Axie Infinity có phải game đa cấp?
Tựa game đến từ Việt Nam đang trở thành tâm điểm tranh luận của người chơi khi bị cho là có yếu tố đa cấp hoặc theo kịch bản Ponzi, tức lấy tiền người sau trả cho người trước.
Đa cấp là một từ khóa khá nhạy cảm với người Việt. Sự nở rộ các mô hình kinh doanh đa cấp thời gian qua khiến người ta càng thận trọng hơn với Axie Infinity, một game blockchain kiếm tiền của người Việt.
Lý do là phương thức kiếm tiền của Axie Infinity dựa vào việc người chơi vào sau mua lại thú cưng của người vào trước theo một tỷ giá do thị trường quy định, cộng thêm khoản phí giao dịch mạng lưới. Nhà phát triển của game sẽ nhận được hoa hồng 4,25% dựa trên mỗi giao dịch như vậy.
Phương thức này bị cho là lừa đảo, đa cấp, sẽ sụp đổ khi không còn người vào sau để nuôi người vào trước. Vậy vấn đề ở đây là gì?
Đầu tư vào Axie Infinity rất đắt đỏ
Các ý kiến tập trung vào việc đầu tư vào Axie Infinity ở thời điểm này là rất đắt đỏ, hiện đã lên tới 2.000 USD để cho rằng trò chơi này là đa cấp.
Vấn đề ở đây nằm ở chỗ, Axie Infinity là game blockchain được xây dựng dựa trên mạng lưới Ethereum. Để dễ hình dung, trò chơi này giống như chiếc ô tô chạy trên đường quốc lộ Ethereum.
Tuy nhiên, đường quốc lộ Ethereum lại nổi tiếng với mức phí đắt đỏ (gọi là phí gas). Cộng thêm giá trị của đồng Ethereum đã tăng gấp 5 lần so với hồi cuối năm 2019, mua thú cưng trong Axie Infinity hiện giờ là rất đắt.
Đầu tư vào Axie Infinity lúc này là rất đắt đỏ, do giá trị của đồng Ethereum đang tăng trở lại.
Nếu bắt đầu chơi Axie Infinity từ cuối năm 2020, người chơi có thể chỉ mất 6 – 9 USD cho mỗi thú cưng, cộng thêm một khoản phí 3 – 4 USD cho mỗi giao dịch. Khoản phí này là không đắt nếu so với việc bỏ tiền mua game hoặc trả phí chơi game online hàng tháng.
Điều quan trọng hơn, nhà phát triển của Axie Infinity không thao túng được giá trị của đồng Ethereum (vốn hóa cao thứ hai thị trường tiền ảo), nên quyết định hoàn toàn nằm ở người chơi nên vào lúc Ethereum giá thấp và thoát ra lúc giá cao.
Axie Infinity là game đa cấp?
“Theo mình thấy nó là một hình thức đa cấp biến tướng theo thời đại số công nghệ 4.0, bởi ai chơi cũng có tiền thì tiền đâu ra để trả cho người chơi? Game mà không còn ai chơi nữa hoặc người chơi giảm số lượng thì sao? Bạn nào vào sau liệu có rút chân ra kịp?”, bạn Nguyễn Bảo Linh đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Các ý kiến khác cũng cho rằng Axie Infinity không tạo ra của cải cho xã hội mà chỉ là chuyển tiền từ người này sang người kia, vì thế được coi là đa cấp.
Đa cấp là một hình thức kinh doanh mà người ở dưới trả tiền cho đại lý ở trên để đổi lấy hàng hóa. Càng ở trên cao, đại lý càng được hưởng lợi mà không phải làm gì nhờ được nhận hoa hồng và tiền thưởng của hệ thống.
Tóm lại, đa cấp là khi người ta không phải làm gì vẫn có tiền. Điều này có đúng với Axie Infinity?
Gameplay của Axie Infinity là phải chơi (và thắng) mới có phần thưởng chứ không phải mua đi bán lại kiếm lời.
