Australia yêu cầu Google gỡ bỏ những hình ảnh về đỉnh núi Uluru
Nhà chức trách Australia đã yêu cầu Google gỡ bỏ những bức ảnh chụp đỉnh núi Uluru – một khu vực thiêng liêng của tộc người bản địa Anangu ở nước này.
Được xem là vùng đất thiêng liêng của người thổ dân, núi Uluru có phần đỉnh rất bằng phẳng và đổi màu theo góc độ của ánh sáng khi Mặt Trời lặn. (Nguồn: AFP)
Nhà chức trách Australia đã yêu cầu Google gỡ bỏ những bức ảnh chụp đỉnh núi Uluru – một khu vực thiêng liêng của tộc người bản địa Anangu ở nước này, sau khi xuất hiện những bức ảnh cho thấy nhiều người dường như đang như đi bộ trên đỉnh ngọn núi này.
Trong năm 2019, chính phủ Australia đã thông báo đóng cửa núi Uluru – trước đây còn được biết đến với tên gọi khác là Ayers Rock – sau chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ của các cộng đồng bản địa để bảo vệ khu vực này.
Parks Australia – cơ quan quản lý công viên quốc gia nơi núi Uluru tọa lạc – cho biết trong kho dữ liệu hình ảnh của Google vẫn còn rất nhiều bức ảnh về địa điểm linh thiêng này, bất chấp lệnh cấm của chính phủ Australia.
Phát ngôn viên của cơ quan trên nêu rõ: “Parks Australia đã yêu cầu Google gỡ bỏ các nội dung theo như mong muốn của tộc người Anangu – chủ sở hữu truyền thống của núi Uluru, và các quy định của vườn quốc gia này.”
Video đang HOT
Tộc người Anangu đã kêu gọi chính phủ Australia cấm các hoạt động leo núi tại đây kể từ năm 1985, với lý do tâm linh rằng đường lên ngọn núi này giống như một con đường mà tổ tiên họ đã đi qua.
Theo phát ngôn viên của Google, công ty này đã gỡ bỏ các hình ảnh liên quan đỉnh núi Uluru. Người phát ngôn khẳng định: “Ngay sau khi Parks Australia nêu quan ngại của họ về những hành động của người dùng, chúng tôi đã gỡ bỏ các hình ảnh”./.
Ngôi đền hơn 800 tuổi ở Campuchia
Ghé thăm Ta Prohm trong quần thể di tích Angkor Thom (Campuchia), du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh bộ rễ cây khổng lồ, ngoằn ngoèo "nuốt trọn" ngôi đền bên dưới.
Ảnh: Flickr.
Campuchia không chỉ nổi tiếng với hình ảnh một Angkor Wat đồ sộ mà còn có ngôi đền Ta Prohm kỳ bí thu hút các nhà thám hiểm từ khắp thế giới. Bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi đền như một biểu tượng quyền lực của thiên nhiên. Dấu vết của những cây cối khổng lồ đi xuyên qua bức tường hoặc mái của tòa tháp cổ tạo thành cảnh quan hiếm có.
Ảnh: Earth Trekkers.
Ta Prohm được xây dựng từ năm 1186. Jayavarman VII, vua của đế chế Khmer, thể hiện tham vọng về một quần thể đền lớn bên trong Angkor. Khi mới xây dựng, kích thước của nơi này lớn hơn bây giờ rất nhiều, là một thành phố theo đúng nghĩa đen với 12.640 người sống bên trong bức tường thành và gần 80.000 người ở bên ngoài.
Ảnh: Afar.
Đây là một trong số ít những địa điểm ở khu vực Angkor có dòng chữ cung cấp thông tin về những người từng sống ở đây. Ta Prohm được du khách biết đến là tàn tích có bầu không khí tuyệt vời nhất ở Angkor. Nơi này trở nên nổi tiếng khi xuất hiện trong bộ phim Kẻ cướp lăng mộ vào năm 2001.
Ảnh: Lonely Planet.
Ngôi đền hoàn toàn bị rừng cây nuốt chửng, không giống như các di tích khác. Để ngăn sự phát triển của rễ làm ảnh hưởng đến cấu trúc nơi đây, một số cây đã bị chặt bỏ. Hành trình khám phá điểm đến này được ví như cuộc phiêu lưu kỳ lạ, tìm kiếm ngôi đền đã mất vẫn nằm trong rừng già.
Ảnh: Growing With Leala.
Ngôi đền nằm trong công viên khảo cổ chính của UNESCO, cách Siem Reap 12,1 km. Từ trung tâm Siem Reap, có 2 đường chính là đại lộ Sivatha và đường Pokambor. Du khách có thể thuê xe đạp, xe máy hoặc đi tuk tuk.
Ảnh: S hewandersabroad.
Để được vào tham quan Ta Prohm, du khách cần chi khoảng 37 USD cho vé một ngày. Bạn có thể đến thăm di tích vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nhiều người khuyên nên tránh thời điểm nắng nóng hoặc mùa mưa.
Tour tham quan đêm Nhà tù Hỏa Lò thu hút hàng trăm lượt khách Ngày 17/8, Hà Nội tạm thời kiểm soát được dịch Covid - 19, chương trình Trải nghiệm Di tích Hỏa Lò về đêm với tên gọi 'Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt' được khởi động trở lại. Những trải nghiệm thú vị của du khách tại Di tích Hỏa Lò. Từ ngày 26/6, Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối...