúc đó, Hiền lại phải vay mỗi người một ít, đến ngày nhận lương thì trả nợ, cô ấy chỉ còn lại 2 triệu để chi tiêu trong tháng.
Là bạn thân, sống cùng phòng với nhau, thấy bạn khó khăn, tôi không thể đứng ngoài cuộc được. Hàng tháng tôi bảo Hiền đưa cho mình 1,5 triệu để đóng tiền phòng và ăn uống, còn thiếu bao nhiêu tôi sẽ bao hết.
Video đang HOT
Một tháng trước, Hiền bất ngờ muốn nghỉ việc, bởi công việc bán hàng thu nhập không đủ sống, không có tương lai. Cô ấy muốn tìm việc làm ổn định và có lương cao hơn.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, Hiền khoe với tôi là đã nộp hồ sơ vào một công ty và họ cân tuyển 3 vị trí kế toán, Hiên muốn tôi nộp hồ sơ vào cùng đê biết đâu chúng tôi lại được làm việc cùng nhau.
Trước ngày đi phỏng vấn, bạn tôi rất tự tin khoe với bố mẹ ở quê chắc chắn sẽ trúng tuyển. Làm ở đó được lương cao hơn, sau này sẽ có nhiều tiền giúp gia đình.
Ngày hôm qua, phòng nhân sự đã gọi tôi đi làm còn Hiên thì bị loại. Đáng lẽ được nhận vào làm tôi phải thấy vui nhưng nhìn bạn buồn làm tôi áy náy vô cùng.
Tôi đã gọi điện hỏi phòng nhân sự, tại sao Hiền lại bị từ chối. Bên đó trả lời là chỉ còn lại một suất, họ đã có một cuộc họp để cân nhắc nên chọn tôi hay Hiền. Cuối cùng họ đã chọn tôi, vì vậy rất mong tôi sớm quyết định ngày bắt đầu đi làm.
Công việc này là do Hiền tìm được, thế mà người trúng tuyển lại là tôi. Nếu tôi nhận công việc đó thì tình bạn của chúng tôi sẽ khó bảo toàn. Theo mọi người, tôi có nên nhường lại vị trí việc làm đó cho Hiền không?
Hậu họp lớp!
Họp lớp cũ, càng cũ càng quý. Đâu dễ gì có thể gặp lại nhau sau bao nhiêu năm rời khỏi ghế nhà trường.
Rồi hàng loạt ký ức ùa về khiến tất cả đều vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng cũng có nhiều chuyện "tế nhị" đằng sau các buổi họp lớp biết bao kỷ niệm, nhất là chuyện yêu đương tuổi học trò vô tình hay cố ý được xới lên...
Sau... 20 năm, lớp 12C1 của chúng tôi lần đầu mới có dịp gặp gỡ nhau đông đủ đến vậy. Thực ra từng nhóm bạn thân nhỏ lẽ cũng có dịp hội ngộ khi cùng học đại học, hoặc cùng "chí hướng" làm ăn, kể cả nhóm "bà tám" cũng được các bạn nữ thường xuyên rủ rê cà phê cà pháo hay ngao du đó đây.
Nhưng để có được buổi gặp đông đủ như lần này là nhờ 3 "cầu nối": cô giáo chủ nhiệm về hưu, lớp trưởng Việt kiều về nước và một nữ "đại gia" xung phong đứng ra lo toan mọi thứ cho buổi họp lớp tưng bừng hôm ấy.
Minh họa từ internet
Tiếng cười giòn tan như pháo nổ cứ lần lượt vang lên khắp căn phòng lớn của nhà hàng. N. nữ đại gia, chủ nhà hàng, còn cho chiếu hình ảnh vui nhộn của lớp cũ trên sân khấu. So với 20 năm trước trẻ trung, hồn nhiên giờ ai cũng tóc hoa râm. Có bạn khác xưa đến mức... nhìn không ra vì râu tóc xồm xoàm. Hoa khôi lớp 12C1 năm nào (mà hình như lúc đó cũng "ăn đứt" nhiều hoa khôi lớp khác) giờ phát tướng tròn xoe...
