‘Avengers: Endgame’ có gì khác so với truyện tranh Marvel?
Avengers: Endgame vay mượn rất nhiều chi tiết nguyên tác truyện tranh, thế nhưng không chuyển thể hoàn toàn những khoảnh khắc trong truyện tranh lên màn ảnh rộng. Nếu nhà làm phim quyết định giữ nguyên những chi tiết trong nguyên tác, hẳn có lẽ Avengers: Endgame sẽ có một cái kết hoàn toàn khác
Chú ý: Bài viết có spoil nội dung phim. Độc giả cân nhắc trước khi xem.
1. Những cư dân bị “bay màu” trong vũ trụ trở lại như thế nào
Avengers: Endgame đã mất đến năm năm để những siêu anh hùng Avengers tìm cách mang những cư dân vũ trụ bị Thanos làm bay màu trở lại, thế nhưng việc này đã chóng vánh hơn rất nhiều trong truyện tranh.
Adam Warlock mang trở lại những cư dân bị biến mất trong vũ trụ mà chẳng tốn mảy may sức lực.
Trong sự kiện Infinity Gauntlet trong truyện tranh, Thanos đã rời bỏ cơ thể hắn để hoà làm một với vũ trụ. Nhân cơ hội này, một Nebula đã nhanh chóng chớp thời cơ cướp chiếc găng tay từ cơ thể vô hồn của Thanos, trở thành chủ nhân mới của sáu Viên đá Vô cực. Do ảnh hưởng bởi sự căm hận Thanos, Nebula trở thành một chủ nhân nguy hiểm của chiếc Găng tay, và chỉ bị ngăn chặn khi Thanos hợp sức cùng những siêu anh hùng khác chống lại cô.
Một trong số những siêu anh hùng này là Adam Warlock (người đã được giới thiệu ở cuối Guardians of the Galaxy Vol. 2), anh ta đã khiến Viên đá Linh hồn bị nhiễu loạn, nhờ đó chiếm được Găng tay Vô cực và khắc phục hậu quả do Thanos gây ra.
2. Iron Man Tony Stark không qua đời sau khi sử dụng Găng tay Vô cực
Khác với quyền năng khổng lồ của những Viên đá Vô cực trên màn ảnh rộng, sáu Viên đá Vô cực trong truyện tranh tuy có ảnh hưởng đến người sử dụng, nhưng cũng không vì vậy mà dẫn đến mất mạng.
Iron Man trong truyện tranh cũng từng xỏ Găng tay Vô cực, nhưng anh không phải hy sinh như trong phim.
Trong truyện tranh, Tony Stark cũng từng xỏ Găng tay Vô cực với đầy đủ sáu Viên đá sau khi chúng bị đánh cắp bởi một tên tội phạm đường phố có biệt danh Hood. Tony sử dụng chiếc Găng tay để mang Hood trở lại nhà tù và cất luôn chiếc Găng ở một nơi bí mật để phòng trừ hậu hoạ.
3. Steve Rogers nhường khiên Captain America cho Sam Wilson là vì lý do hi hữu
Một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất ở cuối phim có lẽ là khi một Steve Rogers già nua, sau nhiều năm sống trong quá khứ với tình yêu của đời mình Peggy Carter đã xuất hiện ở hiện tại để trao lại chiếc khiên của mình cho Falcon Sam Wilson. Thế nhưng việc Steve nhường lại tấm khiên cho Sam trong truyện tranh lại chỉ là một lý do hi hữu.
Video đang HOT
Trong truyện tranh, Steve nhường khiên cho Sam sau khi… không may bị mất đi sức mạnh.
Trong truyện tranh, sau khi bị gã villain Iron Nail trung hoà toàn bộ số huyết thanh siêu chiến binh trong cơ thể, Steve Roger trở nên già nua và nhường lại chiếc khiên của mình cho Sam.
4. Giáo sư Hulk là sự sáp nhập trong tâm lý của Bruce Banner, chứ không phải qua thí nghiệm khoa học
Một trong những chi tiết vốn được dự đoán khi Avengers: Endgame chưa kịp ra mắt, đó là khi Bruce Banner tìm ra cách để cân bằng nhân cách Bruce và Hulk bên trong cơ thể anh, giúp anh có thể kiểm soát sức mạnh con quái vật bên trong anh bấy lâu nay. Theo Bruce, anh đã dành ra 18 tháng trong phòng thí nghiệm gamma để tìm ra cách hợp nhất giữa hai người.
