Axios: Mỹ thảo luận các phương án tấ.n côn.g cơ sở hạt nhân của Iran
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã đề xuất với Tổng thống Joe Biden về các phương án cho cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng của Mỹ vào cơ sở hạt nhân của Iran.
Tổng thống Biden trao đổi với cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan trong một cuộc họp bàn tròn hồi tháng 10/2023. Ảnh: Getty Images
Trang tin Axios dẫn ba nguồn tin thân cận về vấn đề này cho biết: “Trong một cuộc họp cách đây vài tuần và vẫn được giữ bí mật cho đến tận bây giờ, Cố vấn an ninh quốc gia Sullivan đã trình bày với Tổng thống Biden các phương án về một cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân Iran, nếu Tehran tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân trước ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 tới”.
Các nguồn tin nói thêm rằng một số cố vấn của ông Biden – bao gồm cả ông Sullivan – tin rằng tình hình hiện tại ở Trung Đông, với chương trình hạt nhân của Iran và sự suy yếu của các đồng minh của nước này trong cuộc chiến chống lại Israel, mang đến cho Mỹ một lý do chính đáng để tấ.n côn.g ngay lúc này khi họ vẫn còn lợi thế.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với Axios rằng ông Sullivan chỉ đưa ra ý tưởng chứ không phải là một kế hoạch chiến lược thực sự.
Theo các nguồn tin, cuộc họp đã diễn ra cách đây một tháng, nhưng trong khi Tổng thống Biden và đội ngũ của ông thảo luận về nhiều lựa chọn và kịch bản, vẫn không có quyết định nào được đưa ra.
Một quan chức Mỹ giải thích cuộc họp không phải được tổ chức do có thông tin tình báo mới, và cũng không nhằm để ông Biden quyết định “đồng ý hay không đồng ý”. Thay vào đó, đây là một phần của cuộc thảo luận về việc lên kế hoạch cho kịch bản thận trọng liên quan đến cách thức Mỹ phản ứng, nếu Iran thực hiện các bước như làm giàu urani với độ tinh khiết tới 90% trước ngày 20/1.
Kể từ đó, không có thêm cuộc thảo luận nào về khả năng Mỹ có hành động quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran.
Hồi tháng 10/2024, Tổng thống Biden tuyên bố ông không ủng hộ cuộc tấ.n côn.g trả đũa của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng đã nỗ lực xây dựng sự đồng thuận rộng rãi trên toàn thế giới về phản ứng trước việc Iran phóng hơn một trăm tên lửa đạn đạo vào Israel.
“Iran đã đi quá xa. Sẽ có một số lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Iran”, ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có ủng hộ cuộc tấ.n côn.g của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, ông Biden trả lời: “Không”.
Về phần mình, Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán về chương trình hạt nhân với phương Tây trong bối cảnh có lo ngại về việc Tehran ngày càng đẩy mạnh hoạt động làm giàu urani.
Video đang HOT
Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tasnim hôm 2/1, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho biết Iran không phản đối các cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân nhưng không muốn chúng trở thành một nỗ lực vô ích.
Ông Araghchi khẳng định chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn vì mục đích hòa bình và Tehran sẵn sàng giải quyết bất kỳ mối quan ngại nào từ các quốc gia khác mà không áp đặt giới hạn lên bản thân, miễn là các hành động của họ nằm trong khuôn khổ phát triển một cách hòa bình.
“Chúng tôi hoạt động trong phạm vi đó. Những ai có mối quan ngại hãy đến để chúng ta có thể thảo luận và đàm phán nhằm giải quyết những lo lắng của họ”, ông tuyên bố.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Iran cũng cảnh báo chiến thuật sử dụng các biện pháp trừng phạt sẽ không hiệu quả đối với Iran, đặc biệt đề cập đến chính sách “áp lực tối đa” mà Mỹ áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống đắc cử Trump.
“Càng áp đặt trừng phạt và gây áp lực lên Iran, Tehran sẽ càng thể hiện sự kháng cự”, ông Araghchi cảnh báo. Ông kêu gọi các quốc gia phương Tây đối xử với đất nước ông bằng sự tôn trọng. “Nếu họ chọn con đường đàm phán công bằng, chính đáng và tôn trọng, chúng tôi cũng sẽ nói chuyện bằng ngôn ngữ đó”, ông nói thêm.
Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông cho rằng Mỹ và các đồng minh chỉ hiểu ngôn ngữ của sức mạnh. Ông tin rằng năng lực tên lửa của Iran là lý do khiến phương Tây muốn đàm phán thay vì sử dụng vũ lực.
“Tôi đã nhiều lần nói và tin tưởng rằng nếu không có năng lực tên lửa của chúng tôi, sẽ không ai đàm phán với chúng tôi. Nếu họ có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của chúng tôi bằng một cuộc tấ.n côn.g quân sự, tại sao họ lại phải ngồi xuống đàm phán với chúng tôi trong hơn 2 năm? Lý do là họ không có khả năng loại bỏ các cơ sở của chúng tôi bằng vũ lực quân sự”, ông nhấn mạnh.