Nhiều câu chuyện "đời xưa" kể lại đến cô chủ nhiệm cũng bất ngờ: Chính lớp trưởng là người cột đuôi áo dài cô chủ nhiệm, giờ mới thú tội. Đầu têu chuyện "cúp cua" gần cả lớp trốn đi chơi lại là... bà chủ nhà hàng to đùng ngày nay...
Như mối tình đầy sóng gió của lớp trưởng và hoa khôi thì ai cũng rõ nhưng sau khi tốt nghiệp, ít bạn biết về đoạn kết của họ: Nàng, con nhà nghèo, nghe lời cha mẹ dứt bỏ chàng lớp trưởng cũng nhà nghèo để rồi sau đó lên xe bông với chồng đại gia, giờ đã 3 con. Chàng, thất tình nhưng lao đầu vào học, tìm suất đi Tây quyết đổi đời và giờ trở thành Việt kiều cũng vợ con yên ấm. Họ gặp lại nhau, vẫn vui vẻ kể lại chuyện xưa như mọi thứ đã là quá khứ, nhưng trong đôi mắt của cả hai vẫn còn vương vấn, e dè khi nhìn nhau.
Lớp tôi rất tự hào về "thành tích" có 3 cặp đôi trong lớp yêu nhau bền bỉ từ phổ thông lên đại học rồi cưới luôn. Trong đó có vợ chồng tôi. Nhưng ngày họp lớp, tôi chỉ 1 mình. Chồng của T, nữ "đại gia", thi sĩ đẹp trai ngày nào, cũng vắng mặt. Đâu phải ai cũng thấu hiếu hoàn cảnh của nhau nên trước các câu hỏi: "Ủa thằng P đâu bà "đại gia"?; "Nhỏ H. ở nhà trông con hả?... tôi và T chỉ ừ à cho qua.
Vợ chồng tôi và vợ chồng T. chơi thân với nhau từ thời phổ thông nên chuyện riêng tư dễ biết: Chồng T. sau khi trở thành doanh nghiệp bỗng đổ đốn, rượu chè, trai gái... Cả 2 đã ly thân, con cái ở với T. Còn vợ tôi? Trước khi tôi đi dự họp lớp, cô ấy đã căn dặn: "Anh đừng nói chuyện nhà mình ra nha. Bạn bè có hỏi, cứ nói em bận, vậy thôi". Vợ tôi bận thật. Cô ấy lo thủ tục đi nước ngoài diện đoàn tụ gia đình nhưng không có tôi! Đã cãi nhau nhiều về vụ đi, ở nên giờ vợ tôi quyết ra đi 1 mình, từ từ sẽ thuyết phục kẻ cứng đầu là tôi.
Gần tàn tiệc, lớp trưởng Việt kiều bỗng tâm sự với tôi: "Tao tính đưa vợ con về Việt Nam sống luôn. Định mở mang làm ăn trong nước, dù sao "ao nhà" vẫn hơn mày ạ. Tạm thời vợ chồng tao về trước, con cái cho học hành yên ổn bên đó cái đã. Nghe nói mày rành kinh doanh ở Việt Nam, nhớ giúp tao nha".
Chuyện cũ của lớp cũ nói hoài không hết. Nhưng chuyện mới của "lớp mới" cũng bắt đầu mở ra với bao hỷ nộ ái ố chưa biết sẽ ra sao ngày sau...
Xúc động trước bài tập cuối cùng cô giáo chủ nhiệm gửi đến học trò trong buổi chia tay Bài tập đặc biệt này chứa đựng lời yêu thương, chúc phúc và lời dặn dò của giáo viên dành cho học trò trong tương lai. Những năm tháng cấp 3 tưởng dài nhưng thoắt cái đã trôi qua nhanh như một cơn gió, rồi cũng sẽ đến ngày chúng ta đối mặt với những kỳ thi căng thẳng, với việc chọn ngành,...