Theo nguyên tác, sự hợp nhất giữa những nhân cách của Hulk xảy ra trong tâm lý anh, chứ không phải trong phòng thí nghiệm.
Theo nguyên tác truyện tranh, Bruce chỉ cần một buổi điều trị tâm lý. Nhờ có sự trợ giúp của người bạn thân Leonard Samson, anh đã kết hợp với cả hai nhân cách Hulk bên trong cơ thể mình để trở thành Giáo sư Hulk – sự kết hợp giữa trí tuệ siêu phàm của Bruce Banner và sức mạnh cơ bắp của Hulk.
5. Iron Man có thể đã chết dưới tay Thanos
Một trong những khoảnh khắc khiến khán giả lo lắng nhất trong Avengers: Endgame có lẽ là khi Thanos (đến từ quá khứ) cầm lấy anh như một thứ đồ chơi để kéo dãn ra. Thế nhưng may mắn cho Iron Man, cây búa Mjolnir của Thor khi này đã hất văng anh đi nơi khác, tránh được một cái chết bi thảm.
Iron Man đã có thể bị Thanos xé xác trong cuộc chiến cuối cùng.
Chi tiết này từng xuất hiện trong bộ truyện Thanos Wins. Ở một tương lai tăm tối khác, Thanos đã giành được chiến thắng trước những siêu anh hùng của Trái Đất. Iron Man là một trong những nạn nhân của gã Titan điên, anh bị hắn xé toạc cơ thể làm đôi không chút do dự.
6. Hawkeye trở thành Ronin không phải do cái chết của vợ con
Quá đau buồn với sự mất mát cả gia đình, Hawkeye Clint Barton trở thành một kẻ tư hành gieo rắc nỗi kinh hoàng trong giới tội phạm trên khắp thế giới. Tạo hình của anh khá sát với nhân dạng Ronin, một biệt danh mà Clint từng đảm nhiệm trong truyện tranh.
Lý do trở thành Ronin của Clint Barton trong truyện tranh là hết sức tình cờ.
Trong truyện tranh, Ronin đời đầu là Maya Lopez bị hạ sát bởi chủng tộc Skrull. Cô đã tiên liệu trước được điều này và gửi cho Daredevil một bức thư cùng với bộ giáp Ronin mới, mong muốn anh trả thù nếu cô qua đời. Khi này, Clint Barton mới được hồi sinh sau hàng loạt biến cố, anh gia nhập nhóm Secret Avengers và trở thành người hùng mới Ronin.
7. Thanos không bao giờ làm biến mất những Viên đá Vô cực
Trong phim, cái búng tay của Thanos đã khiến chiếc Găng tay hỏng phần nào, thế nhưng sau đó hắn đã quyết định khiến những Viên đá Vô cực vỡ vụn hoàn toàn nhằm ngăn chặn kẻ khác đảo ngược lại hành động của hắn.
Còn trong truyện tranh, hắn sẽ không làm vậy, mà trái lại, Thanos còn bị Adam Warlock nắm thóp rằng trong thâm tâm, gã Titan điên biết mình không bao giờ xứng đáng với những quyền năng ấy. Vậy nên, ngay cả khi khiến một nửa số cư dân vũ trụ biến mất bằng quyền năng của sáu Viên đá Vô cực trong truyện tranh, một phần nào đó trong Thanos… cố tình để hắn bị lấy mất chiếc găng tay quyền năng này.
Thanos trong truyện tranh sẽ không bao giờ phá hủy những Viên đá Vô cực.
Mặt khác, người khiến những viên Đá Vô cực vỡ vụn trong truyện tranh lại là… Captain America! Khi hai thế giới sắp đụng độ với nhau, Cap được giao trọng trách đẩy thế giới kia trở lại quỹ đạo của nó, nhưng phản hồi từ thế giới kia đã khiến những viên Đá Vô Cực vỡ vụn.
