Australia yêu cầu Trung Quốc làm rõ lệnh cấm nhập khẩu than
Chính phủ Australia đang yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc cấm nhập khẩu than của nước này trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Canberra và Bắc Kinh ngày càng leo thang.
Chính phủ Australia đang yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc cấm nhập khẩu than của nước này. Ảnh” Bloomberg
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết bắt đầu từ ngày 12/10, các nhà máy điện và nhà máy thép của Trung Quốc đã được yêu cầu ngừng sử dụng than Australia ngay lập tức. Một số người dân cho biết các cảng ở Trung Quốc cũng đã được thông báo không cho tàu chở than của Australia dỡ hàng xuống. Hiện không rõ lệnh cấm nhập khẩu mới nhất này khi nào mới kết thúc và có ảnh hưởng ra sao đến các hợp đồng dài hạn vẫn đang còn hiệu lực giữa hai bên.
“Chúng tôi đang liên lạc với chính quyền Trung Quốc liên quan tới nghi vấn này để yêu cầu phía Bắc Kinh làm rõ vụ việc. Chúng tôi tiếp nhận thông tin này một cách hoàn toàn nghiêm túc nhằm đảm bảo Trung Quốc tôn trọng các điều khoản trong hiệp định thương mại tự do giữa hai quốc gia và các nghĩa vụ của Bắc Kinh với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết hôm 13/10.
Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ than hàng đầu của Australia, chiếm gần 1/4 sản lượng xuất khẩu, theo Bộ Công nghiệp của nước này. Theo báo cáo tháng trước, doanh thu xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép được ước tính đã giảm từ 35 tỉ AUD vào năm trước xuống còn 23 tỉ AUD trong năm nay, tính đến ngày 30/6, do giá thấp hơn và nhu cầu giảm đi.
Trung Quốc cũng là khách hàng lớn thứ 2 trong ngành xuất khẩu than nhiệt của Australia, chỉ sau Nhật Bản. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tại thị trường đã giảm xuống từ 20 tỉ AUD xuống 15 tỉ AUD trong năm tài chính 2019.
Video đang HOT
Than nhiệt là một trong số ít tài nguyên mà Trung Quốc chủ yếu tự cung tự cấp. Trung Quốc cũng sản xuất ít than luyện kim hơn và các gã khổng lồ sản xuất thép của nước này vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở nước ngoài như Australia, vốn chiếm hơn một nửa sản lượng nhập khẩu.
“Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào than chất lượng cao để phục vụ ngành công nghiệp thép của mình, nhằm tối đa hóa hiệu quả và giảm lượng khí thải. Trong khi đó, Australia là nhà cung cấp than luyện kim chất lượng cao, đáng tin cậy và chi phí thấp nhất hiện có. Cả hai bên đều dựa vào nhau là chính, vì vậy tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng nói hơn là gia tăng căng thẳng trong tình huống này”, ông Gavin Wendt, nhà phân tích tài nguyên cấp cao tại công ty tư vấn MineLife, cho biết.
Lệnh cấm này được cho là sẽ làm leo thang căng thẳng vốn đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu nông sản của nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Trung Quốc.
Hôm 12/10, giá than nhiệt điện của Newcastle đã giảm nhiều nhất trong gần 4 năm khi các báo cáo về lệnh cấm được đưa ra trên thị trường. Giá than luyện kim của Australia cũng giảm hơn 5% – mức cao nhất kể từ tháng 5. Một số nhà sản xuất than hàng đầu của Australia cũng bị ảnh hưởng, cổ phiếu của cả Whitehaven Coal và New Hope Corp, đều giảm hơn 6% ngày 13/10.
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã phản đối một loạt động thái ngoại giao của Canberra mà họ coi là hỗ trợ Mỹ trong tranh chấp thương mại và an ninh với Trung Quốc. Hồi tháng 4, Thủ tướng Scott Morrison đã kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập để thăm dò nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Sau đó, Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập thịt bò từ 4 nhà cung cấp Australia và đánh thuế hơn 80% lúa mạch của Canberra.