Theo cơ chế gameplay, tất cả mọi người chơi đều phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau mỗi ngày để chăm sóc và tiến hóa thú cưng. Người chơi sau khi đã bán thú cưng của mình cho người khác vẫn phải tiếp tục chơi như bình thường. Nếu không chơi, thú cưng còn lại của họ sẽ không thể tự sinh sản và yếu dần theo thời gian.
Vậy người mới bắt đầu chơi, sau khi đã mua thú cưng có thể giàu lên nhờ mua đi bán lại cho người khác hòng kiếm lời như lan đột biến? Điều này là không thể. Họ sẽ vẫn phải tiếp tục cày cuốc, chăm sóc, phối giống để tạo ra các thế hệ thú cưng mới mạnh mẽ hơn.
Như vậy điều này là hoàn toàn trái ngược với đa cấp khi hàng hóa (tức các thú cưng) được tạo ra, tiếp tục sinh sôi và được sử dụng trong trò chơi. Người bán đi thú cưng không được hưởng lợi gì sau lần giao dịch đầu tiên.
Tương tự với kịch bản Ponzi. Người chơi không hề được hứa hẹn trả lãi khủng khi tham gia và người vào sau cũng không được đảm bảo sẽ được trả lãi, do đó không thể coi Axie Infinity là mô hình Ponzi.
Axie Infinity là gì?
Bỏ qua yếu tố chơi game kiếm tiền, Axie Infinity là một game nhập vai chiến đấu theo lượt thuần túy. Người chơi sẽ phải cày cuốc gia tăng sức mạnh cho nhân vật và thi đấu với người chơi khác để giành phần thưởng in-game.
Khi người chơi mới không tham gia nữa, liệu trò chơi có sụp đổ? Điều này phụ thuộc vào độ hấp dẫn của trò chơi chứ không phải việc nó có kiếm ra tiền hay không, tương tự như hàng chục năm qua vẫn có người bỏ tiền thật vào các game rất cổ như Võ Lâm Truyền Kỳ, Con Đường Tơ Lụa, Thế Giới Hoàn Mỹ hay World of Warcraft. Thứ họ thu lại được là sự giải trí sau những giờ phút làm việc căng thẳng.
Việc buôn bán vật phẩm ảo trong game online bằng tiền thật đã có từ rất lâu.
Và ngay cả với những game thuần túy nói trên, người chơi vẫn có thể vừa kiếm được tiền vừa giải trí. Khác biệt có chăng ở đây là, một game kiếm tiền dựa trên trào lưu tiền số, NFT đang lên còn một bên kiếm tiền dựa vào sự thừa nhận giá trị vật phẩm ảo của cộng đồng game đó.
Vì thế, nếu coi Axie Infinity là game đa cấp thì gần như mọi game online hiện nay đều là đa cấp, khi người chơi bỏ tiền nạp thẻ chắc chắn sẽ mất sạch tiền nếu không còn ai chơi nữa.
Những game blockchain kiếm tiền hot nhất hiện nay
Axie Infinity của Việt Nam cùng nhiều tựa game blockchain khác đang thu hút đông đảo người chơi, nhờ mô hình chơi game kiếm ra tiền (play to earn).
Cơn sốt game blockchain đang có dấu hiệu bùng lên mạnh mẽ cùng với sự bật tăng trở lại của thị trường tiền ảo. Game blockchain được hiểu là các game xây dựng trên chuỗi khối, nơi người chơi tự tạo vật phẩm ảo độc nhất (NFT) và bán cho nhau để kiếm lời.
Các dạng game blockchain như vậy vì thế còn được gọi là game kiếm ra tiền (play to earn). Người chơi sẽ cày cuốc trong game để bán vật phẩm ảo lấy tiền ảo, từ đó bán tiền ảo trên các sàn tiền số rồi đổi lấy tiền thật.
Dưới đây là các dự án game blockchain đáng chú ý với một lộ trình phát triển rõ ràng nhất hiện nay:
Axie Infinity
Axie Infinity là game do studio Việt Nam Sky Mavis phát triển. Trò chơi này đã ra mắt từ đầu năm 2018 và bắt đầu tạo được cộng đồng ổn định từ cuối năm 2020 sau một thời gian dài thử nghiệm các tính năng mới.