Avengers: Endgame hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo saostar
Avengers: Endgame Tony Stark và Thanos như hai mặt của một đồng xu
Avengers: Endgame (Avengers: Hồi Kết) đã khép lại một chặng đường dài của các siêu anh hùng Avenger đầu tiên, hãy bàn về Tony Stark và Thanos, hai nhân vật với cá tính và cái tôi giống nhau, nhưng quyết định cuối cùng của họ lại khác biệt.
Tony Stark và Thanos là hai mặt của một đồng xu
Avengers: Endgame (Avengers: Hồi Kết) đã khép lại một chặng đường dài của các siêu anh hùng Avenger đầu tiên và lấy đi nhiều nước mắt của người hâm mộ. Sau màn chuyển giao danh hiệu từ Captain America sang Falcon, hãy bàn về Tony Stark (Robert Downey Jr.) và Thanos (Josh Brolin), hai nhân vật với cá tính và cái tôi giống nhau, nhưng quyết định cuối cùng của họ lại khác biệt.
Trong bộ phim Avengers: Infinity War (Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực), Tony Stark và Thanos đã chính thức đối mặt, chia sẻ một vài khoảnh khắc cho thấy sự tương đồng giữa họ. Chính Thanos đã nói với Tony rằng cả hai đều " bị nguyền rủa vì kiến thức". Khi chuẩn bị ra tay kết liễu Tony, Thanos đã thốt lên " Ta hy vọng rằng bọn chúng sẽ nhớ tới ngươi", đây không phải là một lời chế giễu dành cho một gã đang hấp hối. Trái lại, Thanos dường như rất coi trọng Tony, xem anh như một chiến binh cao quý đang chiến đấu nhầm phe.
Khoảnh khắc này đã nhấn mạnh sự tương đồng kỳ lạ của hai nhân vật, hai nhân vật tưởng chừng như trái ngược hoàn toàn. Ấy thế mà Tony và Thanos luôn có sự kết nối, cả hai đều đại diện cho hai khía cạnh tâm lý của phụ huynh.
Qua 2 phim Avengers, tư tưởng cực đoan của Thanos dần lộ rõ (Ảnh: Forbes)
Đầu tiên, hãy nói về Thanos, một người cha tàn bạo. Hắn ta luôn điều khiển, tra tấn, bắt cóc "các con" của hắn và đầu độc tư tưởng chúng, hoặc thu hút những kẻ điên rồ về phe hắn ta. Tư tưởng của Thanos luôn tràn ngập bạo lực và sự thống trị với một chủ đích thuần tuý. Thanos cố gắng bảo vệ cả vũ trụ, quan sát vận mệnh của sự sống dưới trách nhiệm của một bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hắn ta cũng khinh thường cuộc sống, coi thường những loài thấp kém, không thể hiểu được tầm nhìn vĩ đại của hắn ta. Chính quyền lực đã làm lu mờ trách nhiệm mà Thanos tưởng chừng như chính hắn ta mang trọng trách.
Vì vậy mà Thanos chẳng khác nào một kẻ tâm thần đau khổ, sẵn sàng hi sinh toàn bộ mạng sống cho mục đích "cao cả" kia và tế sống những sinh mạng ngây thơ, thậm chí là cô con gái mà hắn yêu thương nhất.
Qua 1 thập kỷ gắng bó với MCU, tâm lý của Tony Stark đầy biến động (Ảnh: MovieWeb)
Trái lại, Tony là một người cha đầy lòng trắc ẩn, nhận ra sai lầm tày đình từ việc buôn bán vũ khí, gián tiếp hạ sát hàng loạt những người vô tội. Tony chưa bao giờ quên đi quá khứ tội lỗi, hành động của anh trong những bộ phim sau này dần trở nên cực đoan trong việc bảo vệ nhân loại, tội lỗi đã đưa anh đến những cơn ác mộng đau đớn. Tony muốn bảo vệ thế giới bằng loạt giáp của anh, sẵn sàng từ bỏ sự tự do để đổi lấy an ninh. Đây là hình ảnh đối lập trực tiếp với cách mà thế giới phản ứng với những mối đe doạ khủng bố, một khuyết điểm chết người trong chủ đích tốt đẹp của Tony.