Tình báo Australia bị tố 'đột kích' nhà phóng viên Trung Quốc
Nhân viên tình báo Australia khám xét nơi ở của nhà báo Trung Quốc hồi tháng 6, thẩm vấn và thu máy tính cùng điện thoại của họ, theo Xinhua.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm qua đăng bài mô tả cuộc khám xét của nhân viên tình báo Australia như một vụ "đột kích" vào nơi ở của một số phóng viên thường trú Trung Quốc ngày 26/6. Các nhà báo được yêu cầu "im lặng" về sự việc, Xinhua đưa tin song không nêu địa điểm diễn ra các vụ khám xét và số lượng nhà báo Trung Quốc bị thẩm vấn.
Bài báo được Xinhua đăng ngay sau khi hai nhà báo Australia thường trú ở Trung Quốc phải vội vã về nước dưới sự hộ tống của quan chức ngoại giao vào tối 7/9. Hai phóng viên này rời Trung Quốc vì lo sợ bị bắt sau khi cảnh sát tới nhà của họ ở Bắc Kinh và Thượng Hải để thẩm vấn vì "một trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia".
Khi được yêu cầu xác nhận vụ đột kích được Xinhua thông báo, đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra ra tuyên bố qua email cho biết cơ quan này đã "hỗ trợ lãnh sự cho các nhà báo Trung Quốc tại Australia và làm việc với các cơ quan liên quan của Australia để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Australia. Ảnh: Reuters.
Xinhua cũng chỉ trích việc giới chức Australia khám xét nhà riêng và văn phòng của Shaoquett Moselmane, chính trị gia bang New South Wales cùng ngày. Hãng thông tấn này cho rằng ông Moselmane bị điều tra vì ca ngợi thành tựu của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và chỉ trích chính sách của chính phủ Australia với Trung Quốc.
"Ở đất nước được coi là 'thượng tôn pháp luật', không có lý do và bằng chứng thuyết phục nào để khám xét nhà và tịch thu đồ đạc cá nhân, điều này rõ ràng là hành vi 'khủng bố trắng' chống lại nhân viên các cơ quan Trung Quốc và những người bạn của Trung Quốc", Xinhua nêu.
Khi được hỏi về thông tin trên Xinhua, Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) trả lời qua email rằng "như một thông lệ lâu đời, ASIO không bình luận về các vấn đề tình báo".
Cảnh sát Liên bang Australia (AFP), cơ quan khám xét văn phòng của Moselmane và trợ lý của ông, John Zhang, ngày 26/6, cho biết "đang có một cuộc điều tra liên quan đến lệnh khám xét nhà và văn phòng của Moselmane". Khi được hỏi về các cuộc đột kích vào nhà của các phóng viên Trung Quốc, AFP không bình luận gì thêm, chỉ ra rằng họ không phải cơ quan tình báo.
Zhang đang bị cảnh sát Australia giám sát như một phần của cuộc điều tra can thiệp từ nước ngoài về việc liệu ông này có đang làm việc để thúc đẩy "lợi ích nhà nước Trung Quốc" hay không, theo các tài liệu nộp tại Tòa án Tối cao Australia.
Căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc tăng cao trong năm nay sau khi Canberra hồi tháng 4 kêu gọi quốc tế điều tra nguồn gốc Covid-19. Trung Quốc rất tức giận trước động thái này và cấm nhập khẩu thịt bò, áp thuế bán phá giá đối với lúa mạch và mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang Australia.
Trung Quốc hôm qua thông báo nước này bắt nhà báo Australia Cheng Lei vì nghi ngờ cô "có hành vi phạm tội đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc". Cheng bị bắt từ 14/8 và đang bị giữ theo hình thức "giám sát tại một địa điểm được chỉ định".
Australia chi hơn 2% GDP cho ngân sách quốc phòng Ngân sách dành cho quốc phòng trong năm 2020-2021 của Australia sẽ là hơn 42,7 tỷ AUD, tương đương 2,19% GDP. Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19 và thâm hụt ngân sách có thể vượt con số 1.000 tỷ đôla Australia (AUD) trong 4 năm tới, nhưng chính phủ Australia vẫn quyết định sẽ...