Chỉ là những con thú dễ thương chiến đấu với nhau, Axie Infinity lại đang thu hút cả triệu người chơi trên toàn cầu.
Từ đầu năm 2021, cùng với cơn sốt tiền số bùng nổ, Axie Infinity liên tục thu hút được sự quan tâm ở khu vực châu Á, mà đỉnh điểm là vào tháng 7. Cơn sốt nuôi thú ảo Axie gia tăng chóng mặt khiến đồng tiền ảo của trò chơi này Axie Infinity Shards (AXS) tăng giá trị 300% trong vài ngày và lập đỉnh 52 USD vào hôm 27/7.
Hiện Axie Infinity có khoảng 600.000 người chơi mỗi ngày (DAU) và khoảng 1 triệu người chơi mỗi tháng (MAU). Đồng AXS hiện giữ giá trị 42 USD với vốn hóa khoảng 2,6 tỷ USD.
Tương lai, đội ngũ phát triển Axie Infinity dự định sẽ mở các giải đấu, thu hút các streamer và xây dựng một cộng đồng eSports trong một lộ trình kéo dài 5 năm nữa.
Decentraland
Trước khi Axie Infinity tạo ra cơn sốt, Decentraland mới là cái tên thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền số. Trò chơi này tạo ra một thế giới ảo 3D nơi người chơi sẽ sống trong một xã hội thu nhỏ khá thú vị.
Ở đó, game thủ có thể mua đất, vào sòng bạc, đi nghe nhạc, dự hội thảo, mua sắm... bằng đồng tiền ảo có tên gọi Mana. Decentraland cũng chính là trò chơi lập kỷ lục bán một mảnh đất ảo với giá hơn 900.000 USD.
Người chơi Decentraland tạo ra mặt trăng ảo để kỷ niệm 52 năm ngày con tàu Apollo 11 đưa người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969.
Sức hấp dẫn của Decentraland khiến hãng game nổi tiếng một thời của Mỹ Atari đã hợp tác để mở thành phố ảo Vegas City trong trò chơi. Hay gần nhất là Coca-Cola tiến hành mở bán các bộ sưu tập ảo trong trò chơi này.
Ở thời điểm mới phát hành năm 2017, đồng tiền ảo Mana từng có giá trị chỉ 0,01 USD. Hiện nay, đồng này có giá 0,7 USD với vốn hóa là 1,2 tỷ USD và thu hút được khoảng 10.000 người chơi mỗi ngày.
The Sandbox
Thử nghiệm vào cuối năm 2020, The Sandbox là dự án blockchain hóa phiên bản mobile ra mắt từ năm 2012.
Với phiên bản mới này, The Sandbox đem đến một thế giới ảo 3D nơi người chơi được thỏa sức xây dựng mọi thứ và buôn bán chúng trên chợ với đồng tiền ảo riêng tên gọi Sand. Hiện đồng này có giá trị 0,6 USD với vốn hóa 452 triệu USD.
Hướng đi của The Sandbox là để người chơi tự xây dựng thế giới riêng giống như Minecraft.
Cũng như tên gọi của nó, The Sandbox hướng đến việc xây dựng một thế giới mở tự do nơi người chơi là những nhà sáng tạo nội dung, tương tự như Minecraft với mỗi thế giới là một kiểu chơi khác nhau.
Vì thế phần quan trọng nhất của dự án này là xây dựng bộ công cụ Game Maker (đã có) để hỗ trợ tạo dựng vô số game trên chính nền tảng 'mẹ' The Sandbox trong tương lai.
Thay vì cày view cho các idol, giờ đây còn có cả "trang trại" cày tiền cho game mobile Treo máy, lập "trang trại" điện thoại để cày game là hình thức không mới. Việc sử dụng rất nhiều các thiết bị "cày view" vốn đã không còn là điều xa lạ gì với cộng đồng ở thời điểm hiện tại. Hầu như những MV mới đều được cộng đồng fan của ca sĩ đó nhiệt tình "cày" bằng rất nhiều các...