Một vị phụ huynh thái quá thì lại ít tốt hơn một phụ huynh bất cẩn và Tony luôn chật vật trong việc cân bằng, ưu tiên sự an toàn hơn tự do. Nỗi ám ảnh về việc tự mình chịu trách nhiệm mọi thứ đã dẫn tới bùng nổ trong Civil War (Nội Chiến Siêu Anh Hùng), khiến Tony mâu thuẫn với Captain America, chia rẽ cả nhóm ngay trước thềm cuộc chiến với Thanos. Cũng sau sự kiện này mà Tony trở nên bớt ám ảnh hơn, rút ra bài học từ những cuộc phiêu lưu trước.
Trong Iron Man 3 (Người Sắt 3), chúng ta chứng kiến sự điên cuồng của Tony lên đến đỉnh điểm khi anh ấy xây dựng một binh đoàn Iron Man, nhưng chủ đích của anh vẫn là để bảo vệ thế giới. Đến với Spider-Man: Homecoming (Người Nhện: Trở Về Nhà), Tony đã tiến bộ hơn hẳn. Anh có thể bảo vệ Peter Parker mà không làm cậu nhóc bị thương, trang bị cho cậu nhiều chế độ sát thương cao nhưng Parker chỉ sử dụng được sau khi trải qua các bước huấn luyện cần thiết.
Và đến với Avengers: Endgame, Tony chấp nhận vai trò của đấng cứu thế, sẵn sàng hi sinh chính bản thân vì hàng loạt sinh mạng khác, đặc biệt dành cho cô con gái đáng yêu. Giây phút Doctor Strange đưa 1 ngón tay ám chỉ kết quả duy nhất, Tony đã đón nhận phần hồi kết dành cho anh.
Khoảnh khắc khiến người hâm mộ vỡ oà (Ảnh: Tenor)
Điểm chung giữa Tony và Thanos là cả hai đều ám ảnh việc bảo vệ người khác, cải thiện điều kiện xung quanh họ. Tuy nhiên, nếu Tony luôn tự trách từng lỗi lầm của chính anh thì Thanos lại xem hắn ta chính là vị cứu tinh không thể sai lầm. Trong khi Tony hoàn toàn có thể tự tin với bản thân anh, một con người bình thường tạo ra bộ giáp Iron Man bằng công nghệ nano, phát triển cảm xúc cho A.I., phát minh thiết bị du hành thời gian và chế tác găng tay vô cực. Trong bối cảnh của vũ trụ Marvel, nhiêu đó vẫn chưa đủ ấn tượng sao?
Cái tôi chính là điểm tương phản giữa hai nhân vật. Trong khi Tony sẵn sàng hi sinh cho điều cao cả hơn, chuộc lại lỗi lầm từ quá khứ thì Thanos vẫn cứng đầu cho đến phút cuối, tự tin vào hành động của hắn ta, cho rằng sự diệt chủng chính là yếu tố then chốt của cứu rỗi. Thanos chẳng cần phải chết cho điều hắn đã gây ra, thậm chí còn chuẩn bị cả một hành tinh để nghỉ hưu sau khi hoàn tất công việc. Nhưng gánh nặng của trách nhiệm, phát xuất từ trí tuệ - điểm chung của hai nhân vật, đã chôn vùi tâm trí Thanos, khiến hắn trở nên lạc lối.
Khi Thanos tin rằng hắn ta chính là thần thánh vượt trên mọi loài, là điều nhất thiết phải xảy ra thì Tony - một người đàn ông, chỉ tóm gọn bằng một câu:
" I am Iron Man!"
Theo moveek.com
'Avengers: Endgame' có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của 'Doctor Strange 2'? Bộ phim thứ 22 của Marvel - Avengers: Endgame liệu đã kết nối với phần phim tiếp theo của Doctor Strange 2 như thế nào? * Bài viết tiết lộ nội dung Avengers: Endgame, cân nhắc trước khi đọc Năm 2016, bộ phim Doctor Strange đầu tiên đã giới thiệu cho người xem về Masters of the Mystic Arts - một nhóm phù...