Hoạt động làm giàu urani của Iran từ lâu đã bị phương Tây nghi ngờ là một nỗ lực bí mật để phát triển vũ khí hạt nhân, điều mà Tehran đã nhiều lần phủ nhận.
Năm 2015, Iran đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới, được gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), giới hạn chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc giảm bớt một phần các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, vào năm 2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận này dưới thời ông Trump. Kể từ đó, Iran đã tăng cường khả năng làm giàu urani, trong khi các nỗ lực khôi phục thỏa thuận vẫn chưa thành công.
Tháng trước, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho biết Iran đang “tăng tốc một cách đáng kể” việc làm giàu urani lên đến mức tinh khiết 60%, gọi đây là diễn biến “rất đáng lo ngại”.
Lý do khiến Tổng thống đắc cử Trump phấn khích với thỏa thuận AUKUS
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Viện Lowy của Australia, được công bố ngày 17/12, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Sullivan bày tỏ tin tưởng rằng AUKUS sẽ tiếp tục được duy trì dưới chính quyền ông Trump.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: Kyodo/TXTVN
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định, thỏa thuận AUKUS về hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Australia không chỉ mang lại lợi ích chiến lược quan trọng mà còn hiện thực hóa chính sách "chia sẻ gánh nặng" mà Tổng thống đắc cử Donald Trump thường nhấn mạnh.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Viện Lowy của Australia, được công bố ngày 17/12, ông Sullivan bày tỏ tin tưởng rằng AUKUS sẽ tiếp tục được duy trì dưới chính quyền ông Trump, vì thỏa thuận này không chỉ tăng cường năng lực răn đe của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà còn có sự đóng góp quan trọng từ nền công nghiệp quốc phòng của Australia.
Được ký kết vào năm 2021, AUKUS là dự án quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Australia, trị giá 368 tỷ AUD (tương đương 245 tỷ USD) tính đến năm 2055.
Theo thỏa thuận, Australia sẽ mua một số tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia từ Mỹ, đồng thời phát triển một dòng tàu ngầm hạt nhân mới với sự hợp tác của Anh.
Cố vấn Sullivan nhấn mạnh: "Mỹ đang được hưởng lợi từ việc chia sẻ gánh nặng - chính xác là điều mà ông Trump luôn đề cao".
Ông cũng cho biết, sự đầu tư trị giá 3 tỷ USD của Australia vào các nhà máy đóng tàu tại Mỹ sẽ không chỉ giúp tăng cường năng lực đóng tàu của Washington mà còn đảm bảo tiến độ bàn giao tàu ngầm lớp Virginia cho Australia trong thập kỷ tới.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động quân sự và yêu sách trên Biển Đông, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng trang bị vũ khí thông thường của Australia sẽ là công cụ quan trọng giúp củng cố khả năng răn đe của Mỹ tại khu vực.
Ông Sullivan giải thích thêm: "Australia không chỉ mua tàu ngầm mà còn trực tiếp đầu tư vào chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng của Mỹ, qua đó đẩy nhanh khả năng triển khai tàu ngầm lớp Virginia trước mắt, và sau đó là tàu ngầm AUKUS trong dài hạn".
Tàu ngầm USS Asheville của Mỹ ở ngoài khơi Perth (Australia) ngày 15/3. Ảnh: Business Insider
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Australia ngày 16/12 vừa có cuộc họp với các đối tác Anh tại London để thảo luận tiến trình của AUKUS.
Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Anh có chính phủ mới và trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống Trump vào tháng 1/2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cho biết, cuộc thảo luận tập trung vào việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là trước những thách thức từ Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải và tăng cường khả năng răn đe chung.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cũng tiết lộ, Australia đang đẩy nhanh việc đưa các doanh nghiệp quốc phòng nội địa tham gia chuỗi cung ứng sản xuất tàu ngầm tại Anh. Điều này không chỉ tăng cường năng lực sản xuất mà còn tạo động lực cho nền công nghiệp quốc phòng của Australia.
Mặc dù AUKUS là một dự án đầy tham vọng, việc tiếp tục triển khai hiệu quả sẽ phụ thuộc vào sự đồng thuận chính trị và cam kết dài hạn giữa ba quốc gia.
Với Tổng thống Trump sắp nhậm chức, giới phân tích kỳ vọng rằng tầm nhìn "chia sẻ gánh nặng" của ông sẽ là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự bền vững của thỏa thuận.
Với những lợi ích kinh tế, chiến lược và công nghệ mà AUKUS mang lại, thỏa thuận này không chỉ là một dự án quốc phòng mà còn là minh chứng cho sự gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ, Anh và Australia trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp.
Mỹ lo ngại Israel né.m bo.m các cơ sở hạt nhân Iran, nhưng liệu Tel Aviv có thể? Trong 22 năm qua, lực lượng Israel đã lên kế hoạch cho thời điểm này. Nhưng có vẻ như họ sẽ không tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân của Iran trong đợt trả đũa tiếp theo, hoặc họ sẽ không thành công nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ. Máy bay F-15 của Israel bay qua miền nam nước này vào...