Australia xác nhận kế hoạch mở cửa trở lại biên giới nội địa trước Giáng sinh
Ngày 23/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết hầu hết các địa phương ở quốc gia này đã nhất trí mở cửa trở lại toàn bộ biên giới nội địa trước thời điểm lễ Giáng sinh 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phát biểu sau cuộc họp Nội các, ông Morrison khẳng định các bang và vùng lãnh thổ của Australia, trừ bang Tây Australia, đã đồng ý “trên nguyên tắc” về việc mở cửa biên giới giữa các bang vào tháng 12 tới. Dù chính quyền bang Tây Australia vẫn còn dè dặt với đề xuất này nhưng ông Morrison hy vọng toàn bộ đất nước sẽ có thể được mở cửa trở lại sau nhiều tháng áp dụng các biện pháp phong tỏa cấp địa phương để khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Australia cũng sẽ điều chỉnh tăng nhẹ giới hạn số lượng công dân và thường trú nhân được phép trở về nước mỗi tuần trong bối cảnh số ca lây nhiễm trong cộng đồng giảm xuống mức 1 con số. Theo đó, giới hạn mới tăng lên mức 5.865 người trong tháng 11, thêm 290 người so với mức cũ, sau khi các bang Tây Australia và Queensalnd cho biết có thể đón thêm nhiều người. Động thái mới được đưa ra trong bối cảnh hơn 26.000 người Australia đã đăng ký trở về nước nhưng vẫn mắc kẹt ở nước ngoài. Từ hồi tháng 7, quốc gia này đã hạn chế số người trở về nước mỗi tuần để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Làn sóng dịch bệnh thứ 2 cũng bùng phát tại Australia sau khi người dân trở về bang Victoria từ nước ngoài lây bệnh cho các nhân viên khách sạn trong quá trình cách ly bắt buộc 14 ngày.
Video đang HOT
Đối với biên giới quốc gia và hoạt động du lịch quốc tế, Canberra hiện chưa ấn định thời gian mở cửa cụ thể. Trong buổi thông báo cập nhật tình hình dịch bệnh trước đó, ông Morrison cho biết không loại trừ khả năng biên giới quốc gia sẽ phải đóng cửa đến giữa năm 2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn nhiều bất ổn khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới vẫn chưa có dấu hiệu giảm tốc ở nhiều nước khác trên thế giới.
Thủ tướng Australia nhấn mạnh kế hoạch mở cửa đất nước với phần còn lại của thế giới sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế dịch bệnh và lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Trước mắt, Australia đã từng bước thiết lập một “bong bóng đi lại” với quốc gia láng giềng New Zealand từ ngày 16/10 và đang thảo luận để tăng thêm các “bong bóng đi lại” khác với một số quốc gia châu Á có rủi ro COVID-19 thấp, như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hành lang đi lại dành riêng cho sinh viên quốc tế cũng bắt đầu được thử nghiệm tại một số địa phương như bang Nam Australia và vùng lãnh thổ Bắc Australia. Dự kiến vào cuối tháng 10, sẽ có khoảng 70 sinh viên quốc tế từ các nước châu Á đến Bắc Australia và hơn 200 sinh viên khác đến Nam Australia trên những chuyến bay thuê trọn gói khởi hành từ Singapore.
Công ty Trung Quốc bị tố cáo thu thập thông tin của 2,4 triệu người
Công ty Zhenhua Data tại Thâm Quyến được cho là đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân chi tiết của 2,4 triệu người.
Dữ liệu Zhenhua Data thu thập bị rò rỉ đến tay học giả Mỹ Christopher Balding, người từng ở Thâm Quyến nhưng đã trở lại Mỹ do lo ngại về an ninh. Ông chia sẻ dữ liệu với công ty tư vấn an ninh mạng Australia Internet 2.0 để phục hồi và phân tích, Guardian đưa tin ngày 14/9.
Công ty Internet 2.0 cho biết họ có thể khôi phục hồ sơ của khoảng 250.000 người từ tập dữ liệu bị rò rỉ, cho thấy Zhenhua Data đã thu thập thông tin cá nhân của khoảng 52.000 người Mỹ, 35.000 người Australia, gần 10.000 người Anh, 1.400 người Malaysia, 2.100 người Indonesia và nhiều người nước ngoài khác. Chúng chứa thông tin của các chính trị gia như Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng người thân của họ, hoàng gia, quan chức quân sự và người nổi tiếng.
Hai người dùng laptop trong hình minh họa được chụp ngày 28/3/2018. Ảnh: Reuters.
Vụ rò rỉ đặt ra câu hỏi về mức độ và phạm vi thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc vì Zhenhua Data được truyền thông Australia và Anh cho là có quan hệ với quân đội và đảng Cộng sản Trung Quốc. "Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới giám sát lớn cả trong nước và quốc tế", Balding nói với đài Australia ABC.
Thông tin bị thu thập bao gồm ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, ảnh, các mối quan hệ chính trị, người thân và tài khoản mạng xã hội, phần lớn được lấy từ mạng xã hội. Trong khi hầu hết thông tin được thu thập từ tài liệu công khai, một số hồ sơ chứa thông tin dường như được lấy từ dữ liệu ngân hàng bí mật, đơn xin việc và tài liệu đánh giá tâm lý, có thể được lấy từ "web tối" (nội dung mạng không thể truy cập bằng cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt).
Một giám đốc kinh doanh của Zhenhua nói với Guardian rằng cáo buộc "sai sự thật nghiêm trọng". "Dữ liệu của chúng tôi đều là dữ liệu công khai trên internet. Chúng tôi không thu thập dữ liệu. Đây chỉ là tích hợp dữ liệu. Mô hình kinh doanh và danh sách đối tác là bí mật kinh doanh của chúng tôi. Không có cơ sở dữ liệu nào về hai triệu người", giám đốc nói.
"Chúng tôi là một công ty tư nhân", bà này nói thêm, bác bỏ có quan hệ với chính phủ hoặc quân đội Trung Quốc. "Khách hàng của chúng tôi là các tổ chức nghiên cứu và các tập đoàn kinh doanh".
Bộ trưởng Năng lượng Australia Angus Taylor cho biết nếu cáo buộc đúng sự thật thì đây là thông tin đáng lo ngại, nhưng ông lập luận rằng chính phủ Australia đã tăng cường chi tiêu cho an ninh mạng. Trong khi đó, phát ngôn viên về vấn đề nội vụ của đảng Lao động Australia Kristina Keneally nói rằng sự việc nhấn mạnh "mối đe dọa về sự can thiệp của nước ngoài" và "chúng tôi phải xem xét mối đe dọa đó nghiêm túc".
Thủ tướng Úc tuyên bố nóng về nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay 5/8 nhận định chiến tranh Mỹ-Trung không còn là điều không thể tưởng tượng được nữa, theo AP. Thủ tướng Úc Scott Morrison Thủ tướng Scott Morrison đã tuyên bố như vậy khi nói về căng thẳng chiến lược Mỹ-Trung và nguy cơ 2 nước này bị cuốn vào một cuộc chiến trước cuộc bầu cử...